【bongda ketqua】Nắm bắt xu hướng "chìa khóa" xúc tiến thương mại tại thị trường Hàn Quốc
Tôm Việt chiếm ưu thế tại thị trường Hàn Quốc | |
Thương mại Việt Nam- Hàn Quốc đạt hơn 73 tỷ USD | |
Hàn Quốc xúc tiến xuất khẩu thực phẩm và đồ uống sang thị trường Việt Nam |
Nông, thủy sản là nhóm hàng xuất khẩu tăng trưởng sang thị trường Hàn Quốc trong năm 2022 . Ảnh: T.L |
Xu hướng tiêu dùng "xanh"
Theo Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc, thị trường Hàn Quốc hiện có xu hướng thực phẩm giản tiện thay thế bữa ăn gia đình với các sản phẩm ăn liền, dễ nấu, dễ ăn đang tăng trưởng nhanh chóng tại Hàn Quốc, nhất là 5 năm trở lại đây. Cùng đó là sự lên ngôi của sản phẩm tốt cho sức khoẻ, tăng sức đề kháng như sản phẩm organic, thực phẩm dành cho người già.
Bên cạnh đó là xu hướng tiêu dùng sản phẩm thay thế thịt, bảo vệ môi trường với bao bì đóng gói hạn chế sử dụng nguyên liệu từ nhựa, mô hình quản trị ESG. Và những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy định, quy trình kiểm dịch.
Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc khuyến nghị, để sản phẩm xuất khẩu tiêu thụ tốt tại Hàn Quốc thì sản phẩm ngoài cần chất lượng, hương vị còn cần yếu tố bổ trợ như ổn định trong sản xuất, an toàn trong chế biến lưu thông, chữ tín trong cam kết. Có các yếu tố này, doanh nghiệp sẽ thuận lợi trong đàm phán và giữ đối tác lâu dài.
Do đó, các địa phương, hiệp hội và doanh nghiệp cần dành thời gian nghiên cứu, phân tích thị trường Hàn Quốc để xác định rõ sản phẩm hướng tới phân khúc tiêu dùng nào, sản phẩm cần đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và đặc biệt là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (hệ thống PLS) tại thị trường Hàn Quốc.
Để xúc tiến thương mại hiệu quả với thị trường Hàn Quốc, các bộ, ngành liên quan cần hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu, phát triển sản phẩm thông qua việc đề nghị phía Hàn Quốc hỗ trợ phân tích thị trường, sản phẩm đối với một số sản phẩm cụ thể; hỗ trợ marketing trên nền tảng mạng xã hội; tư vấn, hỗ trợ trở thành các nhà cung cấp của các trang thương mại điện tử lớn của Hàn Quốc.
Đồng thời, cần đẩy mạnh hoạt động giao lưu, hợp tác giữa các hiệp hội ngành hàng trong nước với các hiệp hội ngành hàng của Hàn Quốc cũng như với các tập đoàn phân phối như như Lotte Mart, E-Mart, Home Plus, CJ Home Shoping.... nhằm tăng cơ hội bán hàng vào hệ thống các siêu thị và kênh phân phối tại Hàn Quốc.
Bên cạnh đó các bộ, ngành tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam quảng bá, bán sản phẩm tại các các trang thương mại điện tử lớn của Hàn Quốc như Coupang, Gmarket … nhằm từng bước thâm nhập thị trường thương mại điện tử Hàn Quốc...
Mục tiêu kim ngạch song phương 100 tỷ USD năm 2023
Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc cho biết, năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương Việt Nam-Hàn Quốc đạt khoảng 88 tỷ USD, tăng 12,3% so với cùng kỳ 2021. Trong đó xuất khẩu đạt 24,4 tỷ USD, tăng 11,14% và nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 63,5 tỷ USD tăng 12,71%.
