100% là kết quả tỷ lệ số phiếu được chuyên gia thống nhất thông qua tại phiên họp thẩm định hồ sơ quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2020-2030,ìnhPhướccầnkhoảngtỷđồngvốnđầutưthờikỳkết quả bóng thổ nhĩ kỳ tầm nhìn đến năm 2050 với điều kiện nghiên cứu tiếp thu, bổ sung hoàn thiện, diễn ra tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư chiều ngày 24/11.
Bình Phước là địa bàn chiến lược quan trọng, kết nối giữa các tỉnh Tây Nguyên với TP.HCM, vùng Đông Nam Bộ, có đường biên giới với Vương quốc Campuchia. Bình Phước hội tụ nhiều tiềm năng, lợi thế để có thể phát triển toàn diện, nhanh, bền vững, hiện đại, nhất là phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, năng lượng sạch.
Tỉnh còn là nơi sinh sống của đồng bào 41 dân tộc anh em, nhiều di tích lịch sử (căn cứ Tà Thiết, di tích quốc gia đặc biệt Bộ Chỉ huy quân giải phóng miền Nam Việt Nam; sóc Bom Bo; Phú Riềng Đỏ). Nhân dân tỉnh Bình Phước có truyền thống cách mạng, anh dũng, kiên cường, hài hòa, thân thiện, yêu lao động, khát khao làm giàu.
Trải qua 25 năm xây dựng, phát triển, hội nhập và khát vọng vươn lên, tỉnh Bình Phước đã đạt nhiều thành tựu rất quan trọng, toàn diện và bước đầu giành thắng lợi trong công cuộc đổi mới. Diện mạo và tiềm lực kinh tếcủa Tỉnh có chuyển biến đáng kể, từng bước khẳng định vị thế trong vùng Đông Nam Bộ, góp phần quan trọng vào tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, tỉnh Bình Phước còn có một số hạn chế như: đời sống một bộ phận người dân còn gặp khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc; quy mô kinh tế còn nhỏ; chất lượng, tốc độ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, lợi thế.
Điểm nghẽn lớn nhất của Bình Phước là kết nối giao thông còn hạn chế. Nguồn nhân lực chất lượng cao còn thiếu cả về số lượng và chất lượng. Phát triển chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên, chưa ứng dụng có hiệu quả khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Hạ tầng xã hội, y tế, giáo dục còn hạn chế. Hiệu quả sử dụng đất chưa cao. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI xếp thứ 50/63 tỉnh) và chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI xếp thứ 42/63 tỉnh).
|
Phiên họp thẩm định Quy hoạch tỉnh Bình Phước chiều 24/11. (Ảnh: Đức Trung) |
Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường cho biết, tỉnh xác định Quy hoạch là cơ sở quan trọng để phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực và yếu tố con người đưa Bình Phước phát triển nhanh, toàn diện và bền vững.
Bình Phước được đánh giá là vùng dự trữ với nhiều lợi thế và tỉnh đặt quyết tâm thực hiện khát vọng biến vùng dự trữ phát triển thành vùng phát triển thực sự. Do vậy, ông Nguyễn Mạnh Cường chia sẻ rằng, tỉnh Bình Phước rất quan tâm đến công tác quy hoạch và triển khai theo đúng quy định, trong đó đưa ra phương hướng, mục tiêu, quan điểm phát triển; xác định trọng tâm, trọng điểm, phục vụ đời sống người dân.
Thay mặt Hội đồng thẩm định, Thứ trưởng Trần Quốc Phương đánh giá cao sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh Bình Phước trong quá trình lập và hoàn thiện quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thứ trưởng chỉ rõ, quy hoạch tỉnh là quy hoạch lần đầu tiên được lập, là một nhiệm vụ rất mới, rất khó, rất quan trọng và rất cấp thiết.
"Một trong những khó khăn lớn nhất của lập quy hoạch tỉnh là phải xác định đúng phạm vi của quy hoạch tỉnh. Một mặt, phải đảm bảo Quy hoạch tỉnh không được quá chi tiết làm hạn chế sự chủ động của tỉnh trong quản lý, đầu tưcác dự áncụ thể vì việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tỉnh sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt sẽ rất chặt chẽ; mặt khác, quy hoạch tỉnh không được quá khái quát, để đảm bảo tính khả thi và hữu dụng của quy hoạch tỉnh trong hoạt động quản lý nhà nước, quản lý đầu tư tại các ngành, lĩnh vực, địa bàn của địa phương", Thứ trưởng lưu ý.
|
Thứ trưởng Trần Quốc Phương. (Ảnh: Đức Trung) |
Dự thảo Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn 2050 đưa ra các định hướng phát triển của tỉnh gồm: 3 ngành kinh tế quan trọng (công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ); 3 khâu đột phá (phát triển hạ tầng, nhân lực, cải cách thủ tục hành chính); 3 vùng động lực; 3 trục phát triển và 1 vành đai an sinh; 4 trung tâm đô thị; 6 nhiệm vụ trọng tâm.
Dự thảo Quy hoạch cũng đưa ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp phát triển nhanh, bền vững, có quy mô kinh tế khá dựa trên xây dựng đồng bộ nền tảng hạ tầng “cứng và mềm”, phát triển các cụm ngành có tiềm năng tạo nhiều việc làm, có thu nhập và nguồn thu ngân sách; nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới với đô thị; tăng cường kết nối vùng; hoàn thành chính phủ điện tử, từng bước chuyển dần sang chính quyền số.
Đến năm 2030, trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, là “điểm đến hấp dẫn”, một trong những động lực phát triển của vùng Đông Nam Bộ và đến năm 2050, trở thành tỉnh phát triển giàu mạnh, văn minh.
Báo cáo Dự thảo Quy hoạch đưa ra dự kiến nhu cầu vốn đầu tư trong thời kỳ 2021-2030 của tỉnh Bình Phước là khoảng 600.000 tỷ đồng; trong đó, giai đoạn 2021-2025 khoảng 210.000 tỷ đồng và giai đoạn 2026-2030 khoảng 390.000 tỷ đồng; vốn khu vực nhà nước chiếm khoảng 16,7% tổng nhu cầu vốn đầu tư, vốn khu vực ngoài nhà nước khoảng 50% và FDI khoảng 33,3%.
Thứ trưởng Trần Quốc Phương đánh giá, Hồ sơ Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2020-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Hội đồng thẩm định thông qua và khi được Thủ tướng phê duyệt tới đây sẽ là một dấu mốc quan trọng giúp tỉnh Bình Phước chủ động kiến tạo tương lai phát triển một cách đột phá, bền vững và sáng tạo, biến tiềm năng thành động năng, cao hơn là thành nguồn lực và động lực cho phát triển, bố trí không gian phát triển kinh tế - xã hội hợp lý, phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)