【thứ hạng của port f.c.】Phát triển doanh nghiệp tư nhân: Vun trồng cho cây sai trái
Trở thành động lực quan trọng
Bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký VCCI: |
Những kết quả trên có được là nhờ sau gần 30 năm đổi mới, kinh tế tư nhân với nòng cốt là các DN tư nhân ngày càng được coi trọng và khuyến khích phát triển. Tại Đại hội XII, Đảng đã khẳng định: “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế; các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật”.
Chính nhờ định hướng như thế, Chính phủ đã đặt ra nhiều mục tiêu cũng như chương trình, chính sách để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ khối DN tư nhân phát triển. Trong đó, tại Nghị quyết số 35/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020, Chính phủ đặt mục tiêu đến năm 2020, xây dựng DN Việt Nam có năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, cả nước có ít nhất 1 triệu DN hoạt động, trong đó có các DN có quy mô lớn, nguồn lực mạnh. Vì thế, Chính phủ đã đề ra nhiều giải pháp, yêu cầu cũng như chỉ đạo các cấp bộ, ngành, địa phương phải quyết liệt thực hiện vì DN.
Những định hướng này lại càng trở nên bức thiết hơn bao giờ hết khi khối DN nhà nước đang bộc lộ nhiều bất cập, nhiều DN “ngốn” những khoản tiền của Nhà nước lên tới hàng nghìn tỷ đồng nhưng kinh doanh không hiệu quả… Trong khi đó, khối DN nước ngoài lại đang chứng tỏ sự mạnh mẽ, với kim ngạch XNK luôn chiếm trên 50% tổng kim ngạch của cả nước, nhưng nền kinh tế chỉ tăng trưởng mạnh ở nhóm DN FDI sẽ như đôi chân bên cao bên thấp, thiếu đi tính bền vững trong phát triển. Do đó, đẩy mạnh phát triển DN tư nhân trong nước là hướng đi vô cùng quan trọng để phát huy nội lực, tạo sự phát triển bền vững trong bối cảnh đất nước dần hội nhập sâu.
Còn rào cản
Các DN tư nhân được xây dựng nhằm tạo động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế, nhưng khối DN tư nhân của Việt Nam vẫn chưa phát triển hết tiềm năng. Thống kê của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho thấy, DN tư nhân lớn còn nhỏ bé so với các DN nhà nước lớn. Không có DN tư nhân trong top 20 DN lớn nhất Việt Nam. Tổng doanh thu của 10 DN tư nhân lớn nhất chỉ xấp xỉ bằng doanh thu của DN nhà nước lớn nhất. Về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Hồng Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã nêu ra các rào cản làm hạn chế khả năng phát triển hoặc gây ra sự “không chịu lớn” hoặc “lớn không được” của khối DN tư nhân. Thứ nhất là các rào cản liên quan đến môi trường đầu tư và kinh doanh như rào cản về gia nhập thị trường; rào cản đối với tiếp cận thông tin và nguồn lực (vốn, đất đai). Thứ hai, các rào cản có liên quan đến việc thực thi các quy định đối với hoạt động của khối khu vực kinh tế tư nhân khi vẫn còn khoảng cách lớn giữa quy định và thực thi các luật này. Thứ ba, các rào cản liên quan đến chi phí không chính thức, các rào cản liên quan đến sự bất bình đẳng trong cơ chế chính sách; các rào cản do năng lực nội tại thấp, văn hoá kinh doanh còn nhiều bất cập…
Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, vấn đề được nhìn thấy rõ nhất là sự đối xử bất cân xứng giữa DN tư nhân với các DN khu vực khác. Các DN nhà nước vẫn còn được hưởng nhiều những ưu ái từ Nhà nước như: Ưu thế được cấp vốn từ ngân sách nhà nước; được tạo điều kiện thuận lợi hơn để tiếp nhận các nguồn vay từ các tổ chức tín dụng; có ưu thế lớn hơn nhiều trong việc tiếp cận đất đai và mặt bằng sản xuất kinh doanh. Không những thế, các DN tư nhân còn chịu áp lực cạnh tranh gay gắt từ phía các DN nước ngoài trong bối cảnh hội nhập. Tại Việt Nam, để khuyến khích đầu tư, Nhà nước cũng cho DN nước ngoài được hưởng rất nhiều ưu đãi về thuế quan, đất đai, tiếp cận vốn…
Không những thế, DN đang phản ánh nhiều nhất là tình trạng chính quyền gây phiền hà, khiến DN tư nhân e ngại, dẫn đến tâm lý “không muốn lớn” như có ý kiến cho rằng quy mô DN tỷ lệ thuận với gánh nặng thủ tục hành chính cũng như những “nhũng nhiễu” và số lượng các đoàn thanh kiểm tra. Một DN kinh doanh trong lĩnh vực phân phối bán lẻ ở Hà Nội cho biết 1 tuần họ phải tiếp tới 3 đoàn kiểm tra và họ phải dành ra 3 lãnh đạo liên quan để làm việc, chưa kể những chi phí “không chính thức” kèm theo. Theo VCCI, tỷ lệ DN quy mô nhỏ và siêu nhỏ có xu hướng tăng, có đến trên 2/3 các DN Việt Nam là các DN siêu nhỏ, dưới 10 lao động. Mặc dù tinh thần khởi nghiệp đã được Chính phủ nêu cao, nhưng chỉ số khởi sự kinh doanh vẫn thấp. Tỷ lệ người trưởng thành ở Việt Nam có ý định khởi sự kinh doanh trong vòng 3 năm tới chỉ đạt 24,1% so với mức trung bình 44,7% ở các nước trong giai đoạn phát triển như Việt Nam. Đặc biệt, khoảng 4 triệu hộ kinh doanh cá thể vẫn tỏ ra e dè trước lời kêu gọi, động viên chuyển đổi thành DN do lo ngại những “phiền toái”.
