【kingston city】Gạo Việt tăng tốc vào EU
Gạo thơm Việt Nam thênh thang cơ hội vào EU | |
Quy định chứng nhận chủng loại gạo thơm xuất khẩu sang EU | |
9 giống gạo thơm sẵn sàng "chớp" cơ hội từ EVFTA |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Xuất khẩu tăng bất chấp Covid-19
Dự kiến ngày 22/9, tại ấp Sơn Lập, xã Vọng Đông, huyện Thoại Sơn, An Giang sẽ diễn ra Lễ công bố xuất khẩu lô hàng gạo thơm sang EU theo Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA).
Lô gạo này của Tập đoàn Lộc Trời có khối lượng 126 tấn gạo thơm giống Jasmine 85, được đóng gói theo quy cách 18kg, sẽ lên đường sang thị trường EU vào cuối tháng 9/2020.
Bộ NN&PTNT đánh giá, việc triển khai Hiệp định EVFTA đã tạo xung lực mới cho tăng trưởng và hội nhập quốc tế của Việt Nam; đặc biết là các mặt hàng nông sản như thủy sản, trái cây, cà phê và gạo.
Năm 2019, xuất khẩu gạo của Việt Nam vào EU là 50 nghìn tấn, đạt trị giá 28,5 triệu Euro. Trong khi đó, tổng nhập khẩu gạo của EU là 2,3 triệu tấn gạo, trị giá 1,4 tỷ Euro. So với các nước ASEAN khác, xuất khẩu gạo của Việt Nam vào EU chỉ bằng 1/6 với Thái Lan, 1/10 Myanmar và 1/4 Campuchia.
8 tháng năm 2020, xuất khẩu gạo vào EU đạt trên 15,8 nghìn tấn, với trị giá xấp xỉ 8,5 triệu USD. Tuy nhiên, chỉ riêng từ ngày 4/9 đến ngày 17/9 đã có 6 doanh nghiệp nộp đơn xin chứng nhận với khối lượng xấp xỉ 4,3 nghìn tấn gạo thơm xuất khẩu sang EU.
"Xuất khẩu gạo, trong đó có gạo thơm sang EU từ nay đến hết năm sẽ tiếp tục tăng cho dù vẫn chịu tác động từ dịch bệnh Covid-19", Bộ NN&PTTN dự kiến.
Xung quanh vấn đề tận dụng EVFTA thúc đẩy xuất khẩu nông sản nói chung sang thị trường EU, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá, Hiệp định EVFTA là "chìa khóa" để các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam có thể tiếp cận được một thị trường đầy tiềm năng với hơn 511 triệu dân, GDP đầu người trên 35.000 USD.
Với mặt hàng gạo, theo EVFTA, EU dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm). Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế suất về 0% sau 3-5 năm.
Đáp ứng tiêu chuẩn cao về chất lượng
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lộc Trời cho biết, Tập đoàn ý thức rõ việc hàng hóa muốn xuất khẩu vào các thị trường EU cần đáp ứng những tiêu chuẩn rất cao về chất lượng.
Trên thực tế, ngay từ năm 2018, Tập đoàn Lộc Trời đã chú trọng đến việc đầu tư tập trung cho việc trồng và kiểm soát chất lượng cho thị trường EU và đã xuất khẩu hơn 10.000 tấn gạo bao gồm Jasmine 85, Japonica DS1, OM18, OM5451… vào thị trường này với nhiều quy cách đa dạng.
Từ ngày 1/8/2020, Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực, Tập đoàn Lộc Trời có sự chuẩn bị trên các lĩnh vực về giống, vùng trồng, lực lượng cho mùa vụ tiếp theo, chủ động làm việc với các đối tác EU để nắm bắt về số lượng, chủng loại và các yêu cầu khác để đáp ứng phù hợp.
"Tập đoàn đặt mục tiêu trở thành một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất vào EU trong thời gian tới khi tập trung nhiều nguồn lực vào việc đáp ứng yêu cầu chất lượng ngày càng cao của EU, tăng diện tích vùng trồng dẫn đến tăng sản lượng xuất khẩu, đa dạng hóa các loại giống, xây dựng thương hiệu của một số loại giống của Việt Nam tại thị trường EU", ông Huỳnh Văn Thòn nhấn mạnh.