Xét về mặt hàng xuất khẩu, năm 2022 các nhóm mặt hàng Việt Nam xuất sang Hàn Quốc đều có sự tăng trưởng. Trong đó, nhóm hàng chế biến chế tạo vẫn duy trì tăng trưởng ở mức đạt 19,2 tỷ USD, 7,5%; nhóm hàng nông thủy sản đạt 1,4 tỷ USD tăng 18%; nhóm vật liệu xây dựng đạt 1 tỷ USD tăng 37,2%; nhóm nhiên liệu khoáng sản tăng trưởng mạnh ở mức 112,8%, đạt 194 triệu USD.
Về nhập khẩu, nhóm hàng chế biến chế tạo đạt 54,2 tỷ USD, tăng 7%; nhóm nhiên liệu khoáng sản tăng mạnh đạt 3,7 tỷ USD, tăng trưởng mạnh ở mức 187,2%; nhóm vật liệu xây dựng giảm nhẹ 5,3% đạt 2,4 tỷ USD; nhóm nông thủy sản vẫn duy trì tăng 10% đạt 483,4 triệu USD.
Về đầu tư, Hàn Quốc vẫn duy trì vị trí là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam với hơn 10.000 dự án và tổng vốn đầu tư lũy kế đạt gần 82 tỷ USD, chiếm gần 18,5% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.
Số liệu cập nhật mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy, tháng 1/2023 kim ngạch xuất nhập khẩu với thị trường Hàn Quốc đạt hơn 5,6 tỷ USD. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt hơn 1,693 tỷ USD. Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; điện thoại các loại và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác; dệt may... Chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu từ Hàn Quốc đạt 3,908 tỷ USD. Các mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn từ Hàn Quốc sang Việt Nam như: xăng dầu các loại; máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, phụ tùng khác; vải các loại...
Theo Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc, quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều cơ hội phát triển hơn nữa. Đặc biệt, tại Kỳ họp lần thứ 12 Ủy ban hỗn hợp về hợp tác thương mại, công nghiệp và năng lượng Việt Nam-Hàn Quốc và Kỳ họp lần thứ 6 Ủy ban hỗn hợp thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc diễn ra mới đây, Việt Nam và Hàn Quốc nhất trí hoàn thành mục tiêu kim ngạch song phương 100 tỷ USD vào năm 2023.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Người đàn ông chết trong tư thế treo cổ bên hàng rào công ty
- ·Nhận định bóng đá MU vs Aston Villa: Vòng 19 Ngoại hạng Anh
- ·Đưa nghệ thuật đến với cộng đồng
- ·TP. Hồ Chí Minh: Yonsei TP, Sao Hàn, Venesa Beauty... cùng hàng hoạt thẩm mỹ viện bị xử phạt nặng
- ·Hơn 25.000 trường hợp vi phạm bị xử phạt theo Nghị định 168 trong 2 ngày đầu năm
- ·Doanh nghiệp vi phạm sẽ phải mua hóa đơn từ cơ quan thuế
- ·Triển lãm hơn 150 bức tranh trên đường Lê Ngô Cát
- ·Yên Bái thu ngân sách đạt 58% dự toán
- ·Streamlining should reduce the number of civil servants and public employees by at least 20 per cent
- ·TP. Hồ Chí Minh: bắt 2 lô hàng vũ khí qua đường quà biếu
- ·Thiếu tướng Đặng Hồng Đức giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an
- ·Đêm nay (7/4), khai mạc Festival Huế 2012 và Năm Du lịch Quốc gia
- ·Hải quan Quảng Ninh đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp
- ·Pep Guardiola nói lý do Man City cần vô địch FIFA Club World Cup
- ·Truy tặng Huân chương dũng cảm cho anh Phạm Ngọc Anh trong vụ sạt lở đèo Bảo Lộc
- ·Sâm thái lát tẩm mật ong chịu thuế NK 40%
- ·Bỉ có 2 đoàn nghệ thuật
- ·Hải quan Long An: Thu trên 20 tỉ đồng từ kiểm tra sau thông quan
- ·Năm 2024: Hơn 2,3 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn để vượt khó
- ·Một phòng tranh ngọt ngào