【bảng xếp hạng vdqg ý】Đỉnh nào cho thị trường chứng khoán?
Kỷ lục – cụm từ xuất hiện nhiều lần trong năm 2021
Làn sóng Covid-19 lần thứ 4 lan rộng khiến giãn cách xã hội kéo dài,Đỉnhnàochothịtrườngchứngkhoábảng xếp hạng vdqg ý tác động rất tiêu cực tới nền kinh tế nói chung và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thị trường chứng khoán (TTCK) vì thế cũng chịu ảnh hưởng và biến động mạnh, tuy nhiên, thị trường sau đó đã phục hồi và tăng trưởng mạnh mẽ khi nhiều kỷ lục mới đã được xác lập.
VN-Index tăng 35% trong năm 2021, vốn hóa toàn thị trường đạt gần 7,7 triệu tỷ đồng. |
TTCK đã lập đỉnh mới về điểm số, thanh khoản và số lượng nhà đầu tư (NĐT) tham gia, thị trường tiếp tục khẳng định được vị trí, vai trò là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế.
Theo đó, trên thị trường cổ phiếu, chỉ số VN-Index nhiều lần thiết lập đỉnh lịch sử mới, đỉnh cao nhất là vào ngày 25/11 khi VN-Index chạm mốc 1.500,81 điểm. Tính đến ngày 31/12/2021, VN-Index đạt 1.498,28 điểm, tăng trên 35% so với cuối năm 2020. Chỉ số HNX-Index đạt mức 473,99 điểm, tăng trên 125% so với cuối năm 2020. Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về chỉ số, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu cũng tăng mạnh. Tính đến ngày 28/12, mức vốn hóa thị trường đạt 7.729 nghìn tỷ đồng, tăng 46% so với cuối năm 2020, tương đương 122,8% GDP năm 2020. Quy mô niêm yết, đăng ký giao dịch (ĐKGD) của thị trường đạt 1.727 nghìn tỷ đồng, tăng 14,1% so với cuối năm 2020 với 761 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết trên 2 sở giao dịch chứng khoán và 890 cổ phiếu ĐKGD trên UPCoM.
Năm 2022, thị trường chứng khoán sẽ đón nhận thêm nhiều tin tích cựcTTCK năm 2021 là một nền tảng vững chắc, khi dòng tiền từ nền kinh tế đầu tư vào chứng khoán, hay sự dịch chuyển của các kênh đầu tư khác. Dòng tiền lớn đến từ trong nước và chủ yếu là từ NĐT cá nhân. Chưa bao giờ TTCK có cơ hội mở rộng lực lượng NĐT mạnh mẽ như năm qua. Vì vậy, với việc tăng trưởng dòng vốn và số lượng NĐT như năm 2021, tôi tin rằng, năm mới 2022, chúng ta sẽ tiếp tục đón nhận thêm được nhiều thông tin tích cực hơn nữa trên TTCK Việt Nam. Ông Đỗ Bảo Ngọc – Phó Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam |
Thanh khoản trên thị trường cổ phiếu năm 2021 vẫn tiếp tục bùng nổ và tăng mạnh nhờ dòng tiền của các NĐT trong nước dẫn dắt thị trường. Từ giá trị giao dịch bình quân đạt mức 19.000 tỷ đồng/phiên trong tháng 1, thanh khoản thị trường cổ phiếu đã gia tăng nhanh chóng và liên tục qua các tháng, đến tháng 11 đạt mức 40.000 tỷ đồng/phiên, trong đó ngày 19/11/2021, toàn thị trường ghi nhận phiên giao dịch kỷ lục 56.105 tỷ đồng. Tính chung từ đầu năm đến nay, giá trị giao dịch bình quân đạt hơn 26.564 tỷ đồng/phiên, tăng 258% so với bình quân năm 2020.
Tổng mức huy động vốn trên TTCK trong 11 tháng đầu năm đạt 444.941 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Huy động vốn cho ngân sách nhà nước thông qua đấu thầu trái phiếu chính phủ (TPCP) tăng 1,3% với giá trị đạt 301.017 tỷ đồng.
