【tỉ lệ lèo】Canada muốn thúc đẩy quan hệ với Việt Nam trong bối cảnh mới
Hơn một năm sau khi triển khai Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương,ốnthúcđẩyquanhệvớiViệtNamtrongbốicảnhmớtỉ lệ lèo Canada đã nhận thấy tầm quan trọng của khu vực đối với an ninh và sự thịnh vượng của mình.
Đây là một trong những lý do chính để Bộ Các vấn đề toàn cầu phối hợp với Tổ chức Cooperation Canada triển khai diễn đàn tham vấn chính sách nhằm nâng cao nhận thức của xã hội đối với Chiến lược mới, qua đó khuyến khích người Canada tham gia tích cực hơn vào tiến trình này.
Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương được coi là có tầm quan trọng đáng kể đối với Canada bởi khu vực này chiếm 40% GDP thế giới và là nơi sinh sống của hơn 2/3 dân số toàn cầu, với những nền kinh tế năng động và tăng trưởng nhanh nhất.
Là quốc gia Thái Bình Dương, ngoài việc có chung 25.000km bờ biển, người Canada còn có những mối quan hệ về kinh tế thương mại và lịch sử văn hóa lâu đời với người dân khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Canada, Thứ trưởng phát triển quốc tế Christopher MacLennan cho biết Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương đang hướng tới một mối quan hệ mới với khu vực này. Đây là sự thừa nhận rằng Canada là quốc gia Thái Bình Dương cần có vai trò trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nơi sẽ đóng vai trò quan trọng trong tương lai.
Chiến lược mới huy động sự tham gia của nhiều bộ ngành và tổ chức trong xã hội Canada, với hy vọng sẽ tối đa hóa vai trò của mình trong khu vực và có thể đóng góp tốt nhất cho hòa bình, an ninh và sự thịnh vượng cho khu vực cũng như cho Canada để cùng giải quyết các thách thức.
Việc ưu tiên triển khai Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương sẽ góp phần giúp Canada tăng trưởng và thịnh vượng lâu dài. Chiến lược cũng mang lại lợi ích cho tất cả mọi người dân thông qua việc đa dạng hóa quan hệ giữa hai bên.
Giám đốc Kate Higgins của Tổ chức Cooperation Canada nhận xét Chiến lược này thực sự là cơ hội để tăng cường đầu tư, hợp tác, đồng thời củng cố quan hệ kết nối người dân Canada với khu vực. Trong hợp tác quốc tế và hỗ trợ nhân đạo, ông cho rằng sẽ có nhiều cơ hội rộng mở hơn để thúc đẩy viện trợ quốc tế, ứng phó thảm họa và các cuộc khủng hoảng nhân đạo thông qua chiến lược này.
Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương dự kiến kéo dài 10 năm và trong 5 năm đầu, Canada sẽ chi 2,3 tỷ CAD để thúc đẩy việc thực hiện 5 mục tiêu: Thúc đẩy hòa bình và an ninh; Mở rộng thương mại và đầu tư; Kết nối và đầu tư vào con người; Xây dựng tương lai xanh, bền vững; Củng cố các mối quan hệ đối tác.
Theo bà Higgins, mục tiêu đầu tư và kết nối con người là một phần quan trọng của Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương do có thể góp phần tăng cường hợp tác trong lĩnh vực giáo dục như giữa Canada và Việt Nam hiện nay.
Chiến lược có thể góp phần củng cố mối quan hệ của cộng đồng doanh nghiệp Canada và Việt Nam hoặc cũng có thể thúc đẩy hợp tác về hòa bình và an ninh giữa các nước trong khu vực. Mặc dù chiến lược hướng tới nhiều mục tiêu, nhưng việc kết nối con người có thể được coi là cốt lõi.
Thực tế mục tiêu này đang đóng vai trò là bệ phóng để triển khai các sáng kiến của Canada tới khu vực như Sáng kiến cửa ngõ thương mại của Canada tại Đông Nam Á hay Sáng kiến biến Canada trở thành đối tác tích cực, trong đó thừa nhận vai trò trung tâm của ASEAN đối với khu vực này.
Giám đốc TB Nguyen của Hội đồng kinh doanh Canada-ASEAN chia sẻ với phóng viên TTXVN rằng, trong Chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương, thương mại và đầu tư vào khu vực, đặc biệt là ASEAN, cũng là một mục tiêu quan trọng. Nhưng điều quan trọng hơn đối với doanh nhân Canada là phải hiểu rõ văn hóa, lịch sử và sự kết nối giữa con người trong khu vực này để từ đó có thể thích ứng với thị trường và hợp tác với cộng đồng doanh nghiệp của ASEAN. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp của cả hai phía Canada và ASEAN.
Việt Nam hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Canada trong ASEAN và lâu nay luôn được coi là cửa ngõ để vào khu vực này đối với doanh nghiệp Canada. Hai nước vừa kết thúc một năm đầy sôi động với hàng loạt các hoạt động nhằm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Thứ trưởng MacLennan nhận định Việt Nam là quốc gia có vai trò quan trọng trong khu vực và điều này khiến Việt Nam trở thành điểm đến cực kỳ quan trọng đối với Canada.
Hai nước đã có quan hệ truyền thống tốt đẹp lâu nay, trong đó Việt Nam vẫn nhận được sự hỗ trợ phát triển trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, Canada đang muốn tìm cách phát triển quan hệ trở nên mạnh mẽ và hiện đại hơn trên những lĩnh vực, từ an ninh, an toàn tới biến đổi khí hậu, và quan trọng nhất là thúc đẩy thương mại vốn đã rất mạnh, nhưng còn nhiều tiềm năng, trong tương lai./.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Mức lương của phiên dịch viên tiếng Trung hiện nay là bao nhiêu?
- ·Ngủ quá ít hoặc quá nhiều tăng nguy cơ đột quỵ, bệnh tim
- ·Kể chuyện điều dưỡng qua ảnh và truyện ngắn
- ·Giá vàng hôm nay (20/12): Giá vàng thế giới biến động nhẹ
- ·Giá xăng dầu hôm nay 30/10: Trong nước sẽ được điều chỉnh trái chiều?
- ·Quyết làm rõ thủ đoạn “làm giá” xe chở hàng xuất khẩu ở Lạng Sơn
- ·Bộ Y tế đề xuất đổi mới chia tuyến khám chữa bệnh
- ·Nỗ lực và ghi nhận
- ·Con gái 12 tuổi, bất ổn vì bị sàm sỡ
- ·Tỷ giá hôm nay (12/1): USD trung tâm tăng nhẹ phiên thứ hai liên tiếp
- ·Vợ mất bất ngờ lộ khối tài sản riêng
- ·Thiếu máu nhóm O nghiêm trọng, Viện Huyết học kêu gọi người hiến
- ·Đã có 66% người trưởng thành có tài khoản thanh toán
- ·Tỷ giá hôm nay (30/12): USD trung tâm giảm 5 đồng mỗi USD
- ·Thị trường Tết: Sức mua nhích lên, siêu thị hứa tăng khuyến mãi
- ·MB được vinh danh “Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh Việt Nam” 2022
- ·Tổng thống Putin yêu cầu đẩy mạnh sản xuất UAV
- ·Thành lập 4 đơn vị khúc xạ cơ sở
- ·Nghe trống trường giục giã bước chân
- ·Ngày càng nhiều phụ nữ Mỹ tử vong do uống rượu