【newcastle jets – central coast】Doanh nghiệp tự đầu tư hay M&A?
Tùy lựa chọn
Mặc dù số lượng DN thành lập mới ở nước ta vẫn tăng đều theo từng tháng, nhưng hiện có đến 95% trong tổng số DN là các DN vừa và nhỏ, thậm chí siêu nhỏ. Vì thế, sự nỗ lực để DN lớn mạnh dù bằng cách tự đầu tư hay M&A đều có những thuận lợi và khó khăn riêng.
Nói về vấn đề này, theo TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế Trung ương, đây là hai loại hình đầu tư khác nhau nên các DN phải có cách chuẩn bị, tiếp cận và xử lý công việc khác nhau. Một bên là tự lực về nguồn vốn hoặc phát hành cổ phần để kêu gọi cổ đông cùng tham gia, một bên là mua bán sáp nhập với DN đối tác cùng hoặc khác ngành nghề. Vì thế, tùy theo chiến lược kinh doanh mà mỗi DN nên có sự lựa chọn cho phù hợp.
Trên thực tế, tại Việt Nam, nhiều DN đã thực hiện một trong hai phương án trên và bước đầu đã có những thành công nhất định. Với hình thức đầu tư trực tiếp, tiêu biểu như Tập đoàn Vingroup với dự án đầu tư lên tới 2.000 tỷ đồng để triển khai các hoạt động nông nghiệp tại nhiều địa phương trên cả nước với thương hiệu VinEco. Các sản phẩm này hiện đã được phân phối tại các siêu thị và cửa hàng tiện lợi của Vingroup và đang tiến tới XK ra thị trường quốc tế. Hay mới đây, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát đã thành lập Công ty TNHH MTV Thức ăn Chăn nuôi Hòa Phát Đồng Nai với 100% vốn của Tập đoàn. Mặc dù đầu tư ngoài ngành, nhưng trong quý III, Hòa Phát đã ghi nhận doanh thu 500 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, đồng thời Tập đoàn cũng đang nghiên cứu thực hiện thêm các dự án về chăn nuôi gia súc.
Trái lại, nhiều DN, tập đoàn lớn khác lại chọn con đường M&A để mở rộng sản xuất. Điều này có thể kể đến hướng đi của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan khi nắm giữ phần lớn cổ phần của Công ty Cổ phần Việt–Pháp sản xuất thức ăn gia súc Proconco (52%) và Công ty Cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Anco (70%) để tiến tới vươn lên đứng vị trí dẫn đầu lĩnh vực thức ăn chăn nuôi vào năm 2017. Tương tự, Công ty Cổ phần Hùng Vương trong thời gian gần đây đã thâu tóm một loạt DN thủy sản như Việt Thắng, An Giang, Sao Ta… để mở rộng sản xuất và thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Đều có hạn chế
Trong thời điểm hiện nay, ông Mạc Quốc Anh, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN vừa và nhỏ TP. Hà Nội cho rằng, hình thức M&A sẽ tốt hơn đầu tư trực tiếp. Nguyên nhân vì các DN Việt Nam còn tương đối yếu và thiếu về mọi mặt, phương thức kinh doanh chưa bài bản nên thương hiệu không tạo được sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Hơn nữa, các DN còn đang rất thiếu vốn để mở rộng sản xuất, nguồn vốn phần nhiều là tự có, việc đi vay ngân hàng vẫn còn gặp khó khăn về cơ chế và lãi suất.
Theo ông Mạc Quốc Anh, nếu các DN liên kết lại thông qua M&A thì sẽ tạo được sức mạnh nội tại lớn hơn, tận dụng được nguồn lực không chỉ về thương mại, đầu tư mà còn là các vấn đề về công nghệ, khoa học kỹ thuật, quản trị. Mặc dù nhận thức về M&A của các DN đã có, nhưng đa số DN lớn, có vốn đầu tư nước ngoài hoặc DN nước ngoài mới tìm được đường để M&A, còn các DN vừa và nhỏ vẫn đang loay hoay, thậm chí chưa mạnh dạn để đứng lên liên kết, hợp tác, tìm đến các nhà M&A tiềm năng.
