【trực tiếp bóng đá cúp c3】Cách thức ngăn chặn khủng bố tại châu Âu
Theo bài viết, châu Âu đang chịu áp lực lớn từ làn sóng người tị nạn. Điều này đã đặt ra cho xã hội châu Âu nhiều thách thức lớn. Một trong số những thách thức đó là tệ nạn, tội phạm. Đáng chú ý, không ít người Hồi giáo châu Âu đã bị cực đoan hóa, một số đã tới Iraq, Syria để đầu quân cho tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, một số đối tượng hiện đã quay trở về âm mưu tiến hành các hoạt động khủng bố. Nhiều nước châu Âu đã tăng cường các biện pháp an ninh nội địa, nhưng có lẽ vẫn chưa đủ để ngăn chặn được các làn sóng khủng bố.
Thời gian qua, Đức và các nước châu Âu khác đã thông qua các biện pháp mới, bao gồm cả việc tăng cường lực lượng cảnh sát, trục xuất những người nhập cư phạm pháp, tước quyền công dân đối với những người gia nhập "chiến binh khủng bố". Ngoài ra, các nước còn tăng cường tuần tra tại các khu vực công cộng, thành lập các đơn vị mới chuyên phát hiện đấu tranh với các đối tượng khủng bố thông qua các hoạt động của chúng trên mạng Internet. Để trấn an công chúng, các nước như Bỉ, Bulgaria, Pháp và Hà Lan, cũng như các khu vực Ticino của Thụy Sĩ, Lombardy của Italy, đã cấm phụ nữ Hồi giáo mang mạng che mặt và mặc áo burqa, loại áo trùm kín từ đầu tới chân, ở một số thậm chí là tại tất cả các địa điểm công cộng. Một số thành phố ven biển của Pháp cũng đã cấm mặc đồ tắm burkini, loại trang phục áo tắm trùm kín người của phụ nữ Hồi giáo.
Tuy nhiên, để tìm ra một giải pháp thực sự cho vấn đề chống khủng bố tại châu Âu, các nhà lãnh đạo khu vực này cần phải giải quyết tận gốc rễ các tư tưởng làm nảy sinh những thách thức an ninh mà họ đang phải đối mặt.
Hồi giáo không phải là gốc rễ gây ra các thách thức an ninh của châu Âu và việc cấm sử dụng các trang phục như burqa và burkini cũng không thể ngặn chặn hoàn toàn các hoạt động khủng bố. Trên thực tế, người Hồi giáo từ lâu đã là một phần của xã hội châu Âu, chiếm khoảng 4% tổng dân số của châu Âu vào năm 1990 và 6% vào năm 2010. Những làn sóng nhập cư từ các nước Hồi giáo cũng không làm gia tăng các hoạt động khủng bố trong phạm vi biên giới châu Âu. Từ những năm 1960, khoảng ba triệu người di cư từ Thổ Nhĩ Kỳ tới định cư tại Đức nhưng vẫn không đặt ra bất cứ mối đe dọa an ninh nào.
Ngày nay, nhiều mối đe dọa an ninh xuất phát từ chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Không thể phủ nhận rằng nhiều người tị nạn hiện nay đến từ các quốc gia bị chiến tranh tàn phá như Iraq và Syria đã phải chịu đựng tình hình bạo lực và những nỗi đau không kể xiết. Một số đã thấm nhuần tư tưởng Hồi giáo cực đoan và đi theo lời kêu gọi thánh chiến. Một số có thể là người của IS đã cải trang hòa vào dòng người tị nạn để thực hiện các cuộc tấn công khủng bố tại châu Âu. Các quan chức tình báo Mỹ cũng đã nhiều lần cảnh báo về khả năng này.
