【tỷ lệ bóng đá m7】Đại biểu đồng thuận thống nhất đầu mối quản lý nợ công
Tuy nhiên,Đạibiểuđồngthuậnthốngnhấtđầumốiquảnlýnợcôtỷ lệ bóng đá m7 một vấn đề tiếp tục được các đại biểu nhấn mạnh là phải quy định thống nhất về cơ quan quản lý nợ công, làm rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan liên quan theo tinh thần “một việc chỉ giao một cơ quan”, nhằm khắc phục những bất cập lâu nay trong quản lý nợ công.
Thống nhất đầu mối để tăng hiệu quả, trách nhiệm sử dụng vốn vay
ĐB Đinh Thị Bình (Phú Thọ) cho rằng Báo cáo tiếp thu, giải trình của UBTVQH đã tiếp thu nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội, cũng như các ý kiến tham gia của chuyên gia, nhà khoa học và nhân dân. Dự thảo lần này đã cụ thể hóa được chủ trương, đường lối của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội thành chính sách pháp luật của Nhà nước. Dự thảo đáp ứng được yêu cầu của quản lý nhà nước về nợ công trong tình hình mới, đặc biệt là trước tình hình nợ công tăng cao như thời gian vừa qua và khả năng trả nợ còn nhiều khó khăn, cũng như việc quản lý, sử dụng nợ công còn nhiều bất cập, hạn chế.
Phân tích cụ thể hơn về điều 15 của dự thảo, ĐB Đinh Thị Bình cho rằng, việc quy định thống nhất đầu mối về nợ công sẽ gắn được trách nhiệm vay, trách nhiệm phân bổ, trách nhiệm sử dụng, trách nhiệm cân đối nguồn, cũng như trách nhiệm nếu để xảy ra thất thoát lãng phí. Cùng với đó, việc thống nhất một đầu mối sẽ góp phần giảm được biên chế, tăng tính chuyên nghiệp của cán bộ công chức, phù hợp với chủ trương sắp xếp lại, tinh giản biên chế.
Đồng thời, việc thống nhất quản lý nợ công về một đầu mối sẽ giảm phiền hà cho các đơn vị sử dụng vốn vay, do chỉ phải làm việc với một đầu mối; từ đó sẽ mang lại những lợi ích về chi phí vay và điều kiện vay.
Ngoài ra, “thống nhất một đầu mối sẽ đưa được toàn bộ danh mục nợ về một cơ quan quản lý, từ đó sẽ nhanh chóng có được bức tranh tổng thể về nợ trong nước, nợ ngoài nước, nợ dài hạn, nợ ngắn hạn, thay vì phải ghép nhiều mảnh ghép như hiện nay. Điều này sẽ phục vụ tốt hơn cho công tác phân tích nợ, giảm rủi ro của nợ; đồng thời đánh giá được tổng thể nhu cầu vay, hoặc có thể gộp được các khoản vay nhỏ thành các khoản vay lớn, giảm các đầu mối tài chính trung gian, từ đó giảm chi phí vay”, ĐB Bình nói thêm.
Cùng quan điểm này, ĐB Phạm Đình Cúc (Bà Rịa – Vũng Tàu) cũng đánh giá, dự thảo Luật lần này đã hoàn thiện hơn về cả nội dung và thể thức văn bản. ĐB Cúc nhấn mạnh, việc thống nhất một đầu mối quản lý vay nợ trong nước và ngoài nước là cần thiết, phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành, thực hiện đúng tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 về cải cách bộ máy hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, trên nguyên tắc “một việc chỉ giao một cơ quan”. Chính điều này sẽ giúp việc quản lý nợ công tránh khỏi sự chồng chéo, phân tán hiện nay và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Việc thống nhất một đầu mối về quản lý nợ công cũng nhận được sự ủng hộ của nhiều đại biểu khác như: Hoàng Văn Cường (Hà Nội), Nguyễn Tạo (Lâm Đồng); Trần Văn Tiến (Vĩnh Phúc); Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang); Vũ Thị Lưu Mai (Hà Nội); Trần Quang Chiểu (Nam Định);...
Làm rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan, người đứng đầu
Theo báo cáo giải trình tiếp thu của UBTVQH, có ý kiến đề nghị quy định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan trong quản lý, sử dụng nợ công, đặc biệt trong trường hợp sử dụng vốn vay không hiệu quả; Dự thảo luật chưa cân đối giữa quy định về quyền hạn và trách nhiệm.
UBTVQH đã tiếp thu ý kiến các vị ĐBQH, chỉnh lý các quy định gắn quyền hạn đi đôi với trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý, sử dụng nợ công theo hướng: Bổ sung quy định trách nhiệm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; thể hiện rõ hơn trách nhiệm của cơ quan, tổ chức tiếp nhận, sử dụng vốn vay hoặc được bảo lãnh vay vốn; bổ sung quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong quy trình quản lý nợ công.
