Chị Hằng kể mua được căn chung cưgiá hời này chỉ trong 3 ngày thương lượng trước Tết, điều kiện bên bán yêu cầu rất đơn giản, đó là thanh toán bằng tiền mặt, càng nhanh càng tốt trong vòng không quá 5-7 ngày. Hiện giao dịch hoàn tất sang tên hợp đồng mua bán.
Nguyên nhân mua được hàng rẻ, theo tiết lộ của chị Hằng, là do chủ nhà cần tiền mặt gấp nên họ sẵn sàng bán giá vốn để xử lý nhanh khó khăn tài chính. Giá gốc của căn hộ theo hợp đồng mua bán là 2,95 tỷ đồng, giá thị trường của dự án khi bàn giao nhà đạt 3,3-3,4 tỷ đồng trong khi giá chị Hằng mặc cả bằng tiền mặt mua được giá 2,9 tỷ đồng, thấp hơn cả giá gốc của chủ trước vài triệu đồng.
"Họ đã đầu tư căn hộ trong gần 2 năm đến khi nhận nhà vẫn bán giá gốc, chỉ cần thanh toán tiền mặt tôi lợi gần 400 triệu đồng, nên gia đình ưng ý mua nhanh", chị Hằng cho hay.
Khảo sát của VnExpress cho thấy, hơn một tháng qua, trên thị trường TP HCM xuất hiện các giao dịch với giá thấp hơn thị trường, thậm chí là giá gốc vì chủ nhà muốn thu hồi tiền mặt về nhanh. Các giao dịch này thường không vay ngân hàng, diễn ra cục bộ vài khu vực, chưa thể đại diện cho hiện tượng giảm giá toàn thị trường nhưng đang âm thầm thúc đẩy thanh khoản diễn ra nhanh hơn so với vốn vay.
Cũng với cách tương tự, anh Dự ngụ quận Tân Phú, TP HCM cuối tháng 1 vừa mua được căn nhà phố giá 3,3 tỷ đồng khi dịch bùng phát lần ba. Mức này còn rẻ hơn giá anh từng mặc cả bất thành cách đây một năm (3,8 tỷ đồng). Chủ nhà chấp nhận bán rẻ hơn 500 triệu đồng vì kẹt tiền, cần "tiền tươi thóc thật".
Những ngày cận Tết, ông Cường, ngụ quận Bình Tân cũng vừa mua được căn nhà phố mặt tiền một trệt 2 lầu, một sân thượng, mặt tiền 6 m, cách khu Aeon (khu đại siêu thị Nhật Bản) hơn một km với giá 13 tỷ đồng. Mức giá này rẻ hơn 2,5 tỷ đồng so với mức chủ nhà chào bán trước Tết Canh Tý.
Ông Cường cho biết, mức giá này họ vẫn có lãi vì cách đây 4 năm giá căn nhà này dưới ngưỡng 8 tỷ đồng. Cách đây khoảng nửa thập niên, việc khai thác kinh doanh trước khi dịch Covid-19 bùng phát trên địa bàn này vẫn sôi động. "Có thể từ năm 2020 đến nay trải qua 3 đợt dịch Covid-19 đã khiến việc kinh doanh mặt bằng nhà phố trở nên khó khăn hơn, cộng thêm gia chủ cần tiền mặt gấp nên họ bán dưới giá kỳ vọng", ông Cường dự đoán.
Trao đổi với VnExpress, ông Đoàn Quốc Duyệt, Giám đốc công ty Tín Thành xác nhận, tâm lý tiền mặt là vua đang chiếm lĩnh thị trường địa ốcthể hiện qua việc bên đi mua tài sản có sẵn tiền "tươi" sẽ chiếm thế thượng phong, dễ mặc cả, thương lượng giá với bên bán. Các giao dịch bằng tiền mặt cũng có xu hướng thúc đẩy nhữngthương vụ mua bán tài sảnrẻ hơn mặt bằng giá thị trường.
Hiện tượng này diễn ra cục bộ một vài nơi dựa trên thực trạng thị trường đang có số lượng người bán nhiều hơn người mua.Vì vậy, đây cũng là giai đoạn dễ mua bất động sản và dễ thương lượng giá nhất trong vòng 2-3 năm trở lại đây nếu bên mua nắm sẵn "tiền tươi thóc thật".
Các thủ tục vay ngân hàng, thậm định giá khi bên mua dùng đòn bẩy tài chính sẽ khiến giao dịch chậm lại. Trong khi đó, mua bằng tiền mặt thúc đẩy mọi việc diễn ra với tốc độ nhanh.
Theo ông Duyệt, trong 2 quý đầu năm 2021, xu hướng tiền mặt là vua sẽ chiếm lĩnh thị trường mạnh mẽ nhưng đa phần dòng tiền mặt này không phòng thủ mà dịch chuyển sang các tài sản đang chào bán giá hời. "Có hàng tốt thì chốt ngay sẽ là tâm lý chung của bên nắm giữ tiền mặt", ông nói.
Tổng giám đốc một công ty bất động sảncó trụ sở tại quận 7 phân tích, đợt dịch Covid-19 lần thứ ba cho thấy công tác chống dịch tốt, dù diễn biến phức tạp hơn nhưng kết quả vẫn như hai đợt dịch trước, dịch được kiểm soát nhanh chóng. Thị trường đang chứng kiến sự dịch chuyển dòng tiền trong hơn một năm qua cùng với sự xuất hiện của dịch bệnh.
Đây có thể xem là giai đoạn chuyển giao tài sảngiữa người thiếu hụt tiền mặt và người thừa tiền mặt. "Tuy nhiên, người yếu thế hơn (không có sẵn tiền mặt) nhiều khả năng vẫn đứng ngoài thị trường vì không đủ khả năng tài chính để gia nhập cuộc dịch chuyển vốn mang tính bản lề này", ông nói.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)