【lịch thi đấu bóng dá hôm nay】Làm sao để Việt Nam không thành ‘bãi rác’ công nghệ cũ?
ĐB Nguyễn Phương Tuấn cho biết,àmsaođểViệtNamkhôngthànhbãiráccôngnghệcũlịch thi đấu bóng dá hôm nay hiện nay, hoạt động chuyển giao công nghệ ở nước ta chưa thực sự phát triển, hoạt động chủ yếu là nhập công nghệ tức là mua bán các trang thiết bị máy móc của các dự án đầu tư do doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài triển khai thực hiện dự án ở Việt Nam.
“Thực tế cho thấy, trong khi rất nhiều công trình nghiên cứu được các nhà khoa học cất trong “ngăn kéo”, thì lại có không ít các nghiên cứu cải tiến công nghệ, chế tạo máy móc của các bác nông dân "hai lúa" mang tính ứng dụng cao trong sản xuất và đời sống. Do đó, khi có các biện pháp khuyến khích thúc đẩy chuyển giao công nghệ, thì cũng cần có cơ chế để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho các nhà khoa học, cá nhân nghiên cứu”, ĐB Nguyễn Thị Thu Dung, Thái Bình.
Trong khi đó, các quy định hiện hành về ngăn chặn công nghệ cũ mới chỉ nằm rải rác ở một số văn bản quy phạm pháp luật dưới luật và tính pháp lý không cao nên việc thực hiện không nghiêm. Thực tiễn đã chứng minh qua việc nhập công nghệ lạc hậu trong các lĩnh vực sản xuất như xi măng, mía đường, nhiệt điện chạy than, sản xuất thép, sản xuất giấy... Tình trạng này không những làm cho năng suất lao động của nước ta thấp kém, mà còn gây ra ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng. Trong văn bản luật về lĩnh vực khoa học, công nghệ hiện nay chưa có điều luật quy định cụ thể về vấn đề ngăn chặn công nghệ cũ, lạc hậu đưa vào Việt Nam.
“Tôi đánh giá cao Ban soạn thảo đã đưa vào dự án luật một điều mới đó là Điều 12 liên quan đến vấn đề này. Tuy nhiên, mới chỉ giới hạn công nghệ nằm trong danh mục hạn chế chuyển giao, tôi mong muốn Ban soạn thảo thời gian tới nghiên cứu để bổ sung trong dự luật lần này một điều luật quy định về danh mục công nghệ không được đưa vào Việt Nam”, ĐB Phương nói.
Theo vị ĐB này, để ngăn ngừa công nghệ cũ, lạc hậu vào nước ta thì trong dự án luật cần ban hành danh mục công nghệ không được đưa vào Việt Nam.
ĐB Lê Quang Trí (Tiền Giang) đề nghị, cần quy định thẩm định công nghệ cho tất cả các dự án bổ sung cụ thể, quy trách nhiệm thẩm quyền của các cơ quan kiểm số công nghệ, đặc biệt trách nhiệm của các cơ quan thẩm định công nghệ khi có sự cố, hậu quả xảy ra.
Đồng thời, đề nghị bổ sung một khoản quy định về thành phần, tiêu chuẩn của thành viên hội đồng thẩm định. “Vì trong thời gian vừa qua, một số dự án đầu tư đã được thẩm định công nghệ; tuy nhiên, chất lượng thẩm định không cao, thành viên hội đồng không đánh giá được mức độ hiện đại của công nghệ, dẫn đến nhiều dự án gây ô nhiễm môi trường, gây bức xúc trong nhân dân hoặc nhiều dự án hoạt động không hiệu quả gây lãng phí”, ĐB Trí lý giải.
Đồng thuận với điều này, ĐB Huỳnh Thành Đạt (TP. Hồ Chí Minh) cũng cho hay, các dự án đầu tư có sử dụng công nghệ thuộc danh mục hạn chế chuyển giao hoặc các dự án sử dụng công nghệ có nguy cơ tác động xấu đến môi trường phải được thẩm định công nghệ.
“Tôi đặc biệt tán thành quy định này về đề nghị phải thực hiện thực nghiêm vì thời gian qua không ít dự án sử dụng công nghệ không phù hợp, nếu không muốn nói lạc hậu, có tác động xấu và rất xấu đến môi trường. Tôi hoàn toàn tán thành nhất trí với ý kiến của đồng chí Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là “môi trường không thể chịu đựng thêm được nữa”. Do đó, với mỗi dự án vấn đề bảo vệ môi trường phải được đặt lên hàng đầu”, ĐB Huỳnh Thành Đạt nói.
Giải trình về các ý kiến này, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh chia sẻ: “Xung quanh các thẩm định công nghệ trong các dự án đầu tư, đây cũng là trăn trở của dự Luật. Chính phủ giao chúng tôi làm sao trong kỳ này chúng ta kiểm soát được”.
Theo Bộ trưởng Chu Ngọc Anh, các văn bản hiện hành mới dừng ở đối tượng điều chỉnh là các giao kết khi thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ, vì thế không quán xuyến được các công nghệ trong các dự án đầu tư và nhiều hoạt động khác đã được điều chỉnh bởi các luật khác.
“Cho nên tinh thần kỳ này, chúng tôi cùng các bộ, ngành có liên quan, như Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông qua Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ phối hợp để xử lý nhất quán trong tinh thần của các luật”, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh nói./.
Duy Thái
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Nam shipper không cứu được cháu mình trung vụ cháy chung cư mini ở Khương Hạ
- ·HSBC: Dầu thô thất thế, du lịch lên ngôi tại Việt Nam
- ·Giá vàng hôm nay ngày 20/10: Tăng trở lại sau nhiều phiên giảm 'sốc'
- ·Giá vàng hôm nay ngày 2/11: ‘Án binh bất động’, tiếp tục chờ thời cơ
- ·Long An tham gia chợ công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam
- ·Black Friday là ngày gì mà sức hút của nó lớn đến vậy?
- ·Lý do gì khiến Mitsubishi ‘chịu chơi’, giảm giá sốc cả loạt xe cho khách hàng?
- ·Cận cảnh loạt xe ô tô Trung Quốc giá rẻ sắp bán ở Việt Nam
- ·Phát triển thị trường tài chính toàn diện để xây dựng thành công các trung tâm tài chính
- ·Nhiều ô tô ‘hot’ Toyota, Hyundai giữ mức giảm ‘sập sàn’, về mốc 500 triệu đồng/chiếc
- ·Fighting wastefulness: a national imperative
- ·Chốt giá hơn 2,4 tỷ đồng, Lexus NX300 rẻ nhất trong loạt xe SUV Lexus
- ·Xưởng dịch vụ Kia Phạm Văn Đồng xây dựng giá trị từ niềm tin của khách hàng
- ·Xôn xao tin dự án 'bạt núi' Sơn Trà tái thi công: Sở Xây dựng Đà Nẵng lên tiếng
- ·Các trường hợp được thanh toán bảo hiểm y tế 100% khi khám chữa bệnh ngoại trú
- ·Kết quả xổ số Vietlott: Thêm một người ‘ẵm' giải Jackpot hơn 22 tỷ đồng
- ·Giá cả thị trường hôm nay (1/12): Giá lợn hơi tại miền Bắc tiếp tục tăng nhẹ
- ·Range Rover Evoque mui trần giá 3,48 tỷ tại Việt Nam có gì hay?
- ·Công bố giải thưởng ASEAN ICT Awards 2016 tại Việt Nam
- ·Siêu mô tô BMW HP4 Race với gái gần 2,8 tỷ tại Malaysia hấp dẫn cỡ nào?