Tuy nhiên, theo ĐB Nguyễn Tạo (Lâm Đồng), việc quy định các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ quản lý nợ công còn chung chung, dễ bị chồng chéo trong phân công nhiệm vụ.
Do vậy ĐB Tạo đề nghị cần phải nghiên cứu xem xét quy định rõ hơn, cụ thể hơn trách nhiệm của từng Bộ như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước trong việc phối hợp với Bộ Tài chính khi thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về nợ công…
Dự thảo luật đã bổ sung hệ thống các công cụ quản lý nợ công bền vững
Sau khi lắng nghe các ý kiến đại biểu thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau về dự thảo Luật Quản lý nợ công (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã có phần phát biểu, giải trình thêm về một số vấn đề được các đại biểu nêu.
Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, trước tình hình nợ công tăng cao, tiến tới gần giới hạn Quốc hội cho phép, thực hiện Nghị quyết Đại hội 12 của Đảng, Bộ Tài chính đã tham mưu cho Ban cán sự Đảng, Chính phủ, báo cáo Bộ Chính trị về đề án cơ cấu lại ngân sách nhà nước (NSNN), đảm bảo chỉ tiêu nợ công, đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững. Bộ Chính trị cũng đã ban hành Nghị quyết 07/2016 về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững (Nghị quyết 07). Để triển khai thực hiện Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị, Bộ Tài chính là cơ quan được Chính phủ giao chủ trì tham mưu soạn thảo, hoàn thiện dự án Luật Quản lý nợ công (sửa đổi) theo hướng bám sát các chủ trương của Đảng và Nghị quyết của Bộ Chính trị.
Cụ thể là, Ban soạn thảo đã bổ sung vào dự thảo Luật quy định hệ thống các công cụ quản lý nợ công (QLNC) bền vững như: Chỉ tiêu an toàn nợ công, nợ chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia, kế hoạch vay trả nợ công 5 năm, chương trình quản lý nợ trung hạn 3 năm (gồm năm hiện hành, năm kế hoạch, năm tiếp theo). Kế hoạch vay trả nợ công hàng năm được cơ quan có thẩm quyền của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định chặt chẽ. Dự Luật còn bổ sung các quy định về nguyên tắc quản lý nợ công, những hành vi bị cấm, các quy định về quản lý huy động, sử dụng, trả nợ, trách nhiệm của tất cả các cơ quan liên quan một cách chặt chẽ hơn so với Luật Quản lý nợ công năm 2009.
Dự thảo cũng xác định rõ thẩm quyền của các cơ quan trong QLNC bao gồm Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính với trách nhiệm là cơ quan chủ trì, tham mưu giúp Chính phủ trong việc quản lý nhà nước về nợ công. Bên cạnh đó, đã xác định vai trò của cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong việc giám sát cộng đồng về QLNC. Đồng thời, dự thảo Luật đã đưa ra những quy định làm rõ, siết chặt hơn về phạm vi bảo lãnh chính phủ, vay về cho vay lại, vốn vay nước ngoài… để giảm thiểu rủi ro, không làm gia tăng khoản nợ cho NSNN.
Với một số ý kiến về các khoản vay cho vay lại, Bộ trưởng khẳng định, không có chuyện chúng ta vay thương mại về cho vay lại. Điều này hoàn toàn phù hợp Luật Ngân sách Nhà nước.
“Thực tế thời gian qua, chúng tôi đã kiến nghị với Chính phủ về một loạt khoản vay của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á. Chúng ta đã tốt nghiệp IDA, nên nhiều khoản vay, dự án sau khi tính toán chúng tôi cũng đã báo cáo Chính phủ không vay nữa. Lý do, một là lãi suất quá cao, khoảng 5 đến 7% nếu tính bình quân (bao gồm cả trượt giá), cao hơn vốn vay trong nước 15 năm; hai là, những hiệp định này, chuẩn bị đàm phán thì nằm ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn mà Quốc hội đã thông qua. Quốc hội thông qua là 300.000 tỷ đồng, nhưng thực tế tháng 6/2016, các hiệp định đã ký chưa giải ngân còn khoảng 22 – 23 tỷ USD, tức là trên 500.000 tỷ đồng. Đến nay, nguy cơ vượt quá 300.000 tỷ đồng của nhiệm kỳ này đã khá rõ”, Bộ trưởng nói.
