【kq giao hữu bóng đá quốc tế】Trái cây Việt Nam phải hướng đến nền sản xuất lớn, chất lượng, an toàn
Tuy nhiên, nếu muốn hướng đến phát triển bền vững, trái cây Việt Nam còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết liên quan đến nâng cao chất lượng sản phẩm cạnh tranh với trái cây ngoại nhập ngay trên sân nhà và trên thị trường thế giới. Báo Hải quan đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Hữu Đạt, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam.
Ông đánh giá như thế nào về tình hình xuất khẩu trái cây của Việt Nam từ đầu năm đến nay?
Trong 7 tháng đầu năm 2017, xuất khẩu trái cây của Việt Nam có nhiều thuận lợi, các thị trường chính đều tăng trưởng cao, kim ngạch đạt trên 2 tỷ USD, tăng 49% so với cùng kỳ năm 2017. Hiện nay, thanh long đang dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu, chiếm tỷ trọng trên 50% so với tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây Việt Nam, tiếp theo là nhãn chiếm 12,8%, sầu riêng 6,3%...
Hai mặt hàng thanh long và nhãn đạt kim ngạch cao do có quy trình trồng tốt, trồng tập trung với số lượng lớn, trồng rải vụ nên có sản phẩm quanh năm. Bên cạnh đó, hai loại trái cây này có quy trình thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch, quy trình đóng gói, vận tải chuyên nghiệp nên đạt chất lượng xuất khẩu tốt.
Nhìn chung, các loại trái cây xuất khẩu của Việt Nam đều có sự cải thiện nhất định về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, chưa gặp phải sự than phiền từ các thị trường xuất khẩu, kể cả thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Hàn, Chile… Những loại trái Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường này đều đáp ứng tiêu chuẩn sạch dịch hại, an toàn, đồng nhất, chất lượng, có hàng quanh năm cho thị trường.
Hiện có tình trạng trái cây ngoại nhập cùng loại với trái cây Việt Nam đang chiếm lĩnh một phần không nhỏ tại thị trường nội địa. Ông có lo ngại về khả năng trái cây Việt Nam thua trên sân nhà?
Trong 7 tháng đầu năm 2017, trái cây nhập khẩu có kim ngạch 850 triệu USD, tăng 103% so với cùng kỳ 2016. Tuy nhiên, theo khảo sát tại các hệ thống siêu thị các chợ đầu mối … thì tỉ lệ trái cây nhập khẩu được người tiêu dùng lựa chọn vẫn đang chiếm tỷ lệ 1/4 so với số lượng trái cây sản xuất trong nước. Bởi vì, tùy theo từng loại sản phẩm và khả năng tài chính để người tiêu dùng hướng đến chọn loại nào. Cụ thể như tại hệ thống siêu thị Lotte Việt Nam nhập các mặt hàng lê, táo, nho, kiwi nhưng với tỷ lệ rất ít. Các sản phẩm trái cây trong nước như sơ ri, thanh long, bơ, xoài cát, sầu riêng, măng cụt,… vẫn được người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn, vì giá cả phù hợp với túi tiền của đa số người tiêu dùng. Với các mặt hàng trái cây nhập khẩu, chỉ phân khúc thị trường tiêu dùng khá, thu nhập cao mới ưu tiên chọn lựa vì họ không phải tính toán nhiều trong chi tiêu. Khi sản phẩm trái cây vào được hệ thống siêu thị của Tập đoàn Lotte, đều đã được trải qua các khâu kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng, nên phần còn lại chỉ là lựa chọn giá cả và độ tươi ngon. Đối với các loại trái cây nhập khẩu với giá cao, chiếm tỷ lệ 40% chỉ tập trung ở những thành phố lớn, phân khúc tiêu dùng cao cấp.
Tôi cho rằng, trên thực tế, mặc dù trái cây nhập khẩu về Việt Nam đang tăng dần so với những năm trước đây nhưng vẫn chưa đủ sức để đánh bật thị hiếu tiêu dùng trong nước mà đây là chất chất xúc tác để thúc đẩy ngành cây trong nước phát triển. Việc nhập khẩu các loại trái cây từ các nước đang tăng không phải là trở ngại lớn cho trái cây trong nước mà đây chính là động lực giúp cho người sản xuất, các doanh nghiệp cải thiện quy trình sản xuất, tuân thủ tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm chặt chẽ hơn để làm ra sản phẩm chất lượng tốt, đủ khả năng cạnh tranh với sản phẩm từ nước ngoài ngay trên sân nhà.
Trái cây bày bán tại chợ Bến Thành Ảnh: Đăng Nguyên |
Để phát triển bền vững, theo ông, cần có những giải pháp gì cho trái cây Việt Nam?
Những kết quả sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu trái cây Việt Nam thời gian qua sẽ tạo tiền đề cho trái cây Việt Nam phát triển theo tiêu chuẩn khu vực và thế giới, để từng bước hội nhập vào nền sản xuất lớn với chất lượng, an toàn, đồng nhất.
Muốn vậy, cần có sự liên kết để cải thiện chất lượng và nâng cao vệ sinh an toàn thực phẩm cho trái cây Việt Nam. Đó là sự liên kết giữa doanh nghiệp, nhà sản xuất kể cả tiêu thụ nội địa lẫn xuất khẩu. Liên kết tiếp theo là giữa doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước để kiểm soát chất lượng. Làm thế nào để trái cây khi lưu thông trên thị trường cũng như xuất khẩu phải truy xuất được nguồn gốc. Và quan trọng là Việt Nam phải củng cố, xây dựng được một hệ thống kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm từ Trung ương đến địa phương có năng lực thực sự, hoạt động trung thực và vận hành hiệu quả!
