【kết quả bóng đá hôm nay arsenal】Sửa Luật Cạnh tranh để có môi trường cạnh tranh
Lập Cơ quan cạnh tranh Quốc gia...
“Tuổi đời” không phải ngắn,ửaLuậtCạnhtranhđểcómôitrườngcạkết quả bóng đá hôm nay arsenal hơn 10 năm, song Luật Cạnh tranh được đánh giá là chưa phát huy hiệu quả trong việc giám sát, quản lý các hoạt động cạnh tranh của các DN cũng như tạo nên một môi trường cạnh tranh, “sân chơi” lành mạnh cho DN.
Theo đánh giá của Bộ Công Thương, mặc dù trên thị trường đã xuất hiện nhiều hành vi phản cạnh tranh nhưng pháp luật cạnh tranh Việt Nam hiện hành chưa có đầy đủ căn cứ pháp lý điều chỉnh các loại hành vi thực hiện ở ngoài lãnh thổ. Vì thế, việc mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với những hành vi cạnh tranh diễn ra bên ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có tác động hạn chế cạnh tranh tới môi trường kinh doanh của Việt Nam là cần thiết nhằm bảo vệ cạnh tranh trên thị trường Việt Nam.
Không chỉ vậy, mô hình cơ quan thực thi cũng được Bộ Công Thương đánh giá là chưa phù hợp (hiện Việt Nam có 2 cơ quan thực thi Luật Cạnh tranh, bao gồm Cục Quản lý cạnh tranh trực thuộc Bộ Công Thương và Hội đồng cạnh tranh). Từ đó dẫn đến thực trạng công tác phát hiện, điều tra, xử lý chưa đáp ứng được yêu cầu.
Chính vì thế, yêu cầu sửa đổi Luật Cạnh tranh được đặt ra ngày càng cần kíp, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng và cạnh tranh là nền tảng của một nền kinh tế thị trường.
Cho đến thời điểm này, bản dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) đã được cơ quan soạn thảo- Bộ Công Thương chắp bút lần 2 và được đưa ra thảo luận tại phiên họp thứ 14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào hồi giữa tháng 9. Dự kiến, Quốc hội sẽ cho ý kiến vào Kỳ họp lần thứ 4 Quốc hội khóa XIV ( diễn ra vào tháng 10/2017).
Theo ông Trịnh Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), dự thảo có một số điểm mới như: Mở rộng phạm vi sang điều chỉnh mọi hành vi (thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh và tập trung kinh tế) xảy ra ngoài lãnh thổ Việt Nam có tác động hạn chế cạnh tranh tới thị trường Việt Nam; mở rộng đối tượng áp dụng… Đặc biệt, ông Trịnh Anh Tuấn nhấn mạnh việc cần thiết phải thành lập cơ quan cạnh tranh trên cơ sở tái cơ cấu các cơ quan hiện tại gồm Hội đồng cạnh tranh và Cục Quản lý cạnh tranh thành cơ quan duy nhất là Cơ quan cạnh tranh Quốc gia.
Tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Công Thương?
Giới chuyên gia khá đồng tình với việc thành lập cơ quan duy nhất là Cơ quan cạnh tranh Quốc gia và kỳ vọng khi có một cơ quan cạnh tranh có đủ thẩm quyền, đủ khả năng để xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
Tuy nhiên, việc Cơ quan cạnh tranh Quốc gia sẽ nằm ở đâu (trực thuộc Chính phủ hoặc vẫn nằm trong Bộ Công Thương) cũng là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Nếu cơ quan này thuộc Bộ Công Thương thì nhiều ý kiến lo sợ rằng, Bộ Công Thương vẫn đang quản lý và là chủ sở hữu của nhiều tập đoàn kinh tế lớn, và nếu không làm tốt sẽ vẫn dẫn tới sự chi phối, dẫn dắt thị trường.
Đáng chú ý, vấn đề quan trọng hơn thế, theo một số chuyên gia, lại không nằm ở việc đặt cơ quan cạnh tranh ở đâu mà cần bàn đến việc cơ quan đó hoạt động như thế nào. Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, hiện tại không có một mô hình cơ quan cạnh tranh lý tưởng và phù hợp duy nhất cho mọi quốc gia, với trình độ phát triển kinh tế, thể chế chính trị và văn hóa khác nhau. Điều quan trọng nhất là cơ quan cạnh tranh đó phải đáp ứng yêu cầu đảm bảo tính độc lập, dù cho nằm ở đâu đi chăng nữa.
“Cho dù được đặt ở tại Bộ Công Thương thì cơ quan cạnh tranh không thể là cơ quan tham mưu giúp việc cho Bộ trưởng Bộ Công Thương”, ông Hiếu nói và phản biện rằng, dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi) quy định Cơ quan cạnh tranh đặt tại Bộ Công Thương có thể là phù hợp với thông lệ quốc tế nhưng hoàn toàn đi ngược lại với các thông lệ quốc tế khác khi thiết kế cho nó là một cơ quan tham mưu giúp việc cho Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Đồng tình với quan điểm này, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, kịch bản rất nhiều chuyên gia, DN mong chờ là có một cơ quan quản lý cạnh tranh hoàn toàn độc lập với các bộ. Bởi thực tế cho thấy, nhiều những hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể xuất phát từ chính các tập đoàn lớn là “con đẻ” của các bộ, ngành.
Với những lập luận này cho thấy sự lo lắng của các chuyên gia không phải không có cơ sở. Chính vì vậy, nếu vẫn giữ quan điểm cơ quan cạnh tranh là cơ quan tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Công Thương thì e rằng chưa thể giải quyết mấu chốt vấn đề.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày giữa tháng 11/2017
- ·Tài xế phóng ô tô 210km/h trên cao tốc Mỹ Thuận
- ·Tài xế ô tô thông chốt kiểm tra nồng độ cồn, kéo xe cảnh sát tóe lửa trên đường
- ·Tai nạn xe container chở cuộn thép 20 tấn lao xuống hồ nước bên đại lộ ở TP.HCM
- ·Tàng trữ trái phép 15gr ma túy đá, chồng tôi sẽ bị xử lý ra sao?
- ·Công viên bên sông Sài Gòn có thêm 20.000 cây hoa hướng dương đón Tết Nguyên đán
- ·Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng: Năm 2023 đưa vào khai thác gần 500km đường cao tốc
- ·Hàng ngàn du khách tham quan Lễ hội Tết Việt 2024
- ·Con ung thư đau đớn, cha mẹ bất lực không tiền chữa
- ·Dự báo thời tiết 3/1/2024: Không khí lạnh tràn về, miền Bắc mưa rét
- ·Có con trai nối dõi nhưng bố vẫn âm thầm nuôi con riêng bên ngoài
- ·Chủ tịch Lào Cai, Điện Biên chỉ đạo làm rõ hồ sơ giả đơn vị cấp bò cho hộ nghèo
- ·Bệnh viện FV gia nhập Thomson Medical Group
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Không khí lạnh tăng cường trở lại, trời mưa rét
- ·Cảnh khốn cùng của gia đình nghèo có hai con bệnh hiểm
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Có nắng rồi lại mưa âm u kèm rét về đêm và sáng
- ·Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Không khí lạnh tăng cường trở lại, trời mưa rét
- ·Dự báo thời tiết ngày 26/1/2024: Nhiệt độ xuống thấp, rét hại diện rộng ở Bắc Bộ
- ·Bị trộm mất sổ đỏ, tôi phải làm thế nào?
- ·Tin lời công an giả, người phụ nữ ở Hà Tĩnh đi rút sổ tiết kiệm 700 triệu đồng