【xem trực tiếp inter miami】Những “cánh tay” nối dài gìn giữ di sản vùng cao
VHO - Sự đa dạng văn hóa của các dân tộc thiểu số ở Bình Định đã tạo nên bản sắc riêng,ữngcánhtaynốidàigìngiữdisảnvùxem trực tiếp inter miami độc đáo trên vùng đất này. Thời gian qua, Bình Định đã dành nguồn lực đầu tư, cộng với sự tiếp sức của những nghệ nhân, già làng để trao truyền di sản cho thế hệ trẻ, nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc nơi đại ngàn đầy nắng và gió.
Đam mê nhạc cụ truyền thống
Nghệ nhân Đinh Văn Nhen, 65 tuổi, dân tộc Ba Na, ở xã Bok Tới (huyện Hoài Ân) đã trọn tình gắn bó với đàn T’rưng suốt 40 năm qua. Ông đã đi nhiều nơi học cách kết hợp giữa đàn T’rưng với các nhạc cụ truyền thống khác. Theo nghệ nhân, đàn T’rưng được làm từ cây nhơn, gồm 16 ống tương đương với 16 âm thanh khác nhau. Người xưa chỉ hòa tấu đàn Plơng Khơng với đàn T’rưng, còn giờ đây có thể kết hợp với nhiều loại nhạc cụ nữa. “Mình đã đi nhiều nơi học hỏi tìm cách hòa tấu mới. Trước đây, đàn Plơng Khơng được đồng bào Ba Na đánh trên nương rẫy để đuổi chim thú, bảo vệ mùa màng. Ngày nay, đàn T’rưng, Plơng Khơng các loại nhạc cụ dùng để giao lưu văn hóa, văn nghệ giữa làng này với làng khác, qua đó giữ lại nét đẹp truyền thống của dân tộc mình”, ông Nhen chia sẻ.
Vóc dáng nhỏ nhắn, đậm chất núi rừng, phong cách biểu diễn tự nhiên, phóng khoáng, ông Đinh Văn Đem (54 tuổi), người Ba Na ở xã Vĩnh Hiệp (huyện Vĩnh Thạnh) đang là “di sản sống” của vùng cao nơi đây. Ông biết đánh đàn T’rưng từ lúc 12 tuổi và đang nỗ lực trao truyền những giá trị đặc sắc của cây đàn cho thế hệ trẻ. “Đàn T’rưng với những thanh âm réo rắt, vui tai cất lên như tiếng suối chảy róc rách, tiếng thác đổ rì rầm, tiếng xào xạc của rừng tre nứa hòa trong tiếng gió thổi… Người Bana thường dùng đàn T’rưng hòa âm với đàn Goong hay dàn cồng chiêng để làm thăng hoa thêm những điệu múa xoang của các thiếu nữ trong lễ hội”, nghệ nhân bày tỏ.
Còn cô gái có mái tóc dài đen óng, khuôn mặt trái xoan và nụ cười duyên dáng Đinh Thị Rơ (18 tuổi), đồng bào Ba Na, ở xã Vĩnh An (huyện Tây Sơn) thì mê múa xoang, hát ru, hát dân ca từ nhỏ. Niềm đam mê dân ca, dân vũ được hun đúc trong cô qua những dịp tham gia lễ hội của làng, những hoạt động văn hóa, văn nghệ, các hội thi, liên hoan. Rơ cho biết: “Lớp trẻ như chúng em giờ đây biết múa xoang rất nhiều. Nhờ sự nhiệt tình truyền dạy, hướng dẫn của thế hệ đi trước, chúng em dần được tiếp cận, rồi yêu thích và quyết tâm theo học. Nhưng so với hát ru, hát dân ca khó hơn, nên các bạn ít mặn mà. Riêng em thì nghe bà và mẹ hát ru từ nhỏ, em rất thích và học theo, lớn lên có dịp tham gia các hoạt động lễ hội, hội thi, em được học thêm bài bản dân ca, dân vũ để biểu diễn. Em vui vì mình được kế thừa, thực hành để đóng góp vào việc quảng bá bản sắc văn hóa của dân tộc Ba Na”.
