【lịch phát sóng bóng đá k+】Chính sách thu hút FDI cần ưu tiên các tập đoàn lớn
Ưu tiên khoản nào khi sử dụng nguồn tăng thu,ínhsáchthuhútFDIcầnưutiêncáctậpđoànlớlịch phát sóng bóng đá k+ tiết kiệm chi ngân sách địa phương? | |
Còn phải thu 274 nghìn tỷ đồng, ngành Thuế “rà” 561 tập đoàn, công ty lớn | |
Thứ tự ưu tiên bố trí vốn ngân sách nhà nước năm 2021 | |
Nhiều tập đoàn lớn quan tâm đến đầu tư tại Việt Nam |
TS. Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê |
Thưa ông, hậu Covid-19 thu hút FDI của Việt Nam đang đối mặt với những hạn chế, tồn tại nào?
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Vốn FDI thực hiện bình quân giai đoạn 2016-2019 chiếm trên 23% trong tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội; khu vực FDI tạo ra lợi nhuận cao nhất chiếm tới trên 42% trong toàn bộ khu vực DN....Tuy vậy, thu hút FDI vẫn còn một số bất cập cần được khắc phục. Thứ nhất, thể chế, chính sách về đầu tư nước ngoài chưa theo kịp yêu cầu phát triển, chính sách ưu đãi còn dàn trải, thiếu nhất quán, không ổn định; quan tâm nhiều đến số lượng, ít quan tâm đến chất lượng.... Thứ hai, sự liên kết, tương tác với khu vực kinh tế trong nước thiếu chặt chẽ, hiệu ứng lan toả về năng suất và công nghệ rất kém. Thứ ba, hầu hết các dự án FDI là dự án với 100% vốn nước ngoài, liên doanh giữa nước ngoài với DN trong nước không đáng kể; không đạt được mục đích chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản trị tiên tiến. Thứ tư, trừ Nhật Bản, các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phần lớn đến từ các nước mới phát triển và có vị trí địa lý gần Việt Nam, vai trò và bóng dáng các nhà đầu tư đến từ các nước phát triển có công nghệ hàng đầu, tri thức và văn hoá kinh doanh tin cậy khá mờ nhạt. Với hệ lụy của đại dịch Covid-19 và thương chiến Mỹ - Trung, nhiều công ty Mỹ và Nhật muốn di chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang các nước khác, nhưng tại Việt Nam cho thấy sự hiện diện rõ nét và “vươn lên” mạnh mẽ của các nhà đầu tư Trung Quốc. Thứ năm, việc phân quyền cho các địa phương trong thu hút FDI có nhiều bất cập.
Sự “vươn lên” mạnh mẽ của các nhà đầu tư Trung Quốc tại Việt Nam như ông vừa lo ngại cụ thể như thế nào?
- Trong những năm gần đây, FDI đăng ký tại Việt Nam đến từ Trung Quốc tăng nhanh đáng kể về số dự án nhưng lại giảm về vốn đăng ký bình quân một dự án. Năm 2016 có 283 dự án FDI của Trung Quốc đăng ký tại Việt Nam với vốn đăng ký bình quân một dự án chỉ là 7550 USD. Năm 2019 có 705 dự án đăng ký, vốn đăng ký bình quân là 5837 USD. Trong 10 tháng năm 2020 có 294 dự án với vốn đăng ký bình quân chỉ là 4560 USD. Vốn đăng ký bình quân một dự án FDI quá nhỏ thể hiện công nghệ dự án lạc hậu, giá rẻ, tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu danh mục FDI của Trung Quốc đăng ký tại Việt Nam cho thấy nhiều dự án với quy mô vốn nhỏ nhằm trốn tránh đòn trừng phạt của Mỹ trong thương chiến Mỹ -Trung và biến Việt Nam thành địa bàn “trung chuyển” hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc, không phải dự án sản xuất tại Việt Nam. Từ năm 2019 đến nay, chúng ta đã cấp phép cho khá nhiều dự án FDI đến từ Trung Quốc với nội dung đăng ký hoạt động kinh doanh là “Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn và quyền phân phối bán lẻ hàng hoá”; hoặc dự án xây dựng nhà xưởng cho thuê...
