会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bảng xếp hạng wolves gặp man utd】Điều chỉnh tín dụng hợp lí để bất động sản phát triển!

【bảng xếp hạng wolves gặp man utd】Điều chỉnh tín dụng hợp lí để bất động sản phát triển

时间:2024-12-24 01:23:00 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:886次

dieu chinh tin dung hop li de bat dong san phat trien

Việc sửa đổi Thông tư 36 đã gây tác động lên tâm lí các chủ đầu tư BĐS. Ảnh: N.H.

Điều chỉnh là cần thiết...

TheĐiềuchỉnhtíndụnghợplíđểbấtđộngsảnpháttriểbảng xếp hạng wolves gặp man utdo Tiến sĩ Đinh Thế Hiển, việc điều chỉnh Thông tư 36 nhằm đưa tín dụng về tiêu chuẩn là cần thiết. Đồng thời việc tăng rủi ro tín dụng BĐS cũng là phù hợp trong tình hình lãi suất cho vay và rủi ro thanh khoản đang có xu thế tăng. Theo Tiến sĩ Đinh Thế Hiển, việc sửa đổi Thông tư 36 cũng sẽ không thắt chặt tín dụng BĐS đột ngột vì dư địa cho vay trung dài hạn là 540.000 tỉ đồng trong khi dư nợ tín dụng BĐS mới ở mức 390.000 tỉ đồng.

Theo phân tích của Tiến sĩ Đinh Thế Hiển, các chỉ số thống kê cho thấy nền kinh tế đang có dấu hiệu thâm dụng vốn trở lại từ tăng mạnh tín dụng ở mức 18% và tín dụng BĐS ở mức 26% trong năm 2015. Tín dụng BĐS tăng mạnh góp phần tăng tỉ lệ tín dụng trung dài hạn trên tổng tín dụng lên mức giới hạn 50% (năm 2013 là 43,1% và 2014 là 45,4%). Bên cạnh đó, dù chưa có dấu hiệu xảy ra bong bóng nhưng thị trường BĐS đang có dấu hiệu thừa nguồn cung. Vì vậy, việc điều chỉnh tín dụng vào BĐS sẽ tạo ra cơ chế giảm tăng nguồn cung, giúp cân bằng cung cầu thị trường, tránh nguy cơ đóng băng, giảm giá do thừa nguồn cung, tạo hiệu quả cho DN làm ăn tốt, ổn định thị trường... Do vậy, mặc dù việc điều chỉnh Thông tư 36 sẽ gây ảnh hưởng nhất định tới tâm lí của thị trường, tuy nhiên cũng sẽ chỉ ảnh hưởng tới thị trường đầu cơ chứ không gây tác động tiêu cực đến thị trường nhà ở và đầu tư.

Theo nhận định của Tiến sĩ Bùi Quang Tín, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh, Đại học Ngân hàng TP.HCM, quan điểm của Ngân hàng Nhà nước trong việc sửa tỉ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn và hệ số rủi ro đối với các khoản vay BĐS là đồng hành cùng các bộ, ngành, địa phương tiếp tục hỗ trợ thị trường BĐS phục hồi và phát triển lành mạnh, bền vững.

...Nhưng phải có lộ trình

Mặc dù vậy, theo Tiến sĩ Bùi Quang Tín, dự thảo này vẫn có những tác động tiêu cực đến hoạt động ngân hàng, thị trường BĐS và các tổ chức, cá nhân tham gia vào thị trường. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31-12-2015, tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của ngân hàng thương mại Nhà nước là 33,36% và ngân hàng thương mại cổ phần là 36,9%. Trong khi đó, cũng theo thông tin của Ngân hàng Nhà nước thì tỉ lệ này đang tăng nhanh trong các tháng đầu năm 2016 tức là tỉ lệ này đã ở rất gần mức 40% tại nhiều ngân hàng thương mại, do đó nếu tỉ lệ này được giảm xuống 40% như trong dự thảo thì sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến cho vay trung dài hạn, đặc biệt là cho vay đối với các giao dịch BĐS do room còn lại để cho vay BĐS sẽ không còn nhiều. Đồng thời, với việc điều chỉnh nhanh và mạnh về hệ số rủi ro sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định của thị trường trong thời gian tới từ đó sẽ ảnh hưởng dây chuyền đến kế hoạch kinh doanh của các ngân hàng.

Thị trường BĐS vừa mới “hồi sinh” từ năm 2014 và đang dần tạo ra nền tảng phát triển ổn định nên việc điều chỉnh Thông tư 36 sẽ gây tác động nhất định cho DN bởi các điều kiện vay sẽ ràng buộc chặt chẽ hơn, lãi suất cũng có thể sẽ bị điều chỉnh tăng và yêu cầu mỗi DN phải điều chỉnh phương án kinh doanh của mình để phù hợp với quy định mới của ngân hàng. Việc điều chỉnh này sẽ dẫn tới gia tăng các dự án dở dang, tăng lượng hàng tồn kho, giảm cơ hội mua nhà chính đáng của người dân. Thị trường BĐS hiện nay đang phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn của ngân hàng do thị trường vốn Việt Nam đang rất thiếu các nguồn vốn khác, do đó vai trò trung chuyển vốn của thị trường BĐS đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của thị trường trong thời gian tới. Chính vì vậy việc điều chỉnh chính sách có liên quan đến BĐS cần có lộ trình…”- ông Tín đề nghị