Dành mọi nguồn lực đầu tư để bảo tồn
Hòa trong không khí rộn ràng của buổi giao lưu cồng chiêng trong Ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định lần thứ XVII, năm 2024 vừa được tổ chức tại huyện Vân Canh, nghệ nhân Đinh Phúc (45 tuổi), đồng bào Ba Na ở xã Vĩnh An (huyện Tây Sơn) cũng khiến mọi người thích thú khi xem anh biểu diễn bộ chiêng Yang ma 15 chiếc gắn trên giá đỡ.
Anh Đinh Phúc cho biết: “Chiêng Yang ma khó đánh hơn chiêng Cung 9 chiếc, trong làng có 4-5 người biết đánh chiêng Cung, nhưng chỉ còn mình tôi biết biểu diễn chiêng Yang ma. Hồi nhỏ, thấy các cụ trong làng biểu diễn chiêng Yang ma, tôi yêu thích bởi sự tự nhiên, phóng khoáng của nó nên theo học. Lúc đầu mới tập thấy khó, cũng nản, song được các cụ động viên, chỉ dạy, nên tôi cố gắng theo tới bây giờ. Tôi mong các bạn trẻ cũng yêu thích và học chiêng Yang ma để gìn giữ bản sắc văn hóa đặc trưng của làng mình”.
Đồng bào Chăm Hroi ở huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định có truyền thống văn hóa hình thành từ lâu đời, trong đó có ẩm thực, âm nhạc và trang phục. Ông Nguyễn Xuân Việt, Phó Chủ tịch UBND huyện Vân Canh cho biết, địa phương rất quan tâm giữ gìn nghệ thuật cồng chiêng, múa xoang và hỗ trợ bảo tồn trống Kơ toang, lễ hội cầu mưa, cúng đổ đầu, lễ mừng lúa mới, lễ cưới truyền thống.. “Hiện chúng tôi đã tổ chức phục dựng lại một số lễ hội của đồng bào, đặc biệt trong đó có sự tham gia của giới trẻ. Các em được tìm hiểu về văn hóa truyền thống và hy vọng thế hệ sau này sẽ duy trì thực hiện tốt hơn”, ông Nguyễn Xuân Việt nói.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2025 đã giúp khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại các huyện miền núi tỉnh Bình Định. Đây được kỳ vọng là lực đẩy để các địa phương khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân.
Ông Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định khẳng định, tỉnh luôn ưu tiên dành nguồn lực đầu tư hỗ trợ cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”; triển khai kế hoạch thực hiện “Đề án Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021-2030” nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo tác hại khi ăn nhiều thịt đỏ
- ·Phê duyệt quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021
- ·Nhận định trận đấu Arsenal vs Leicester, 21h ngày 28.9: Bắn hạ “Bầy cáo“
- ·Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng và an ninh trong lực lượng vũ trang tỉnh
- ·DPM lọt Top 3 doanh nghiệp niêm yết được nhà đầu tư ưa thích nhất năm 2019
- ·Dịch chưa qua, lũ đã tới
- ·Nhất trí 3 nội dung cơ bản trình Quốc hội vào kỳ họp đầu tháng 1/2022
- ·Phát huy mạnh mẽ ngoại giao số trong bối cảnh mới
- ·Tập trung nghiên cứu, sản xuất vaccine chống COVID
- ·Chiến thắng kế hoạch CM12 là đỉnh cao của nghệ thuật phản gián
- ·Mỹ gia hạn miễn thuế quan các mặt hàng y tế của Trung Quốc
- ·Triệu trái tim hướng về đồng bào vùng bão lũ
- ·Dương Quốc Hoàng vô địch giải Pool 9 bi Tour 3 HBSF 2024
- ·Việt Nam góp 5 triệu USD vào kho dự phòng y tế khẩn cấp ASEAN
- ·Hà Nội thu hồi phù hiệu gần 1.550 phương tiện vi phạm tốc độ
- ·Khẩn trương tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện dự án bất động sản
- ·Thủ tướng chỉ đạo các giải pháp toàn diện, hiệu quả, kịp thời để chuyển sang trạng thái mới
- ·Nhiều điều kiện kinh doanh thiếu minh bạch, bất hợp lý
- ·Tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực tiêu chuẩn hóa
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính dự hội nghị công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Khánh Hòa