【bongda.tivi】Sẽ nâng mức xử lý vi phạm để chống gian lận xuất xứ hàng hóa
Bắt đầu phiên chất vấn đối với Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh trong cuối buổi sáng 6/6 của Quốc hội (QH), đã có 42 đại biểu (ĐB) đăng ký chất vấn. Do đó, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị để các ĐBQH có thể chất vấn, mỗi ĐB chỉ có một phút và hỏi một câu.
Chậm giải ngân vốn ODA do giải phóng mặt bằng
Chậm giải ngân vốn đầu tư công những tháng đầu năm đã được Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh báo cáo trước QH. Tuy nhiên, ĐB Nguyễn Thị Mai Phương (Gia Lai) vẫn chất vấn Phó Thủ tướng về tình trạng chậm giải ngân vốn ODA, trong khi chúng ta thiếu nguồn lực để triển khai cơ sở hạ tầng, nguyên nhân là do đâu.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho rằng, câu hỏi này rất đúng. Ông cho biết, thực tế giải ngân vốn ODA vừa qua còn chậm. Theo đó, giải ngân vốn đầu tư công năm 2018 chỉ đạt 63,2% vốn kế hoạch. 5 tháng đầu năm 2019 tình hình giải ngân được thúc đẩy nhưng vẫn còn chậm.
“Nguyên nhân là khó khăn giữa nguồn vốn ODA và vốn đối ứng không được bố trí phù hợp. Khi ký kết hiệp định vay vốn ODA, các nhà cung cấp bao giờ cũng đề nghị có nguồn vốn đối ứng để giải quyết vấn đề liên quan đến mặt bằng sạch. Các bộ, ngành cũng cam kết có vốn đối ứng nhưng khi thực hiện chưa được như mong muốn” - Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho hay.
Bên cạnh đó, các dự án về vốn ODA có tính chất khác nhau, có dự án giải ngân nhanh nhưng có dự án chậm. Giai đoạn đầu thực hiện dự án mất thời gian khảo sát để triển khai, việc này rất chậm, cộng với việc lập kế hoạch lại chưa sát, nhất là dự án vốn ODA để xây dựng cơ sở hạ tầng. Giai đoạn 2016 - 2020 tổng số vốn ODA xây dựng dự án giao thông chiếm 50%, giải ngân chậm là do năng lực của các chủ dự án chưa đáp ứng.
Theo Phó Thủ tướng: “Có những dự án, ban quản lý dự án có năng lực triển khai được ngay nhưng cũng có dự án triển khai kém. Đặc biệt, còn có khó khăn, vướng mắc nhất về giải phóng mặt bằng. Công tác này chậm nên vốn ODA giảm hiệu quả do kéo dài thời gian”.
Giả mạo xuất xứ ảnh hưởng trực tiếp đến xuất nhập khẩu
ĐBQH Hoàng Văn Liên (Long An) hỏi về tình trạng hàng hóa không rõ nguồn gốc, có một số loại hàng hóa sản xuất ở nước ngoài lấy nhãn hiệu Việt Nam.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, vừa qua, báo chí phản ánh nhiều và lực lượng chức năng cũng phát hiện, bắt giữ nhiều loại hàng hóa có xuất xứ từ nước ngoài. Các đối tượng giả mạo nhãn hiệu của Việt Nam từ nước ngoài, dán sẵn tem, nhãn mác ở nước ngoài, sau đó thông qua nhiều hình thức khác nhau để thẩm lậu vào trong nước.
“Cho đến nay, các hiện tượng, hành vi này đã ảnh hưởng đến thương hiệu, doanh nghiệp Việt Nam, quyền lợi người tiêu dùng, thậm chí có nguy cơ khiến hàng hóa trong nước bị xem xét khi xuất khẩu vào một số thị trường nước ngoài vì không rõ nguồn gốc, xuất xứ, ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, nền kinh tế nước ta” - Phó Thủ tướng phân tích hệ lụy của việc giả mạo nhãn hiệu hàng hóa Việt Nam.
Đưa ra giải pháp trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, Chính phủ sẽ tăng cường kiểm soát chặt chẽ các khu vực cửa khẩu, biên giới không để hàng hóa nước ngoài dán mác Việt Nam thẩm lậu; tăng cường điều tra cơ bản, kiểm tra các kho tàng, bến bãi, địa điểm kinh doanh; xử lý nghiêm các hành vi nhập lậu, vận chuyển, kinh doanh, phân phối hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam.
Đồng thời, cơ quan chức năng đẩy mạnh tuyên truyền cho nhân dân, doanh nghiệp không bao che, tiếp tay cho các hành vi vi phạm xâm phạm thương hiệu Việt Nam và quyền lợi người tiêu dùng.
Chính phủ cũng chỉ đạo Bộ Công thương xây dựng Đề án chống gian lận xuất xứ, đánh giá toàn diện và đề xuất cho Chính phủ các giải pháp; xây dựng nghị định thay thế nghị định 185/2013, trong đó có việc xử lý các hành vi vi phạm về xuất xứ hàng hóa, xuất nhập khẩu, theo hướng tăng nặng mức hình thức, mức xử phạt mang tính răn đe với hành vi lợi dụng hàng hóa Việt Nam để xuất khẩu sang thị trường khác.