Năm 2021, số lượng NĐT tham gia TTCK tăng mạnh đã góp phần đẩy thanh khoản thị trường lên hàng tỷ USD/phiên. Chỉ riêng trong 11 tháng đã có 1,3 triệu tài khoản của NĐT trong nước và 4.133 tài khoản của NĐT nước ngoài mở mới, nâng tổng số lượng tài khoản chứng khoán tại Việt Nam lên con số 4,08 triệu tài khoản, tăng 47,3% so với cuối năm 2020.
TTCK phái sinh đón nhận thêm sản phẩm hợp đồng tương lai TPCP kỳ hạn 10 năm. Nếu trong năm 2020 chỉ có 18 hợp đồng của sản phẩm hợp đồng tương lai TPCP kỳ hạn 5 năm thì sang năm 2021, sự có mặt của hợp đồng tương lai TPCP kỳ hạn 10 năm đánh dấu sự quan tâm của NĐT đối với sản phẩm mới, khi 1.172 hợp đồng của hợp đồng tương lai TPCP kỳ hạn 10 năm được giao dịch trong 3 tháng đầu sau khi niêm yết. Khối lượng hợp đồng mở (OI) có thời điểm lên tới 149 hợp đồng.
Thị trường trái phiếu niêm yết duy trì ổn định, quy mô niêm yết đạt hơn 1,51 triệu tỷ đồng, tăng 8,9% so với cuối năm 2020, trong đó quy mô niêm yết của thị trường TPCP đạt 1,48 triệu tỷ đồng, chiếm 98,3% quy mô toàn thị trường. Giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 11,25 nghìn tỷ đồng, tăng 9,7% so với năm 2020, trong đó giao dịch mua đi bán lại (repos) chiếm 34% tổng giá trị toàn thị trường.
Cơ hội nào cho năm 2022?
Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đặc biệt là biến chủng mới Omicron tiếp tục phủ nỗi lo lên toàn cầu khi chưa biết thời điểm nào và bằng cách nào thế giới mới có thể kết thúc được câu chuyện về đại dịch Covid-19. Trong khi thế giới lo lắng về hành động của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), lo lắng về khả năng lạm phát, về tình hình chính trị châu Âu biến động, về giá lương thực, thực phẩm cao kỷ lục…, ở Việt Nam, những rủi ro lớn trong nước cũng tương tự và sẽ là thách thức cần phải vượt qua trong năm mới.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến đều đồng thuận cho rằng, năm 2022, kinh tế vĩ mô và sức khỏe doanh nghiệp sẽ tiếp tục phục hồi, nên TTCK Việt Nam năm 2022 vẫn được dự báo rất tích cực.
Theo đó, các trụ cột được coi là động lực cho tăng trưởng kinh tế năm 2022 là kỳ vọng sức cầu nội địa phục hồi và sẽ hoạt động hết công suất sau khi Việt Nam đạt mục tiêu tiêm chủng đầy đủ cho hơn 70% dân số. Xuất khẩu của Việt Nam sẽ duy trì đà tăng tích cực nhờ nhu cầu toàn cầu phục hồi. Dòng vốn trực tiếp nước ngoài (FDI) sẽ phục hồi vào năm 2022, trong khi Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ. Đặc biệt, các dự báo kỳ vọng động lực đến từ chính sách hỗ trợ từ Chính phủ trong năm 2022 sẽ mạnh hơn, hiệu quả hơn năm 2021. Cụ thể, quy mô các gói hỗ trợ tài khóa Covid-19 của Việt Nam mà Chính phủ đề xuất mới chỉ chiếm khoảng 2,85% GDP, thấp hơn nhiều so với các nền kinh tế phát triển và các nền kinh tế châu Á, trong khi tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam mới khoảng 45% GDP. Có ý kiến cho rằng, gói hỗ trợ mới, dự kiến 3 - 4% GDP có thể sẽ giúp GDP Việt Nam năm tới sẽ tăng 7,5% và TTCK có thể sẽ chinh phục các mốc đỉnh mới, 1.700 điểm, thậm chí 2.000 điểm và cao hơn. Tuy nhiên, đỉnh nào được xác lập vẫn là dự báo, còn câu trả lời chính xác sẽ phải chờ thực tiễn diễn biến của TTCK năm 2022.