Cũng theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, Chính phủ, Bộ Tài chính đã báo cáo Quốc hội, năm nay kế hoạch đưa lên bội chi là 3,7% GDP (năm 2018), nhưng kế hoạch năm 2019 là xuống 3,6% và năm 2020 là 3,4%, thì mới đảm bảo mục tiêu Nghị quyết Quốc hội đưa ra là dưới 3,9% và đến năm 2020 là dưới 3,5%.
“Trước các nhu cầu đầu tư, nhà tài trợ rất muốn cho chúng ta vay. Đây là thời điểm chúng ta có quyền lựa chọn các khoản vay phù hợp, lựa chọn giữa vay hay không vay nếu chúng ta làm tốt việc quản lý nợ trung hạn và Kế hoạch tài chính trung hạn cũng như Kế hoạch đầu tư công trung hạn. Vấn đề bây giờ, trước hết là lợi ích, sử dụng các khoản vay có hiệu quả không?”, Bộ trưởng cho hay.
Về điều kiện cơ quan cho vay lại, Dự luật đưa ra hai trường hợp: Với các chương trình dự án, sẽ do Ngân hàng Chính sách của Nhà nước thực hiện, không chịu rủi ro; còn đối với các dự án sản xuất kinh doanh sẽ do ngân hàng thương mại thực hiện và điều kiện chính là các ngân hàng thương mại chịu rủi ro.
“Các ý kiến đại biểu đã phát biểu, chúng tôi sẽ cùng cơ quan thẩm định nghiên cứu, tiếp thu, để hoàn thiện văn bản luật. Luật đã đưa ra những điều kiện để siết chặt hơn về phạm vi, các điều kiện vay về cho vay lại, vốn vay nước ngoài của Chính phủ để giảm thiểu rủi ro, tăng nghĩa vụ nợ dự phòng”, Bộ trưởng cho biết thêm.
Riêng về phân công chức năng nhiệm vụ của các cơ quan trong quản lý nợ công, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết: “Chúng tôi cho rằng, qua thảo luận, còn có ý kiến khác nhau, và cũng là sự khác nhau giữa UBTVQH và Chính phủ, chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với cơ quan soạn thảo để nghiên cứu, tiếp thu giải trình với Quốc hội, để Quốc hội quyết định trong thời gian tới”.
“Trước các nhu cầu đầu tư, nhà tài trợ rất muốn cho chúng ta vay. Đây là thời điểm chúng ta có quyền lựa chọn các khoản vay phù hợp, lựa chọn giữa vay hay không vay nếu chúng ta làm tốt việc quản lý nợ trung hạn và Kế hoạch tài chính trung hạn cũng như Kế hoạch đầu tư công trung hạn. Vấn đề bây giờ, trước hết là lợi ích, sử dụng các khoản vay có hiệu quả không?”. Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng |
Duy Thái (ghi)
(责任编辑:La liga)
- ·Cổ đông mới của Vinaconex muốn thay đổi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh
- ·Phim tài liệu tái hiện hành trình World Cup của tuyển nữ Việt Nam
- ·Sơn La giành chiến thắng đầu tiên ở giải U19 nữ Quốc gia 2024
- ·V.League 2024
- ·Lợi nhuận tăng trưởng, cổ phiếu Viettel Global tăng gấp 3 lần
- ·Học viện Nông nghiệp Việt Nam thắng trận mở màn giải Futsal Sinh viên Hà Nội
- ·Hàng thủ sơ hở, tuyển Việt Nam hòa thất vọng trước Ấn Độ
- ·Cách giao bóng pickleball chuẩn kỹ thuật
- ·Máy bay đi vào đường lăn đang tạm dừng khai thác tại sân bay Tân Sơn Nhất
- ·Xác định đội bóng cuối cùng tham dự AFF Cup 2024
- ·Bamboo Airways mở bán vé đường bay Hải Phòng đi Quy Nhơn, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ
- ·Văn Quyết: Mong trận derby thủ đô diễn ra trung thực
- ·Văn Quyết giã từ tuyển Việt Nam: Lời chia tay trên đỉnh cao
- ·HLV Troussier: Văn Quyết thuộc nhóm cầu thủ hay nhất lịch sử Việt Nam
- ·Giá vàng ngày 2/9: 'Thương chiến' căng thẳng, vàng duy trì đà tăng mạnh phiên đầu tuần
- ·Trực tiếp Bình Phước 1
- ·FIFA vinh danh tiền đạo Văn Quyết
- ·220 VĐV tham dự Giải golf Chung tay vì an toàn giao thông lần thứ 5
- ·‘Phát sốt’ chiếc ô tô SUV số tự động đẹp long lanh vừa ra mắt giá 326 triệu đồng
- ·Đội hình Việt Nam vs Ấn Độ: Hoàng Đức đá chính, Đặng Văn Lâm dự bị