Thống đốc Ngân hàng nhà nước Lê Minh Hưng tại QH sáng nay. Ảnh: quochoi.vn |
Không dùng điều hành tỷ giá để tạo cạnh tranh không công bằng
ĐB Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ) chất vấn về giải pháp trước nguy cơ, thách thức khi nước ta đưa vào danh sách giám sát tiền tệ. Về vấn đề này, Chủ tịch QH đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng trả lời ĐB.
Theo Thống đốc Lê Minh Hưng, ngày 29/5/2019, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã công bố báo cáo về chính sách kinh tế vĩ mô, thương mại và tỷ giá của các nước đối tác có quan hệ thương mại lớn với Hoa Kỳ, đưa ra danh sách 9 quốc gia cần theo dõi, giám sát, trong đó có Việt Nam.
“Theo quy định của Hoa Kỳ, có 3 tiêu chí đánh giá quốc gia có quan hệ thương mại là: căn cứ vào thặng dư thương mại trên 20 tỷ USD, thặng dư cán cân vãng lai trên 20% GDP, can thiệp ngoại hối một chiều mua ngoại tệ liên tục trong 6 tháng. Việt Nam thỏa mãn hai tiêu chí của Hoa Kỳ là thặng dư thương mại trên 20 tỷ USD, thặng dư cán cân vãng lai trên 20% GDP. Về can thiệp ngoại hối một chiều, chúng ta thấp hơn ngưỡng Hoa Kỳ đưa ra” - Thống đốc Lê Minh Hưng dẫn chứng.
Thống đốc cũng nêu rõ: “Chúng ta cũng khẳng định với đối tác Hoa Kỳ là chúng ta điều hành chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và chúng ta không dùng chính sách kinh tế vĩ mô, trong đó có điều hành tỷ giá để tạo cạnh tranh, tạo lợi thế thương mại một cách không công bằng”.
Báo cáo này chỉ đưa ra khuyến nghị chính sách cho Chính phủ và cho các bộ, ngành, trong đó có Ngân hàng Nhà nước. Những khuyến nghị chính sách trong báo cáo Hoa Kỳ đưa ra cũng tương tự, tương đồng như khuyến nghị của Quỹ Tiền tệ quốc tế hàng năm vào đánh giá chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ.
Những khuyến nghị chính sách của Quỹ Tiền tệ quốc tế và Hoa Kỳ cũng nằm trong lộ trình mà Chính phủ đang chỉ đạo bộ, ngành, trong đó có Ngân hàng Nhà nước triển khai để hoàn thiện các chính sách và cơ chế điều hành kinh tế vĩ mô.
“Trong thời gian tới, theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành trao đổi cung cấp thông tin cần thiết cho đối tác Hoa Kỳ, làm rõ chính sách điều hành của chúng ta cũng như diễn biến tình hình kinh tế vĩ mô, tình hình diễn biến cán cân vãng lai, thương mại, đầu tư” - Thống đốc Lê Minh Hưng nói.
Phần trả lời ngắn gọn, khúc triết của Thống đốc Lê Minh Hưng đã nhận được sự khen ngợi từ phía Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân khi cho rằng “rất ngắn gọn, rất cụ thể”./.
Minh Anh
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Công an phường ở Hà Nội trả lại gần 44 triệu đồng cho người đánh rơi
- ·Xuất khẩu gạo nhiều cơ hội bứt phá
- ·“Lộ diện” xã nông thôn mới
- ·Chủ động xây dựng xã nông thôn mới
- ·Không đăng ký dịch vụ, vẫn bị nhà mạng trừ tiền
- ·Đồng bằng sông Cửu Long: Dồn sức bảo vệ vườn cây mùa lũ
- ·Nhận định, soi kèo Club Guabira vs Royal Pari, 7h00 ngày 18/12: Ác mộng xa nhà
- ·Thủ tướng chủ trì cuộc họp về quản lý vốn vay ODA và vay ưu đãi
- ·Diễn biến vụ 4 mẹ con bị chồng sát hại ở Khánh Hòa
- ·Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chống đầu cơ tăng giá cát, sỏi
- ·Chứng khoán ngày 3/1: Nhóm ngân hàng và chứng khoán lao dốc, VN
- ·Khả năng tăng thu của ngân sách có xu hướng giảm dần
- ·Gian nan lối thoát cho chăn nuôi heo ở Đồng Nai
- ·Thành phố Vị Thanh: Khánh thành tuyến lộ KH9
- ·Chứng khoán phái sinh ngày 6/1: Các hợp đồng tương lai giảm điểm nhẹ, thanh khoản co hẹp
- ·Ngành mía đường Đăk Lăk sẽ về đâu?
- ·Tăng lương tối thiểu vùng: Doanh nghiệp lo tăng chi phí sản xuất
- ·Thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp
- ·Ngày 5/1: Giá thép trong nước ổn định, sàn giao dịch giảm
- ·750 doanh nghiệp tham dự hội chợ Thương mại quốc tế Việt Nam lần thứ 16