【bd tile】Doanh nghiệp thủy sản đề xuất có gói tín dụng khoảng 10.000 tỷ đồng với lãi suất thấp
Thêm 23 doanh nghiệp thủy sản được Trung Quốc chấp thuận xuất khẩu Doanh nghiệp thủy sản “ăn đong” đơn hàng |
Theệpthủysảnđềxuấtcógóitíndụngkhoảngtỷđồngvớilãisuấtthấbd tileo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2022, kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đạt mốc kỷ lục 11 tỷ USD, đưa ngành thủy sản Việt Nam trở thành 1 trong 3 quốc gia xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới.
VASEP Hiệp hội đã đặt ra mục tiêu kim ngạch xuất khẩu thủy sản đến 2025 là 12,5 - 14 tỷ USD |
VASEP đã đặt ra mục tiêu kim ngạch xuất khẩu thủy sản đến 2025 là 12,5 tỷ USD đến 14 tỷ USD. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu tăng tưởng đó, bên cạnh một số cơ hội, lợi thế, Hiệp hội đồng thời nhận diện được nhiều khó khăn, thách thức đang ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành.
Đặc biệt là bối cảnh năm 2023, lạm phát khiến nhu cầu tiêu thụ giảm ở hầu hết các thị trường chính và tác động xấu đến sản xuất trong nước khiến cho lượng đơn hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp giảm từ 20 - 50%, lượng tồn kho tăng. Thị trường khó khăn, sản xuất nguyên liệu trong nước bị chững lại.
Chi phí sản xuất nguyên liệu tăng cao cùng với sự tăng giá bao bì, vật tư, năng lượng, nhân công… trong khi thủy sản Việt Nam đang bị áp lực cạnh tranh về nguồn cung và giá bán với các nước Ecuador, Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia tại các thị trường lớn.
Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu hải sản khai thác gặp nhiều khó khăn để có thể xuất khẩu được lô sản phẩm hải sản khai thác vào EU do còn nhiều bất cập theo quy định IUU.
Trong bối cảnh khó khăn này, quý I/2023 xuất khẩu sụt giảm 27% so với cùng kỳ năm ngoái chỉ đạt 1,8 tỷ USD và giảm sâu ở tất cả các sản phẩm và thị trường chính.
Với diễn biến này, dự báo xuất khẩu thủy sản Việt Nam chỉ có thể hồi phục dần từ quý III/2023. Tập trung lớn nhất hiện nay là sản xuất, chế biến trong nước phải sẵn sàng nguồn cung ứng ngay khi thị trường hồi phục.
Trước diễn biến hiện nay, các doanh nghiệp đã và đang chủ động, tìm kiếm cân đối nguồn nguyên liệu và tài chính để giữ khách hàng truyền thống và sẵn sàng nguồn cung khi thị trường hồi phục trở lại. Điều chỉnh cơ cấu thị trường xuất khẩu và cơ cấu sản phẩm.
Nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu và gia công xuất khẩu cho các thị trường nhằm tận dụng năng lực chế biến, tăng kim ngạch xuất khẩu và duy trì việc làm ổn định cho người lao động.
Tận dụng hơn nữa ưu đãi thuế quan của các hiệp định FTA để giữ được vị thế cạnh tranh trên thị trường thế giới. Tích cực tham gia các hội chợ thủy sản quốc tế, tham gia các chương trình giao thương B2B tìm kiếm đối tác, tăng đơn hàng.
Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận để tìm ra các giải pháp hay, cách làm mới - Ảnh: VGP/Nhật Bắc |
Tuy nhiên, trước tình hình người dân ngại thả nuôi vụ mới do chi phí tăng cao và e ngại thị trường tiếp tục xấu, tại Hội nghị “Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu lâm sản và thủy sản năm 2023” diễn ra sáng 13/4 tại trụ sở Chính phủ, VASEP và cộng đồng doanh nghiệp thủy sản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét để sớm có một chương trình kích cầu để tạo tâm lý yên tâm cho nông dân, ngư dân duy trì sản xuất nguyên liệu. Đồng thời, đề xuất có gói tín dụng khoảng 10.000 tỷ đồng với lãi suất thấp (bằng với mức vay ngoại tệ) cho doanh nghiệp thủy sản vay, thu mua và trữ nguyên liệu khi vào vụ thu hoạch (nếu thị trường lúc đó vẫn không tốt).
Về dài hạn, xin kiến nghị Chính phủ thúc đẩy việc sửa đổi Luật Đất đai, đặc biệt quan tâm đến vấn đề tích tụ ruộng đất, quy định sử dụng đất, quy hoạch đất để ngành hàng có thể phát triển được các vùng nuôi và sản xuất giống tập trung phù hợp.
Vì nguồn nguyên liệu hải sản khai thác trong nước ngày càng hạn chế, Chính phủ cần xem nguồn nguyên liệu hải sản đánh bắt hợp pháp từ nước ngoài là nguồn tài nguyên lớn mà Việt Nam có thể đẩy mạnh thu gom, nhập khẩu để phục vụ cho ngành chế biến xuất khẩu. Bên cạnh đó, cần có quy hoạch và chính sách bảo tồn nguồn lợi biển, quy định những vùng nuôi, những loài hải sản được khai thác với kích cỡ nhất định, đồng thời có chính sách khuyến khích nuôi biển.
