【kết quả net 9】Món chè Hà Nội giá bằng hai bát phở vẫn nườm nượp khách
Nằm trong con ngõ nhỏ ở đường Trần Hưng Đạo (Hà Nội),ónchèHàNộigiábằnghaibátphởvẫnnườmnượpkhákết quả net 9 mỗi tối, quán chè thập cẩm cũ 1976 luôn đông kín khách, bàn ghế không còn chỗ trống.
Không gian quán đơn giản, chỉ là một căn nhà nhỏ 2 tầng, bên ngoài treo chiếc biển nhuốm màu thời gian, bàn ghế nhựa. Tuy nhiên, nếu lần đầu tới quán, không ít thực khách ngạc nhiên vì mức giá tại đây. Thực đơn của quán có tới 72 món chè khác nhau, cốc rẻ nhất có giá 60.000 đồng, cốc chè thập cẩm sầu riêng cốt dừa có giá lên tới 90.000 đồng. Mức giá chè của quán cao hơn 2 đến 3 lần so với mặt bằng chung.
Nhiều vị khách ví von, chè tại đây có giá "bằng hai bát phở bò".
Chủ quán chè này là bà Lê Minh Dung (63 tuổi, Hà Nội). Bà Dung cho biết, quán chè được mẹ bà mở bán từ năm 1976. Đến năm 1996 bà tiếp quản lại quán.
Thời mới mở, quán chè khá vắng khách, dù vậy, mẹ bà Dung vẫn cố gắng sáng tạo ra những món mới, làm đa dạng thực đơn và gây ấn tượng. Mỗi món, mẹ bà Dung đều làm rất tỉ mỉ và tâm huyết. Khi bà Dung tiếp quản, giá cốc chè khoảng 7.000 đồng còn bát phở là 3.500 đồng, bún chả khoảng 2.500 đồng. Mức giá tăng dần theo thời gian.
"Nhiều gia đình 3,4 thế hệ vẫn ăn chè nhà tôi. Có người tuần nào cũng ăn suốt mấy chục năm. Mức giá tương xứng với chất lượng chứ tôi không bán đắt, bán thách", bà Dung cho hay.
Theo bà Dung, ban đầu, quán chỉ bán chè đậu xanh cốt dừa, sau này bắt đầu có chè thập cẩm và dần nghĩ ra nhiều món chè khác. Nguyên liệu làm chè có 17-18 loại chính như đậu xanh, đỗ đen, cốt dừa, cốm, trái cây theo mùa.
Cốc chè có giá cao nhất hiện tại là thập cẩm sầu riêng cốt dừa. Cốc chè được hòa quyện từ 17 nguyên liệu khác nhau: đậu xanh, đậu đỏ, cốt dừa, hoa quả, cốm xào, trân châu,... Chè ngọt thanh, các hương vị khá hài hòa, phù hợp với nhiều người. Chè được đựng vào những cốc khá lớn, phần nhân đầy gần miệng cốc, thấm đẫm cốt dừa.
Toàn bộ trân châu của quán đều tự làm trong ngày với các vị khác nhau như socola, nho, đậu xanh, sen, vừng, dừa. Kích thước viên trân châu khá to nên nhiều thực khách liên tưởng tới viên bột lọc trong chè miền Trung.
Bà Dung chia sẻ, mẹ bà vốn là người Phú Yên nên cách nấu chè cũng ảnh hưởng nhiều từ phong cách người miền Trung, miền Nam. Viên trâu châu kì công nhất là loại trân châu socola. Phần socola được em gái bà Dung gửi từ Đức về, mỗi lần khoảng 10kg, tương ứng 500 thanh. Bà Dung đã từng thử một số loại socola khác ở Việt Nam nhưng thấy không hợp vị, không ngon. "Từng loại nguyên liệu đều phải chọn rất kĩ thì cốc chè mới hoàn hảo. Tôi duy trì sự tỉ mỉ, cầu kỳ từ mẹ", bà Dung chia sẻ.
Bà Dung cho biết, chế biến trân châu mất nhiều thời gian và vất vả nhất. Trân châu ở quán gồm 3 loại, đều được làm từ bột tươi và tự tay nặn vê, không mua sẵn. Trái cây được bà Dung lựa theo từng mùa để tươi, ngon, an toàn. Sầu riêng làm chè phải là "hàng loại một", béo ngậy, dậy mùi thơm.
