【trận almeria】Ưu tiên thị trường nội địa để làm động lực phát triển công nghiệp chế biến nông sản
Thị trường trong nước gần 100 triệu dân mà không quan tâm là thiếu trách nhiệm
Hội nghị được tổ chức để đánh giá thực trạng,Ưutiênthịtrườngnộiđịađểlàmđộnglựcpháttriểncôngnghiệpchếbiếnnôngsảtrận almeria xác định giải pháp, cơ chế, chính sách phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản và cơ giới hóa trong nông nghiệp gắn với chương trình khoa học công nghệ quốc gia.
Phát biểu mở đầu hội nghị, Thủ tướng cho rằng Hội nghị trực tuyến có quy mô toàn quốc với sự tham gia của 63 tỉnh, thành phố và các công ty, tập đoàn lớn trong nông nghiệp, vì vậy, “phải bàn vấn đề thiết thực vì sao chưa làm tốt cơ giới hóa, vì sao có địa phương làm tốt, có địa phương chưa làm được".
Theo Thủ tướng, thời gian qua, chúng ta ban hành nhiều chính sách cho lĩnh vực này nhưng chưa tập trung, vậy từ Hội nghị hôm nay, Nhà nước cần tập trung vào chính sách nào được coi là 'cú đấm thép' của Nhà nước để tháo gỡ vướng mắc, phát triển công nghiệp cơ giới hóa và chế biến nông sản tốt hơn nữa.
Thủ tướng cho rằng xuất khẩu nông sản rất quan trọng nhưng thị trường trong nước gần 100 triệu dân càng quan trọng mà nếu ta không quan tâm, không lo thị trường trong nước thì sẽ là thiếu trách nhiệm với người dân. Vậy cần có chính sách, biện pháp gì để tháo gỡ cho chế biến, nhất là chế biến sâu, cho cơ khí hóa khi mà hiện nay, số lao động nông nghiệp còn đông, chủ yếu làm thủ công, mức độ cơ giới hóa còn thấp nên năng suất thấp.
Theo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, trong 10 năm trở lại đây, cơ giới hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông sản của nước ta đã có những bước phát triển đáng kể. Hệ thống công nghiệp chế biến nông sản có công suất thiết kế khoảng 120 triệu tấn nguyên liệu nông sản/năm đã được hình thành.
Công nghệ chế biến nông sản Việt Nam đã đạt mức độ trung bình của thế giới. Một số ngành hàng có công nghệ và thiết bị chế biến tương đối hiện đại mang tầm khu vực và thế giới, như chế biến hạt điều, cà phê, lúa gạo, tôm, cá tra...
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhìn nhận vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế như nhiều cơ sở chế biến của nhiều ngành hàng có tuổi đời trên 15 năm (chiếm trên 70%) với thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu, năng suất thấp, sản phẩm chế biến chủ yếu vẫn là sơ chế có giá trị gia tăng thấp… Mức độ cơ giới hoá trong sản xuất nông nghiệp một số khâu còn thấp, chưa toàn diện; trình độ trang bị máy động lực còn lạc hậu, hầu hết các máy làm đất công suất nhỏ, chỉ thích hợp với quy mô hộ và đất manh mún.
Bộ NN&PTNT phấn đấu đến năm 2030 đưa công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản Việt Nam “đứng trong số 10 nước hàng đầu thế giới”, là trung tâm chế biến sâu và logistics nông sản toàn cầu, đồng thời có đủ năng lực chế biến, đáp ứng yêu cầu của sản xuất nông nghiệp. Mục tiêu "Việt Nam phải đẩy mạnh nâng cao năng lực công nghiệp chế biến nông sản và thúc đẩy cơ giới hóa trong nông nghiệp” được Bộ xác định là nội dung căn bản góp phần nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững cho nông sản.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến về thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp sáng 21/2 (Ảnh: VGP) |
Sẽ có Chỉ thị của Thủ tướng thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến và cơ giới hóa nông nghiệp
Lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các doanh nghiệpnông nghiệp lớn, đại diện các hiệp hội, phát biểu kết luận tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh và đánh giá cao những thành tựu vượt bậc của ngành nông nghiệp trong những năm qua.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng đánh giá ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn còn dư địa rất lớn. Lãng phí và thất thoát lớn trong nông nghiệp vẫn còn cao do các khâu chế biến, thu hoạch, bảo quản, cơ giới hóa còn thấp…
Thủ tướng đề nghị các địa phương, doanh nghiệp, các Bộ ngành cần lắng nghe, tiếp thu, vận dụng phù hợp, tháo gỡ, tạo điều kiện cho hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận nhiều hơn nữa về cơ giới hóa và đẩy mạnh chế biến nhằm đón thời cơ mới của một đất nước nông nghiệp gió mùa có nhiều lợi thế. Bởi vai trò của các doanh nghiệp tư nhân, nhất là hợp tác xã có đóng góp rất lớn trong ngành nông nghiệp.