Liên quan đến chứng nhận hải sản khai thác và khơi thông xuất khẩu, VASEP kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tỉnh ven biển quyết liệt chỉ đạo gỡ thẻ vàng IUU của EC, ưu tiên lớn nhất là không còn tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài; cải tiến cơ sở dữ liệu quản lý tàu thuyền-khai thác; đẩy nhanh việc số hóa quy trình kiểm tra-cấp xác nhận, chứng nhận khai thác.
Về lâu dài, xin kiến nghị Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ quan tâm, hỗ trợ để tăng đầu tư hạ tầng nghề cá và nâng cao năng lực thực thi quản lý tàu thuyền, khai thác biển.
Về vấn đề tín dụng và lãi suất, VASEP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước xem xét chỉ đạo điều chỉnh lãi suất vay USD xuống dưới 4% để hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu.
Có chính sách hướng tín dụng vào sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên – bao gồm thủy sản. Rà soát thủ tục và xem xét có các gói tín dụng ưu đãi dành cho hộ nuôi tôm nhỏ lẻ. Cho các doanh nghiệp thủy sản được giãn nợ 3 - 5 tháng cho các khoản vay đến hạn phải trả trong quý I và II/2023.
Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ lãi suất 2% đối với doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh trong lĩnh vực nông lâm thủy sản theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ.
Ngoài ra, VASEP cũng kiến nghị Chính phủ xem xét chỉ đạo duy trì một số chính sách giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp bao gồm: các chính sách miễn, giảm, gia hạn nộp thuế, tiền thuê đất và miễn, giảm các loại phí, lệ phí, giảm mức đóng quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho doanh nghiệp đến hết 2023. Kiến nghị Bộ Tài chính đẩy nhanh tiến độ hoàn thuế giá trị gia tăng, nghiên cứu sửa đổi, đề xuất mức đóng kinh phí công đoàn từ 2% xuống tối đa 1% quỹ lương.
Liên quan đến khơi thông và phát triển thị trường, VASEP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì cùng với Hiệp hội VASEP triển khai đề án xây dựng thương hiệu cho trước hết 3 sản phẩm chủ lực của Việt Nam là tôm, cá tra và cá ngừ, bắt đầu từ quý IV/2023. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại vào các địa phương lớn của Trung Quốc, các thị trường giáp biên.
Kiến nghị Chính phủ rà soát và làm việc với phía Chính phủ Hàn Quốc xem xét việc bãi bỏ quota nhập khẩu tôm từ Việt Nam hoặc có các giải pháp liên quan đến việc điều chỉnh thuế suất về 0% cho tôm Việt Nam trong Hiệp định VKFTA.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Vụ lật tàu ở Thanh Hóa: Nghi ngủ quên, 2 nhân viên gác tàu bị bắt
- ·Sản xuất show truyền hình thực tế về văn hóa vùng miền
- ·Chính phủ Việt Nam cân nhắc kỹ lưỡng là đúng đắn!
- ·Chuyến xe yêu thương
- ·Bé gái 3 tuổi tử vong bất thường khi tiêm 2 mũi thuốc tại nhà
- ·Từ 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của lao động nam là 60,3 tuổi, nữ là 55,4 tuổi
- ·Malaysia quyết tâm chống dịch bất chấp thiệt hại kinh tế
- ·Ban Bí thư chỉ đạo xử lý vụ án 'Tổ chức đánh bạc, đánh bạc, lừa đảo, rửa tiền'
- ·Nhiều ngành ‘hot’ dự kiến điểm chuẩn vẫn tương đương năm 2017
- ·“Dân chơi” Hà Thành diện áo dài check in “cháy máy” tại Chợ Tết xưa “phố Đông” Hà Nội
- ·DPM lọt Top 3 doanh nghiệp niêm yết được nhà đầu tư ưa thích nhất năm 2019
- ·Hàng giả & chống thật!
- ·Ban Bí thư chỉ đạo xử lý vụ án 'Tổ chức đánh bạc, đánh bạc, lừa đảo, rửa tiền'
- ·Hậu ngừng bắn Israel – Palestine: Hamas tuyên bố chiến thắng
- ·Quảng Ninh: Chi gần 1.400 tỷ đồng GPMB dự án cao tốc Vân Đồn
- ·Đầu tư có trọng điểm cho vùng lõi nghèo
- ·Bất ổn trên Biển Đông: Đảo ngược tiến trình phục hồi kinh tế thế giới
- ·Ba chủ đề ưu tiên khi Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng Bảo an lần thứ hai
- ·Khi thẻ bảo hiểm y tế là tấm ‘kim bài miễn tử’…
- ·Vì sao tàu Cát Linh – Hà Đông phải chạy thử trong 20 ngày?