DN cần hỗ trợ
Hiện các cơ quan chức năng đang tiếp tục lấy ý kiến hoàn thiện Dự án Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa. Nội dung hỗ trợ DN theo dự thảo luật bao gồm nhiều hỗ trợ chung, bao gồm: Hỗ trợ tiếp cận tín dụng, thuế, mặt bằng sản xuất, công nghệ, mở rộng thị trường, hỗ trợ thông tin và tư vấn, phát triển nguồn nhân lực… Điều này đang đặt ra nhiều kỳ vọng cho DN về sự hỗ trợ thiết thực, hiệu quả hơn trong tương lai, giúp xóa bỏ những rào cản khiến DN khó phát triển. Bởi theo các DN, chính sách hỗ trợ phát triển DN tư nhân vẫn còn thiếu và yếu, tình trạng “trên bảo – dưới không nghe” diễn ra thường xuyên.
Cùng với đó, DN rất cần đến sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương. Những năm qua, nhiều địa phương đã triển khai các chương trình rất thiết thực để hỗ trợ DN, tiêu biểu như mô hình “Café Doanh nhân” được nhiều UBND địa phương thực hiện. Mục tiêu là tạo “địa điểm” thông thoáng và thuận lợi cho DN kiến nghị, giúp lãnh đạo địa phương chỉ mất 15-30 phút thay vì kéo dài hàng tuần, hàng tháng như trước đây để tiếp nhận ý kiến của DN.
Có thể thấy, xu hướng hội nhập của đất nước hiện nay đã đặt DN trong nước trong một môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh cao hơn. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức của DN. Tuy nhiên, cơ hội này của DN sẽ càng được rộng mở nếu các cơ quan quản lý cùng vào cuộc thực chất, mạnh mẽ để hỗ trợ, bảo vệ DN, đối xử công bằng với DN tư nhân, tránh những phiền hà, không nên trở thành một thách thức trong rất nhiều thách thức mà DN đã và đang phải đối mặt. Có được những giải pháp này, chắc chắn Việt Nam sẽ là “mảnh đất” lành cho DN tư nhân “đơm hoa, kết trái”.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Xem xét miễn trừ biện pháp phòng vệ thương mại một số sản phẩm bột ngọt nhập khẩu
- ·14 biểu hiện chán ghét bản thân khiến bạn bế tắc trong cuộc sống
- ·Thư gửi chàng trai độc lập đáng yêu của mẹ
- ·Hoa Kỳ gia hạn ban hành kết luận điều tra chống bán phá giá mật ong
- ·Khuyến khích hoạt động bán hàng trực tuyến để phòng dịch Covid
- ·Cách làm hủ tiếu trộn chay với những nguyên liệu đơn giản
- ·Lời bộc bạch của cô bé 5 tuổi theo mẹ đi bán vé số mỗi tối
- ·Phó Thủ tướng Lê Văn Thành là Trưởng Ban chỉ đạo các dự án trọng điểm về dầu khí
- ·Hà Nội lập chốt kiểm soát, tổ chức chốt xét nghiệm nhanh Covid
- ·5 cách cực dễ giúp nấu cơm kiểu gì cũng thơm, dẻo
- ·6 nhóm sản phẩm nông lâm thủy sản đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD
- ·Nghiên cứu cơ chế đấu thầu, xác định giá với dự án điện gió chậm tiến độ
- ·Người đẹp 27 tuổi phải lòng người đàn ông 55 tuổi kém sắc, chỉ cao 1m46
- ·Tiếp tục “đóng băng” nền kinh tế, thiệt hại xuất khẩu rất lớn
- ·Đáp án môn Tiếng Anh mã đề 407 THPT Quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Gia đình trẻ, chu toàn sức khoẻ lẫn kinh tế bằng cách nào?
- ·Việt Nam cần lưu ý điều gì khi Trung Quốc cấm vô thời hạn với nhãn Thái Lan?
- ·Xuất khẩu gỗ liên tục “lao dốc” sau tăng trưởng đột phá
- ·Đáp án môn Lịch sử mã đề 305, 306, 307, 308 THPT Quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Đóa sen nằm trên cạn, tỏa hương thơm ngát ngôi chùa trăm năm tuổi