Trong 30 năm mở bán, bà Dung đã quá quen khi nghe những lời tranh cãi về giá bán của một cốc chè ở đây. Thế nhưng, bà Dung không buồn mà rất tự hào vì quán mình vẫn đông, chứng tỏ chất lượng đủ thu hút và giữ chân thực khách. "Đắt hay rẻ tùy điều kiện và đánh giá của mỗi người. Một cốc chè ở đây, giá phải gấp 3 lần những quán khác. Nhưng khách vẫn tới, quay lại nhiều lần thì chắc chắn là nhờ chất lượng ổn định", bà chủ này chia sẻ.
Nói về chuyện giảm giá để hút khách, bà Dung nói: “Một là tăng lên, hai là giữ nguyên, chứ không bao giờ tôi giảm giá để hút khách.”
Hiện tại, mỗi ngày quán chè bà Dung bán khoảng 700-800 cốc chè, những ngày lễ, lượng bán có thể tăng gấp đôi, gấp ba. Thời đỉnh cao, trước Covid-19, quán từng bán 1500-1700 cốc mỗi ngày, khách vào ra liên tục, lúc nào cũng phải có ít nhất 5 nhân viên túc trực ở quán.
Bà Lê Thị Hằng (52 tuổi, Hà Nội) đã là khách quen ở đây suốt 30 năm, từ khi quán do mẹ bà Dung làm chủ. Đến giờ, tuần nào bà Hằng cũng ghé qua đây ủng hộ quán, mua về cho con cháu ăn.
"Giá ở đây có cao thật, nhưng hương vị nó vẫn giữ nguyên bao năm nay, ngọt thanh, thơm dễ chịu chứ không ngọt gắt”, bà Hằng nói.
Bạn Huyền Dương (2003, Nghệ An) cũng đến thưởng thức quán chè thập cẩm cũ 1976 vào ngày cuối tuần. Được biết, Dương đến vì tò mò ly chè 90.000 đồng gây tranh cãi trên mạng. Chia sẻ về cảm nhận, Dương nói: “Mình thấy cũng khá ngon. Cảm nhận đầu tiên là cốc rất to, lớn hơn cả cốc bia. Chè có rất nhiều nguyên liệu, vị hài hòa, tươi ngon. Tuy nhiên, giá cũng hơi cao nên không thể ăn thường xuyên".
Không chỉ phục vụ khách tại chỗ, quán còn bán mang về. Buổi tối, quán tập trung rất đông người giao hàng chờ nhận đơn. Thông thường, quán mở từ khoảng 9h tới 22h30.
Với bà Dung quán chè này là "gia tài" của mẹ để lại, lưu dấu rất nhiều kí ức hạnh phúc thời thơ ấu với gia đình. "Tôi muốn quán chè này được lưu giữ theo truyền thống gia đình, muốn con cháu tiếp quản cho đến khi quán chè không thể duy trì nổi nữa thì đành thôi", bà Dung tâm sự.
Kim Ngân
(责任编辑:World Cup)
- ·Quá giới hạn với tình cũ nhưng không thấy có lỗi với chồng
- ·Virus corona có thể lây từ người sang người trong vòng 15 phút
- ·Giá dầu, vàng và chứng khoán châu Á phiên chiều 12/2 đều đi xuống
- ·'Huyền thoại bong bóng' Fan Yang sẽ diễn 3 tháng liên tục tại Hà Nội
- ·Hành trình gian nan của bé gái mắc bệnh ung thư
- ·Góp ý hoàn thiện chính sách xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp
- ·Trụ trì chùa Ba Vàng vẫn khẳng định oan gia trái chủ có thật
- ·Ngăn chặn hơn 300 nghìn khẩu trang xuất lậu sang Trung Quốc
- ·Chồng mất, vợ ngoại tình nhiều năm trở về đòi chia tài sản
- ·Triển lãm 'Hà Nội' trong lòng Hà Nội
- ·Con được 10 tháng tuổi, anh ép tôi phải ly hôn
- ·Thí điểm bình ổn giá dịch vụ xếp dỡ container đạt hiệu quả
- ·KBNN trả lại hơn 12 tỷ đồng cho khách hàng
- ·29 thí sinh dự thi tài năng trẻ biên đạo múa toàn quốc
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày đầu tháng 5/2017
- ·Thủ tướng gửi Thư động viên đội tuyển U23 Việt Nam
- ·8 di sản thế giới mới được UNESCO công nhận
- ·NSND Tự Long áp lực khi tham gia 'Cung đường huyền thoại' với vai trò mới
- ·Khám bệnh, phát thuốc miễn phí cho 105 người có công với cách mạng
- ·HTC công bố One Max nhận dạng vân tay