【kèo tài xỉu 0.5-1 là gì】Nghị quyết 33 vừa ban hành sẽ “cứu” thị trường bất động sản thế nào?
Nghị quyết 33 vừa ban hành sẽ “cứu” thị trường bất động sản thế nào?cứukèo tài xỉu 0.5-1 là gì
Nội dung chính của Nghị quyết này chủ yếu đề cập đến nhiệm vụ và giải pháp nhằm “giải cứu” thị trường bất động sản đang gặp nhiều khó khăn.
Tháo gỡ và thúc đẩy cho thị trường
Mới đây ngày 11/3, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 33/NĐ-CP về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững. Trong đó nhiều mục tiêu, nhiệm vụ được đặt ra xuyên suốt nhằm tạo ra hướng đi cho thị trường đang trong tình cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”.
Mục tiêu quan trọng nhất được đặt ra đó chính là tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đặc biệt là về thể chế, tổ chức thực hiện và nguồn vốn cho thị trường bất động sản. Trong đó đặc biệt chú trọng đến việc tháo gỡ các vướng mắc về quy định pháp luật, trình tự thủ tục cũng như việc tổ chức triển khai thực hiện các dự án bất động sản, nhất là liên quan đến đầu tư, đất đai, xây dựng, đấu giá…
Bên cạnh đó, Nghị quyết cũng đề cập đến việc tháo gỡ vướng mắc cho các dự án đang triển khai để sớm hoàn thành, tạo nguồn cung cho thị trường. Đồng thời tháo gỡ khó khăn về các nguồn vốn tín dụng, trái phiếu, quỹ đầu tư… khơi thông dòng vốn cho thị trường bất động sản, góp phần tăng thanh khoản cho thị trường.
Mục tiêu tiếp theo được nhắc đến đó là thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển, tăng nguồn cung, đồng thời điều chỉnh cơ cấu sản phẩm thị trường bất động sản hợp lý hơn. Ngoài ra sẽ thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, phấn đấu đến năm 2030 hoàn thành ít nhất khoảng 1 triệu căn nhà ở xã hội.
Việc đầu tư phát triển nhà ở xã hội cho người lao động có thu nhập thấp được xác định là một hạng mục đầu tư trong nguồn vốn trung - dài hạn của các địa phương. Để hỗ trợ nguồn vốn cho phát triển nhà ở xã hội, Chính phủ đề xuất triển khai Chương trình tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng.
Gói tín dụng sẽ giúp chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay với lãi suất thấp hơn khoảng từ 1,5-2% so với lãi suất cho vay trung dài hạn VND bình quân của các ngân hàng.
Không siết nguồn vốn bất hợp lý
Nhắc đến nút thắt của thị trường hiện nay đó là nguồn vốn, Chính phủ nhấn mạnh sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người mua nhà và nhà đầu tư được nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn tín dụng.
Cùng với đó là có biện pháp xử lý phù hợp cho các doanh nghiệp bất động sản khó khăn như giãn nợ gốc, lãi vay, cơ cấu lại nhóm nợ… Nguồn vốn tín dụng sẽ tập trung các dự án, phương án vay vốn khả thi, khách hàng có năng lực tài chính, khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn.
Trong đó ưu tiên các dự án bất động sản nhà ở, đáp ứng nhu cầu thực của người dân, có hiệu quả, thanh khoản tốt như nhà ở xã hội, cải tạo chung cư cũ, văn phòng cho thuê, bất động sản phục vụ sản xuất, công nghiệp, du lịch… Ngoài ra là có biện pháp phù hợp, hiệu quả giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ thị trường bất động sản.
Chính phủ cho biết sẽ kiểm soát hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trên thị trường chứng khoán tránh hiện tượng đầu cơ, thao túng, thổi giá.
Mặt khác, sẽ tạo điều kiện không làm cản trở các doanh nghiệp đủ năng lực, kết quả hoạt động kinh doanh tốt, lành mạnh... có thể huy động vốn để hỗ trợ phục hồi, phát triển.
Về vấn đề trái phiếu, Chính phủ nhấn mạnh sẽ kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật về phát hành, đầu tư và cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp. Đặc biệt tập trung vào việc phát hành trái phiếu riêng lẻ của các doanh nghiệp bất động sản, của tổ chức tín dụng có liên quan đến doanh nghiệp bất động sản, các doanh nghiệp có khối lượng phát hành lớn, lãi suất cao, các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh thua lỗ, các doanh nghiệp phát hành không có tài sản bảo đảm.
Đồng thời sẽ kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, an toàn, chắc chắn, chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, tập trung bảo đảm hiệu quả, quản lý chặt chẽ giá cả, thị trường.
Bên cạnh những giải pháp tháo gỡ, Nghị quyết 33 cũng nêu rõ nhiệm vụ phải thường xuyên theo dõi, giám sát có hiệu quả tình hình thị trường để kịp thời có biện pháp, giải pháp phù hợp nhằm ngăn chặn tình trạng thị trường "phát triển nóng" hoặc "đóng băng", tình trạng tung tin đồn thổi, đầu cơ thổi giá bất động sản lên cao để trục lợi, mất cân đối cung - cầu và đảm bảo vận hành lành mạnh theo cơ chế thị trường.
- ·Trước giờ khai mạc SEA Games 31: Hiệu ứng tuyệt vời của công nghệ cho một đại tiệc thể thao ĐNA
- ·PM meets Cambodian, Singaporean, Malaysian counterparts
- ·Việt Nam ready for big election day
- ·Việt Nam consistently respects, ensures right to religious freedom
- ·Năm 2018, khách quốc tế ghé thăm Việt Nam chủ yếu đến từ các quốc gia nào?
- ·A number of theoretical and practical issues on socialism and the path to socialism in Viet Nam
- ·Many constituencies report early high turnout rates in largest
- ·PM Phạm Minh Chính to attend Partnering for Green Growth Summit
- ·BHXH Việt Nam lấy người dân làm trung tâm trong công tác chuyển đổi số
- ·Việt Nam resolutely rejects China’s unilateral fishing ban: Vice Spokesperson
- ·Đoàn Doanh nhân trẻ Long An dự Đại hội Hội Doanh nhân trẻ Đồng Tháp
- ·UNSC themes during Việt Nam's Month of UNSC Presidency win international approval
- ·Vietnam News Agency debuts special news website on elections
- ·Time for nations to put aside conflicts and work together: PM
- ·Tăng cường công tác quản lý chất thải y tế, chất thải trong phòng chống dịch COVID
- ·VN and China look to boost relations through armies
- ·PM urges people to vote as he casts his ballot in Cần Thơ
- ·PM meets Cambodian, Singaporean, Malaysian counterparts
- ·Chuyển đổi số trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
- ·Việt Nam chairs UNSC debate on protecting essential infrastructure