Ngay cả đối với đa số người tị nạn đang thực sự tìm kiếm sự an toàn tại các quốc gia châu Âu, không loại trừ những lời tuyên truyền của Hồi giáo cực đoan đã có tác động tâm lý mạnh mẽ đến họ. Ngoài ra, do phải sống quá lâu trong một khu vực xung đột, khi hòa nhập vào một xã hội hòa bình, bị chi phối bởi các quy tắc của pháp luật, họ có thể đối mặt với không ít khó khăn, trong đó có thể có các hành vi phạm tội. Đối với nhiều người dân châu Âu, để đảm bảo an toàn cho châu Âu cần kiểm soát dòng người tị nạn. Nhưng có lẽ điều đó vẫn không thể giúp châu Âu tránh được các nguy cơ khủng bố.
Một số cuộc tấn công tại châu Âu gần đây, bao gồm cả ở Brussels và Paris, đã được thực hiện bởi các công dân Hồi giáo cực đoan của châu Âu. Theo Rob Wainwright, người đứng đầu lực lượng cảnh sát châu Âu (Europol), khoảng 5.000 chiến binh thánh chiến châu Âu đã đến Syria và Iraq, trong số đó, vài trăm đối tượng đang có âm mưu tấn công khủng bố ở châu Âu sau khi chúng trở về.
Cách duy nhất để giải quyết hiệu quả các mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố là giải quyết những vấn đề liên quan đến hệ tư tưởng Hồi giáo cực đoan, cần ngăn chặn các hoạt động tài trợ cho sự phát triển hệ tư tưởng cực đoan này trên toàn thế giới, cần phát động một chiến dịch thông tin phối hợp để vạch trần mặt trái của hệ tư tưởng này. Đây là việc tất cả các nước lớn nên làm và cũng là một nhiệm vụ đặc biệt khẩn cấp của châu Âu. Bởi rõ ràng, việc cấm sử dụng trang phục burqa và một số biện pháp khác mà châu Âu đang áp dụng không thể giải quyết tận gốc rễ vấn đề khủng bố, ngược lại có thể tạo ra chia rẽ trong xã hội châu Âu.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Điều kiện để thành lập doanh nghiệp chế xuất
- ·Kosovo cấm đào tiền điện tử vì lo thiếu điện
- ·Nguy cơ bị tấn công mạng qua lỗ hổng trong HTTP Protocol Stack của Windows
- ·Thoát chết thần kỳ sau cú tông sập cột điện của xe khách
- ·Chồng tôi muốn đổi từ quốc tịch Mỹ sang quốc tịch Việt Nam
- ·Kết nối thử nghiệm đám mây của Bộ Giao thông với nền tảng Cloud Chính phủ trong năm 2022
- ·Thiết bị đọc mã QR phải lưu trữ được dữ liệu phát sinh trong tối thiểu 1 ngày
- ·Gợi ý vài món công nghệ phù hợp tặng người thân gia đình, bạn bè hay người yêu dịp Tết
- ·Keangnam HN về tay đại gia Arập, giá 800 triệu USD
- ·Người dân lên mạng sắm đồ dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc cá nhân chuẩn bị đón Tết
- ·Vợ ung thư, chồng nhọc nhằn xách hồ lo kiếm từng đồng
- ·Apple đặt một nhà máy sản xuất iPhone vào vào diện quản chế
- ·Công ty Cổ phần kính nổi Chu Lai – CFG được nhập khẩu săm lốp ô tô đã qua sử dụng
- ·Quảng Nam giảm 50% lệ phí khi người dân chọn dùng 56 dịch vụ công trực tuyến
- ·Hồi âm đơn thư Bạn đọc đầu tháng 12/2014
- ·CES 2022: Google cố gắng bắt kịp Apple?
- ·Facebook lùi ngày trở lại văn phòng, yêu cầu nhân viên tiêm mũi tăng cường
- ·Việt Nam và cơ hội tỷ USD để phát triển nền kinh tế Blockchain
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày giữa tháng 12/2018
- ·Sàn thương mại điện tử giảm giá, người dân sắm Tết online tăng mạnh