Nhìn nhận từ góc độ DN, ông Đinh Duy Trinh, Giám đốc điều hành Bản Việt Land cho biết, việc điều chỉnh Thông tư 36 đang mang đến lo ngại cho cả DN và người dân về việc siết chặt cho vay BĐS. Hiện nay các nguồn vốn của khách hàng mua BĐS phần lớn đều từ ngân hàng. Do vậy việc siết tín dụng BĐS không chỉ gây khó khăn cho DN mà cho cả người dân. Việc sửa đổi Thông tư 36 sẽ khiến nhiều dự án bị tê liệt. Hiện nay, mặc dù các quy định sửa đổi chưa có hiệu lực nhưng đã gây ra tâm lí xấu cho thị trường về việc khó tiếp cận nguồn vốn, một số DN đã điều chỉnh hoạt động đầu tư kinh doanh qua việc cắt giảm dự án, giảm chỉ tiêu kinh doanh…

Ông Vũ Văn Phấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lí nhà và thị trường BĐS-Bộ Xây dựng: Cần phân biệt đối tượng điều chỉnh

Thị trường BĐS vừa hồi phục sau rất nhiều nỗ lực của Chính phủ, NHNN và cộng đồng DN. Thị trường nóng hay lạnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó phụ thuộc rất lớn vào tín dụng BĐS, do vậy nếu điều chỉnh đột ngột sẽ tác động mạnh tới thị trường. Hiện nay thị trường BĐS chưa có dấu hiệu bong bóng nên cũng chưa cần phải nâng hệ số rủi ro và việc áp dụng tỉ lệ rủi ro 150% hay 250% cũng cần có sự phân biệt giữa các đối tượng là các nhà đầu tư vào dự án hay đầu cơ. Mức độ tín dụng điều chỉnh giảm cũng chỉ nên ở mức dưới 60% hoặc khoảng 50% và nên có thời hạn nhất định nhằm tránh tác hại tiêu cực đến thị trường.

Ông Phạm Lê Tuấn, Tổng giám đốc Công ty Hưng Lộc Phát: Xây dựng chính sách dài hơi

Việc sửa đổi Thông tư 36 đã có tác động đầu tiên là tâm lí các nhà đầu tư và các nhà đầu cơ trên thị trường. DN rất ủng hộ các chính sách mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra nhằm đảm bảo sự an toàn của hệ thống ngân hàng, tuy nhiên nên có sự điều chỉnh với lộ trình phù hợp để tránh gây khó khăn cho cả ngân hàng và DN. Bên cạnh đó các chính sách đưa ra cần có sự chia sẻ với DN, cần có các chính sách dài hơi để giúp DN ổn dịnh hoạt động đầu tư kinh doanh nhất là trong bối cảnh thị trường vừa mới khôi phục niềm tin và các DN đang nỗ lực để xây dựng ở mức độ phát triển bền vững.

Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chánh Thanh tra Ngân hàng Nhà nước: Không tác động tiêu cực đến thị trường BĐS

Việc điều chỉnh hệ số rủi ro các khoản cho vay kinh doanh BĐS từ 150% lên 250% ảnh hưởng trực tiếp không đáng kể đến tỉ lệ an toàn vốn, theo đó, tỉ lệ an toàn vốn bình quân của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng giảm từ 13% xuống còn 12,1%. Với tỉ lệ an toàn vốn bình quân toàn hệ thống đến cuối năm 2015 là 13% thì các tổ chức tín dụng vẫn còn có thể cho vay kinh doanh BĐS với số vốn bổ sung lên đến khoảng 650 ngàn tỉ đồng mới tới giới hạn tỉ lệ an toàn vốn 9%. Như vậy, việc điều chỉnh quy định tại Thông tư 36 ảnh hưởng không đáng kể tới dòng vốn tín dụng vào thị trường BĐS. Vấn đề là người đầu tư, kinh doanh BĐS có đáp ứng được chuẩn mực an toàn, điều kiện vay vốn của các tổ chức tín dụng hay không.

N.H (ghi)

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • ‘Không để độc quyền trong xuất bản sách giáo khoa’
  • Hà Nội đề nghị có hướng dẫn người tiêm đủ 2 mũi vắc xin được phép đi lại
  • Nhận định trận đấu Astana vs Chelsea, 22h30 ngày 12.12: Khó cản The Blues
  • Đường phố Hà Nội trang hoàng chào đón SEA Games 31
  • Tin tức mới nhất vụ bác sĩ Hoàng Công Lương: ‘Lỗi đánh máy’ của Bộ Y tế?
  • Hoa Kỳ sẵn sàng hợp tác với Việt Nam điều tra vụ tấn công ở Đắk Lắk
  • F1 không còn phải thực hiện cách ly y tế
  • Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó với cơn bão đầu tiên của năm 2023
推荐内容
  • BHXH Việt Nam cung cấp 100% các dịch vụ công mức độ 4 cho các thủ tục hành chính
  • Hôm nay (17/7), công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
  • Nhận định trận đấu Tottenham vs Fulham, 20h30 ngày 1.12: Gà trống gáy vang
  • Tổng Bí thư: Công tác kiểm tra của Đảng phải đi trước một bước
  • Tin bão mới nhất về cơn bão số 2 đang hoành hành phía Tây Bắc quần đảo Hoàng Sa
  • Nghị quyết 128/NQ