Thủ tướng cho biết sau hội nghị này, đề nghị Bộ NN&PTNT chủ trì, cùng các Bộ ngành sớm nghiên cứu, soạn thảo và trình Thủ tướng chỉ thị về chiến lược phát triển công nghiệp chế biến và cơ giới hóa nông nghiệp đến năm 2030, nghị định về chính sách cho công nghiệp chế biến và cơ giới hóa trong nông nghiệp…
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng nhấn mạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu nông sản tươi là rất cần thiết, nhưng chế biến sâu càng quan trọng hơn nhằm gia tăng giá trị, tạo điều kiện cho việc phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu, hạn chế tối đa việc "được mùa rớt giá".
Bên cạnh việc tiếp tục tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu, Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh vai trò của thị trường nội địa trong thời gian tới. Xem đây là ưu tiên hàng đầu để nhân dân có sản phẩm nông thủy sản có chất lượng, đảm bảo sức khỏe của người dân Việt Nam.
Lưu ý tỷ lệ cơ giới hóa chúng ta còn rất thấp so với các nước trong khi vực, xem đây là khâu quan trọng để chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp - nông thôn và tái cơ cấunông nghiệp, Thủ tướng đề nghị Ngân hàngNhà nước sớm nghiên cứu chính sách hỗ trợ, kéo dài thời gian vay, giảm lãi suất, do tỉ suất lợi nhuận của nông nghiệp rất thấp. đề nghị ngân hàng nhà nước.
Thủ tướng đề nghị tiếp tục áp sâu hơn nữa khoa học công nghệ nhằm nâng cao giá trị và chất lượng các sản phẩm nông sản. Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục nghiên cứu nhằm có chính sách giảm giá thành sản xuất nông sản, đặc biệt là chi phí về giao thông cho việc lưu thông nông sản…
Thủ tướng cũng khẳng định xây dựng thương hiệu là điều rất quan trọng. Đánh giá cách làm nhỏ lẻ hiện đã cũ và không còn phù hợp, Thủ tướng cho rằng, nông sản muốn ra siêu thị lớn phải có vùng nguyên liệu. Sắp tới, Chính phủ sẽ trình Quốc hội về việc tích tụ đất đai. Đây là vấn đề rất lớn.
Về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, không những là người lao động, mà người quản lý cũng rất quan trọng. Cùng với đó, vấn đề liên kết “5 nhà” cần tiếp tục khuyến khích, kết nối chuỗi trong phát triển.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Trách nhiệm của việc “dùng lại” tin tức
- ·Campuchia khánh thành Đại bảo tháp lưu giữ hài cốt liệt sĩ
- ·Bồi dưỡng, sắp xếp cán bộ ngang tầm nhiệm vụ
- ·Chủ tịch Quốc hội thăm Trường phổ thông đặc biệt hữu nghị Cuba
- ·Giận chồng, con gái tôi uống thuốc tự vẫn
- ·Đoàn công tác của Quốc hội làm việc với Bình Phước
- ·Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh lần thứ 14
- ·Thêm một công ty đa cấp ở TPHCM bị dừng hoạt động
- ·Chi cục Kiểm lâm Ninh Bình trả lời Báo VietNamNet
- ·Việc xây dựng, quảng bá hình ảnh Bình Phước phải đồng bộ, thống nhất
- ·Bỏ nhà đi vì mẹ phản đối tình đầu
- ·Hôm nay, Quốc hội thảo luận ở hội trường về tình hình kinh tế
- ·Nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng và chất lượng đảng viên
- ·Khai mạc Đại hội đại biểu Hội Nông dân thị xã Chơn Thành
- ·Các cơ quan khối Nội chính chủ động phối hợp triển khai, thực hiện cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ
- ·Đại hội Hội Nữ kháng chiến huyện Lộc Ninh lần thứ I
- ·Trường THPT Thanh Hòa kết nạp Đảng cho 2 học sinh
- ·Fukushima prefecture helps Việt Nam overcome Typhoon Yagi aftermaths
- ·Nhành san hô
- ·Dự án khu công nghiệp và dân cư Becamex