Qua danh mục dự án FDI đến từ Trung Quốc phản ánh thực trạng nền kinh tế Việt Nam không sàng lọc, “thượng vàng hạ cám” chúng ta đều thu nhận hết. Bên cạnh đó, từ năm 2018 đến nay, dòng vốn FDI qua mua bán và sáp nhập (M&A) ngày càng chiếm tỷ trọng lớn và có tốc độ tăng nhanh, trong đó vốn từ Trung Quốc và Hồng Kông (Trung Quốc) tăng mạnh. Đơn cử, tỷ lệ góp vốn, mua cổ phần năm 2019 của các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc và Hồng Kông chiếm đến 45,0% trong tổng vốn đăng ký của 51 quốc gia đối tác đầu tư nước ngoài chủ yếu của Việt Nam, phản ánh mức độ thâm nhập và chiếm lĩnh khu vực sản xuất của nền kinh tế Việt Nam bởi Trung Quốc và Hồng Kông rất mạnh mẽ.
Được biết đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều quốc gia xem xét lại chính sách thu hút đầu tư FDI nhằm bảo vệ DN trong nước và các tài sản nhạy cảm. Đây có phải là một gợi ý cho Việt Nam không, thưa ông?
- Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Chính phủ các nước đã khẩn trương đưa ra giải pháp để bảo vệ các DN có thể bị phá sản do Covid-19 khỏi sự thâu tóm bởi nước ngoài. Các nhà đầu tư Trung Quốc với sự ủng hộ của Chính phủ đã xuất hiện trong những thương vụ mua bán sáp nhập các DN nước ngoài đang bên bờ của sự phá sản hay đang gặp khó khăn do đại dịch gây nên. Đối mặt với nguy cơ này, ngày 25/3/2020, Ủy ban châu Âu công bố hướng dẫn mới quy định bổ sung về tiêu chuẩn sàng lọc đầu tư nước ngoài trong và sau đại dịch, khuyến nghị mạnh mẽ các quốc gia thành viên EU thực thi nghiêm túc cơ chế sàng lọc đầu tư nước ngoài của quốc gia họ để bảo vệ những tài sản nhạy cảm khỏi bị nước ngoài thôn tính trong đại dịch. Những thay đổi về tiêu chuẩn sàng lọc đầu tư nước ngoài không chỉ diễn ra ở châu Âu, các quốc gia như Úc, Canada và Ấn Độ đều áp đặt những hạn chế chặt chẽ hơn đối với đầu tư nước ngoài để bảo vệ các mục tiêu trong nước khỏi bị nước ngoài chiếm đoạt.
Chính phủ cần rà soát và bổ sung các quy định, điều kiện để thu hút FDI Ảnh: ST |
Nhìn chung, rất nhiều quốc gia đang thắt chặt quy định về đầu tư nước ngoài trên toàn thế giới để đối phó với đại dịch. Đơn cử, ngày 17/4/2020, Chính phủ Ấn Độ tuyên bố thắt chặt các quy định về đầu tư nước ngoài để hạn chế “việc chiếm đoạt cơ hội và mua lại các công ty Ấn Độ do đại dịch Covid-19 hiện nay”. Sửa đổi này đưa ra trong bối cảnh Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc mua lại 1% cổ phần của Ngân hàng cho vay thế chấp lớn nhất Ấn Độ (HDFC) vào đầu tháng 4/2020... Phản ứng chính sách của các nước trong thu hút FDI là kinh nghiệm mà Việt Nam có thể tham khảo trong bối cảnh hiện nay.
Vậy theo ông, thời gian tới chính sách thu hút FDI của Việt Nam cần được điều chỉnh ra sao?