Xin cảm ơn ông!
Ông Ưng Thế Lãm, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn XNK và XTTM Toàn Cầu: Để đầu tư một chuỗi sản xuất nông sản đạt chuẩn cần có nguồn vốn rất lớn, do hàng hóa xuất khẩu đi Mỹ, châu Âu phải mất 30 ngày theo đường tàu biển, thêm vào đó các nhà nhập khẩu cũng thường yêu cầu trả chậm 45-60 ngày. Do đó, phải mất ít nhất 3 tháng DN mới thu hồi được vốn. Trong thời gian 3 tháng đó, DN vẫn cần có thêm vốn để chuẩn bị cho các lô hàng tiếp theo. Theo ước tính của tôi, để xây dựng được chuỗi sản xuất nông sản đạt chuẩn và xuất khẩu, cần phải có nguồn vốn lên tới 400-500 tỷ đồng đối với thanh long và hàng nghìn tỷ đồng đối với hồ tiêu... Tuy nhiên, việc tiếp cận vốn ngân hàng lại rất khó khăn. Bởi việc đầu tư này dựa trên mối liên kết giữa DN và người nông dân, toàn bộ đất canh tác là của người nông dân, nên DN không có đủ tài sản để thế chấp ngân hàng. Mặc dù hiện nay, Chính phủ đã đưa ra gói tín dụng 100.000 tỷ đồng cho nông nghiệp, nhưng rất ít DN tiếp cận được nguồn vốn này. Ngay cả khi có nguồn vốn lớn để đầu tư, DN cũng đứng trước nỗi lo nông dân “bẻ kèo”, đem nông sản đi bán cho các DN khác có mức giá hấp dẫn hơn. Do đó, cần phải có sự liên kết giữa ngân hàng và DN, DN và nông dân và liên kết trong cộng đồng DN dưới sự điều phối, giám sát của Nhà nước vì mục tiêu chung phát triển ngành rau quả Việt Nam. Ông Nguyễn Thế Bảo, Chủ nhiệm HTX Suối Lớn (Đồng Nai): Hiện HTX Suối Lớn có 300 ha xoài đạt các chứng nhận VietGap, Global Gap… và sắp tới sẽ đưa vào thử nghiệm làm xoài hữu cơ. Có được kết quả này là một quá trình rất dài và gian nan trong việc vận động bà con nông dân sản xuất theo các tiêu chuẩn nói trên. Nhưng điều đáng mừng là khi trái xoài của Suối Lớn đạt được các chứng nhận VietGap, Global Gap… số lượng đơn hàng cũng tự động tăng dần lên, giúp người nông dân có thu nhập ổn định và yên tâm đi theo hướng sản xuất sạch. Những năm qua, xoài Suối Lớn không chỉ tiêu thụ ở trong nước mà còn được nhiều DN mua làm nguyên liệu chế biến để xuất khẩu đi nhiều thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc… Dự kiến, vụ mùa cuối năm 2017 này, những lô xoài tươi đầu tiên của Suối Lớn cũng sẽ được xuất sang Úc. Tôi tin rằng, chỉ cần sản xuất ra trái xoài sạch, đạt chất lượng, thị trường sẽ ngày càng rộng mở. N.HIỀN (ghi) |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Đến năm 2030, Đông Nam Bộ là đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, trung tâm tài chính quốc tế
- ·Khánh thành tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nga
- ·Lý do cầu Đồng Việt nối Bắc Giang
- ·Bình Định đề xuất thí điểm dịch vụ taxi bay phục vụ du lịch
- ·Chủ động quản lý rác thải nhựa đại dương, hướng tới phát triển thủy sản bền vững
- ·Hợp tác giữa Nghị viện Malaysia và Quốc hội Việt Nam là hết sức quan trọng
- ·Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân
- ·Tài xế xe tải quên đóng cửa thùng, người đi đường suýt gặp họa
- ·CPI tháng 01/2022 tăng 0,19%
- ·Tổng Bí thư Tô Lâm: Quyết tâm mạnh mẽ sớm tinh gọn tổ chức bộ máy
- ·Khai trương ngân hàng số
- ·"Áp lực rất lớn, một chấp hành viên phải thi hành gần 500 việc"
- ·Hơn 1.500 viên nén nghi ma túy trôi dạt vào bờ biển Quảng Nam
- ·Nhà báo, BTV Bùi Thu Thủy được giao phụ trách VTV3
- ·Hà Nội sẽ cấp giấy đi đường cho 6 nhóm đối tượng
- ·Hà Nội: Khinh khí cầu chở 9 người phải hạ cánh khẩn cấp do lỗi kỹ thuật
- ·Kiểm tra khẩn cấp du thuyền bất ngờ xuất hiện ở Long An
- ·Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại phiên toàn thể Hội nghị IPTP 11
- ·BHXH Việt Nam đề xuất tháo gỡ vướng mắc trong thanh toán bảo hiểm y tế dịch vụ kỹ thuật
- ·Ô tô lao xuống mương, 3 người chết, 2 người bị thương