Thời gian tới, để khai thác tốt hơn cơ hội từ thị trường EU, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng, ngành nông nghiệp cần đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, trong đó liên kết chặt chẽ giữa hợp tác xã, doanh nghiệp với bà con nông dân; hình thành quy trình khép kín từ tổ chức nguyên liệu cho đến khâu chế biến, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm và chú ý đến bao bì, nhãn mác.
Không chỉ đối với mặt hàng gạo, Bộ NN&PTNT luôn ủng hộ các doanh nghiệp, các địa phương xây dựng chuỗi liên kết sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng và an toàn.
Các địa phương, doanh nghiệp cần xác định nhóm ngành hàng có thế mạnh của Việt Nam, mang tính bổ trợ để tập trung thúc đẩy xuất khẩu vào EU như: Thủy sản, cà phê, hạt điều, tiêu, gỗ và các sản phẩm gỗ, trái cây cả tươi và chế biến, gạo là các sản phẩm xuất khẩu chính sang EU; tăng chế biến để tạo giá trị gia tăng...
"Doanh nghiệp cần cùng Nhà nước, nông dân liên kết chặt chẽ để đảm bảo các điều kiện xuất khẩu như vấn đề xuất xứ hàng hóa, nhãn mác, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy nguyên nguồn gốc… nhằm mở rộng thị trường sang EU", "tư lệnh" ngành nông nghiệp nói.
Theo Bộ NN&PTNT, hàng năm, Việt Nam xuất khẩu từ 6,4 -7,0 triệu tấn gạo tới hơn 30 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2019, Việt Nam xuất khẩu trên 6,3 triệu tấn với trị giá trên 2,8 tỷ USD. 8 tháng năm 2020, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt trên 4,6 triệu tấn với trị giá trên 2,25 tỷ USD, tăng 10,4% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, các giống OM5451, OM4900, Hương Nhài 85, ST20, RVT, VD20, Nàng Hoa 9, Tài Nguyên Chợ Đào thuộc danh mục gạo thơm xuất khẩu sang EU được hưởng hạn ngạch ưu đãi thuế quan chiếm khoảng 43% đến 46% tổng lượng gạo xuất khẩu hàng năm với khoảng trên 3,0 triệu tấn. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Hoa hậu Nguyễn Thanh Hà ấp ủ viết sách về môi trường
- ·Bình oxy lỏng nổ như bom, 1 người tử vong ở Quy Nhơn
- ·Tàu thăm dò Parker của NASA lập dấu mốc lịch sử
- ·Đánh thuế bất động sản: Triệt nạn đầu cơ nhưng cần hài hòa lợi ích
- ·Tây Nguyên, Nam Bộ mưa nhiều nhất cả nước
- ·Chính sách tiền tệ vượt thách thức, đón chu kỳ tăng trưởng cao
- ·Tránh rủi ro cho màn hình của Galaxy S8 và S8 Plus
- ·Tân Hưng: Trao 2 căn nhà tình nghĩa cho gia đình có công với cách mạng
- ·Quốc lộ nối Đà Lạt
- ·Vì sao Gen Z ngày càng hờ hững với hẹn hò online?
- ·Ngày 5/1: Giá xăng dầu tiếp tục đà tăng mạnh
- ·Tranh đội tuyển Việt Nam chiến thắng của họa sĩ Thăng Fly gây sốt
- ·Trưởng Công an TP Thủ Đức làm Phó Giám đốc Công an TP.HCM
- ·Chuyên Gia AI
- ·Ngày 3/1: Giá bạc đồng loạt tăng cả thị trường thế giới và trong nước
- ·Cuộc thử nghiệm mờ ám ở Puerto Rico
- ·Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- ·Galaxy View mở bán từ 6/11 với giá 599 USD
- ·Mưa lớn trút nước ở Hà Nội, khắp ngả đường kẹt không lối thoát
- ·Ngày 4/1: Thép trong nước giữ nguyên giá bán, quặng sắt giảm nhẹ