- Chính sách thu hút các nhà đầu tư nước ngoài chỉ là bước đầu tiên hướng tới một chiến lược FDI thành công. Thuyết phục các nhà đầu tư ở lại và mở rộng hoạt động là yếu tố then chốt để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế. Việc thu hút đầu tư nước ngoài trong thời gian tới cần có những thay đổi về chiến lược, chính sách và đòi hỏi năng lực, tinh thần dân tộc của các cấp lãnh đạo có liên quan.
Trong thập kỷ tới, thu hút FDI phải quy định rõ những ngành nào, lĩnh vực nào cần ưu tiên thu hút FDI trên nguyên tắc những ngành và lĩnh vực DN trong nước có khả năng làm được thì không kêu gọi đầu tư nước ngoài. Chính phủ cần khuyến khích, tạo điều kiện cho các dự án FDI đầu tư và sản xuất tại Việt Nam theo hình thức liên doanh với DN trong nước để DN Việt có điều kiện tiếp cận trực tiếp công nghệ, kỹ năng quản lý hiện đại và tri thức kinh doanh tin cậy.
Chính sách thu hút FDI cần lựa chọn và ưu tiên các nhà đầu tư nước ngoài, các tập đoàn lớn, đầu đàn trong ứng dụng công nghệ đến từ các nước tiên tiến, xoá bỏ việc thu hút FDI tràn lan như thời gian qua. Trên cơ sở thu hút FDI có chọn lọc cần đặc biệt quan tâm đến xây dựng và củng cố nội lực của nền kinh tế, xây dựng tri thức và văn hoá kinh doanh; đào tạo và sử dụng đội ngũ thu hút FDI có năng lực, tinh thần dân tộc và trách nhiệm cao; đồng thời xây dựng và thực thi các chế tài đủ mạnh nhằm ngăn chặn việc vụ lợi trong thực thi thu hút FDI.
Vốn FDI là một trong những nguồn lực quan trọng để khôi phục kinh tế sau đại dịch. Do vậy, Chính phủ cần rà soát và bổ sung các quy định, điều kiện để thu hút, duy trì và sàng lọc các khoản đầu tư hiệu quả, điều này có ý nghĩa quan trọng hơn là thu hút FDI để tối đa hóa tăng trưởng kinh tế.
Trân trọng cảm ơn ông!
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Lật xe khách, người phụ nữ nguy kịch vì cố bảo vệ con
- ·Mở rộng cao tốc La Sơn
- ·Bộ GTVT ủng hộ Dự án xe buýt điện tại Tp.Hà Nội và Tp.HCM của Vingroup
- ·Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi: Tập trung hoàn thành tốt 4 nội dung
- ·Nguy cơ liệt nếu không có 30 triệu đồng
- ·Huyện Phú Giáo: Tập trung xây dựng các xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
- ·Khánh Hòa: Đề xuất đầu tư dự án đường ven biển hơn 2.000 tỷ đồng
- ·Xây dựng Luật khu công nghiệp: Đón dòng đầu tư chất lượng cao
- ·Thiếu 40 triệu đồng, tính mạng bé trai mong manh
- ·Cảnh giác cao độ trước thực trạng lừa đảo qua ngân hàng
- ·Đôi vợ chồng nghèo cả đời lận đận xin giúp viện phí chữa bệnh hậu Covid
- ·TP.HCM: Nhiều chủ nhà hàng “nặng lưng” gánh tiền mặt bằng
- ·Nêu gương
- ·Giá bán căn hộ sơ cấp TP HCM lần đầu ghi nhận mức giảm kể từ năm 2018
- ·Thắp sáng ước mơ đến trường cho học sinh vùng cao
- ·Giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính
- ·Gia Lai sắp có dự án Khu dân cư hơn 500 tỷ đồng
- ·Nâng cấp ứng dụng eTax Mobile hỗ trợ người nộp thuế
- ·Hồi âm đơn thư Bạn đọc cuối tháng 1. 2020
- ·Thị trường văn phòng TP HCM quý III/2023 sôi động, nguồn cung văn phòng hạng A dự kiến còn tăng cao