“Một thực tế đáng buồn là các DN Việt Nam đã nhỏ nhưng lại ở trong tình trạng xé lẻ, manh mún, không muốn liên kết để tạo thành một chuỗi khiến giá trị DN thấp, thậm chí, nhiều chủ DN còn lo sợ M&A sẽ khiến DN bị thâu tóm, mất đi bản sắc vốn có của DN mà mình đã xây dựng. Chính vì thế, phần lớn DN vẫn đang trong giai đoạn tự phát triển để tìm hướng M&A. Dù vậy, họ cũng đã có sự lựa chọn và tính toán cẩn trọng do có nhiều bài học về hậu quả của các thương vụ M&A khi chọn sai đối tác”, ông Quốc Anh cho hay.
Theo TS. Lê Đăng Doanh, với hình thức M&A, nếu DN lựa chọn đầu tư khác ngành nghề thì DN phải có năng lực đa dạng hóa đầu tư, đa dạng hóa trong công tác quản trị. Tuy nhiên, những thương vụ M&A lớn hiện nay vẫn đang nghiêng về phía các DN có vốn đầu tư nước ngoài, các DN Việt Nam phải là những DN thực sự có năng lực vững mạnh thì mới có thể mua lại cổ phần của DN khác.
Có thể thấy, việc lựa chọn hình thức đầu tư trực tiếp hay qua con đường tắt là M&A cần đến sự nghiên cứu kỹ lưỡng của DN cũng như sự điều tiết của bối cảnh kinh tế. Thương trường đã có nhiều bài học về sự sụt giảm trong doanh thu, lợi nhuận của các DN khi quá “mải mê” với các dự án mới, dự án đầu tư ngoài ngành hoặc khi DN chi quá mạnh tay cho các thương vụ mua bán mà quên đi lĩnh vực kinh doanh chính của mình.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Trung Quốc lên tiếng "trấn an" về nguy cơ bệnh đường hô hấp do virus HMPV
- ·Barcelona thắng đậm Bayern Munich
- ·Bóng đá trẻ Việt Nam cần huấn luyện viên ngoại?
- ·Vì sao tuyệt kỹ Lý Tiểu Long bị đề nghị cấm sử dụng?
- ·15 ngày tổng kiểm soát ô tô kinh doanh vận tải, CSGT xử lý 22 nghìn vi phạm
- ·U17 Việt Nam 'đá ma' nửa trận có đáng bị chê bai?
- ·Ngược dòng 10 phút cuối, U17 Myanmar báo tin vui cho U17 Việt Nam
- ·Thế trận đảo chiều, CLB Hà Nội may mắn thoát thua Hà Tĩnh
- ·Galaxy S8 sẽ có cảm biến vân tay ở mặt sau và nút gọi trợ lý ảo
- ·Liên đoàn Billiards Việt Nam bị đình chỉ
- ·Đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra, hướng dẫn thực thi pháp luật về tiêu chuẩn đo lường chất lượng
- ·Barcelona vùi dập Real Madrid: HLV Hansi Flick tiết lộ bí quyết
- ·Liên đoàn Billiards Việt Nam bị đình chỉ
- ·Xác định 8 trận đấu ở vòng 1/8 cúp Quốc gia 2024/2025
- ·Trà Vinh: GRDP bình quân năm 2024 ước đạt hơn 94 triệu đồng/người
- ·Man Utd sa thải HLV Erik ten Hag
- ·Cao thủ hàng đầu thế giới cả sự nghiệp chỉ thua 1 trận vì dùng đòn cấm
- ·Xác định 16 đội bóng dự giải U17 châu Á 2025
- ·Lai Châu chú trọng nâng tầm chiến lược về nông nghiệp, nông thôn và nông dân
- ·Tuyển thủ Việt Nam cầu hôn bạn gái