Dòng tiền sẽ tìm lại các nhóm cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt Năm 2022, dòng tiền có thể sẽ quay trở lại đối với các nhóm cổ phiếu có nền tảng cơ bản tốt như ngân hàng, logictics, cảng biển,… Dòng tiền cũng sẽ tìm đến các nhóm ngành có kết quả kinh doanh khá tốt nhưng dòng tiền vào chưa mạnh trong suốt 6 tháng trở lại đây. Ông Lê Ngọc Nam – Giám đốc Phân tích và Tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán Tân Việt |
VN-Index năm 2022 có thể đạt khoảng 1.700 - 1.750 điểm TTCK 2022 sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ nhiều yếu tố thuận lợi hơn. Theo dự báo của chúng tôi, VN-Index năm 2022 có thể đạt khoảng 1.700 – 1.750 điểm; tương đương với mức định giá P/E khoảng 16 – 16,5 lần. Ông Đinh Quang Hinh – Trưởng Bộ phận Kinh tế vĩ mô và Chiến lược thị trường, Khối Phân tích, Công ty Chứng khoán VNDIRECT |
Chứng khoán 2022 có thể tăng từ 10% - 15%Có một thống kê rất thú vị là năm 2021 có tới 86% cổ phiếu đã tăng giá và mức tăng giá trung bình lên tới 92%. Nhìn lại lịch sử của TTCK Việt Nam, hiếm có năm nào có mức tăng trưởng như vậy.Theo nhận định của tôi, sau một năm tăng trưởng mạnh như 2021, thị trường sẽ có một năm 2022 tăng trưởng ở mức vừa phải, từ 10% - 15%. Ông Nguyễn Việt Đức – Phó Trưởng phòng Kinh doanh số, Công ty Chứng khoán MB |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Sông Sài Gòn bị sạt lở
- ·Phát hiện 5 điểm sản xuất nệm giả nhãn hiệu nổi tiếng
- ·Kinh doanh dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng giả ngày càng tinh vi
- ·Mối nguy hại từ tã bỉm không đạt chất lượng
- ·Ngân hàng Nhà nước giao chỉ tiêu tín dụng ngay từ đầu năm, giá vàng và tỷ giá cùng tăng
- ·Thuốc Remdesivir được nhập về Việt Nam có hiệu quả thế nào đối với việc điều trị COVID
- ·Ăn thịt đỏ không hợp lý nguy cơ mắc ung thư cao, ăn thế nào mới hợp lý?
- ·Cận cảnh những “màn kịch” hóa thân thầy lang 'hô biến' TPCN TOHAFAST thành thuốc chữa bệnh (Bài 3)
- ·Hải quan Lào Cai “nâng bước” cho nông sản xuất ngoại
- ·TPBVSK Shami Xoan “dựa hơi” người nổi tiếng, quảng cáo sai chức năng
- ·Công điện của Thủ tướng về việc tai nạn trong diễn tập tại Quân khu 7
- ·Tạm thu giữ 25.000 sản phẩm phụ gia ô tô, xe máy không rõ nguồn gốc xuất xứ
- ·Phát hiện 5 điểm sản xuất nệm giả nhãn hiệu nổi tiếng
- ·Cứ 10 người châu Âu thì có một bị lừa mua hàng giả
- ·Biển số ô tô 65A
- ·Cảnh giác với tác dụng phụ của thuốc chống đông kháng Vitamin K
- ·Mua trôi nổi trên thị trường lượng lớn khẩu trang giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng
- ·Bài 2: Bóc mẽ “kịch bản” tư vấn TPBVSK Shami Xoan là thuốc điều trị của những “bác sỹ online”
- ·Sự cố tuyến cáp quang biển APG đã được khôi phục hoàn toàn
- ·Phát hiện lượng lớn nước hoa giả mạo nhãn hiệu