会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bang xếp hạng tbn】Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 13 tìm kiếm giải pháp trước thách thức mới!

【bang xếp hạng tbn】Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 13 tìm kiếm giải pháp trước thách thức mới

时间:2024-12-23 23:05:14 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:493次

Hội thảo có sự tham dự trực tiếp của hơn 180 đại biểu cùng hơn 400 đại biểu đăng ký tham dự trực tuyến,ộithảoquốctếvềBiểnĐônglầnthứtìmkiếmgiảipháptrướctháchthứcmớbang xếp hạng tbn trong đó có gần 60 diễn giả, là các chuyên gia uy tín từ 30 quốc gia trên các châu lục, 90 đại biểu từ các cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam (bao gồm 15 Đại sứ). Gần 30 phóng viên đến từ 20 hãng thông tấn, truyền hình trong và ngoài nước đã tới trực tiếp tham gia đưa tin về Hội thảo.

Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 13 với chủ đề “Nhìn lại quá khứ vì một tương lai tươi sáng hơn”.
Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 13 với chủ đề “Nhìn lại quá khứ vì một tương lai tươi sáng hơn”.

Phát biểu chào mừng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu nhận định với vị trí trung tâm của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, những diễn biến và phát triển ở Biển Đông sẽ dễ dàng trở thành tiền lệ được nhân lên trong toàn bộ khu vực và ở các khu vực khác trên thế giới. Trong một năm qua, tình hình Biển Đông vẫn tiềm ẩn những mối lo ngại mới. Cạnh tranh nước lớn và các cơ chế hợp tác mới xuất hiện trong khu vực đặt ra các vấn đề mới đối với cấu trúc khu vực đang định hình, nhất là vai trò trung tâm của ASEAN.

Trong khi Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) được coi là chuẩn mực ứng xử chung, vẫn còn nhiều bộ luật hoặc các hoạt động quốc gia không nhất quán hoặc trái với UNCLOS. Quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia ven biển vẫn chưa được tôn trọng đầy đủ. Điều này rõ ràng không có lợi cho lòng tin và cho các tiến trình hợp tác trong khu vực. Bên cạnh đó, đại dịch Covid-19 tác động sâu sắc tới mọi mặt của thế giới. Vì vậy, thế giới đang cần chung tay, hợp tác vượt qua đại dịch, phục hồi kinh tế và nỗ lực thực hiện các mục tiêu toàn cầu, vì một tương lai tốt đẹp hơn.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Quang Hiệu.

Ông Phạm Quang Hiệu đánh giá cao việc Ban tổ chức đã lựa chọn chủ đề của Hội thảo năm nay là "Nhìn lại quá khứ để có một tương lai tươi sáng hơn", hy vọng Hội thảo sẽ tiếp tục là diễn đàn uy tín hàng đầu ở khu vực để thảo luận về hợp tác và phát triển ở Biển Đông. Thứ trưởng nhấn mạnh Hội thảo cần tập trung trao đổi 4 vấn đề: Một là, những việc cần làm để tăng cường trao đổi, đối thoại giữa các nước, nhất là các nước có yêu sách, nhằm kiểm soát bất đồng, tìm kiếm giải pháp cùng chấp nhận được; Hai là, các biện pháp củng cố trật tự ở Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOS; Ba là, làm thế nào xây dựng cấu trúc an ninh đa phương ở khu vực, để xử lý hiệu quả thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống với vai trò trung tâm của ASEAN; Bốn là, tìm kiếm những biện pháp thúc đẩy hợp tác biển trên nhiều lĩnh vực, thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật vào quản lý biển, đặc biệt là kinh tế biển xanh nhằm phục hồi kinh tế và chuỗi cung ứng trên biển.

Đại diện đơn vị tổ chức, Tiến sĩ Phạm Lan Dung, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao chia sẻ, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 kéo dài hơn dự đoán, thế giới đã và đang học cách làm quen, chủ động thích nghi với "bình thường mới", việc tiếp tục tổ chức Hội thảo Biển Đông là một nỗ lực của Học viện trong việc duy trì diễn đàn quy tụ các học giả hàng đầu trong nước và thế giới nhằm thảo luận khoa học, thẳng thắn, khách quan và cầu thị về tình hình và giải pháp cho vấn đề Biển Đông. Việc tổ chức Hội thảo cũng nhận được sự hỗ trợ từ nhiều đối tác và bạn bè trong nước và quốc tế.

Tiến sĩ Phạm Lan Dung, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao
Tiến sĩ Phạm Lan Dung, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao

Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 13 diễn ra trong hai ngày 18-19/11/2021 với 8 phiên về các chủ đề đa dạng: Biển Đông trong bối cảnh toàn cầu đang thay đổi; Ba mươi năm sau Chiến tranh Lạnh: Liệu một cuộc Chiến tranh Lạnh mới đang nhen nhóm và Cách thức ngăn chặn bùng phát thành xung đột; Củng cố trật tự pháp lý ở Biển Đông 5 năm qua; Hãy công bằng với sự thật: Lịch sử và Biển Đông; ASEAN và QUAD trong cấu trúc khu vực; Đứt gãy chuỗi cung ứng: Đảm bảo khả năng phục hồi các tuyến đường biển trong bối cảnh đại dịch Covid-19; Thúc đẩy ngoại giao khoa học vì lợi ích chung của đại dương; Sự minh bạch thông qua Công nghệ giám sát.

Ngoài 8 phiên chính thức, 3 phiên Lãnh đạo trẻ được mở ra là diễn đàn cho thế hệ trẻ chia sẻ quan điểm, góp thêm tiếng nói về vấn đề Biển Đông. Dự kiến cũng sẽ có những phiên bình luận sau Hội thảo với sự tham gia của nhiều chuyên gia hàng đầu của Việt Nam về những nội dung trao đổi tại Hội thảo.

Bộ trưởng Phan Văn Giang: "ASEAN cần kiên định lập trường nguyên tắc về Biển Đông"

Bộ trưởng Phan Văn Giang: "ASEAN cần kiên định lập trường nguyên tắc về Biển Đông"

Đại tướng Phan Văn Giang cho rằng, ASEAN cần kiên định lập trường nguyên tắc về Biển Đông, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982.

(责任编辑:World Cup)

相关内容
  • Kiểm điểm sai phạm liên quan đến Dự án Hầm đường bộ Đèo Cả
  • Elon Musk: Mua lại Manchester United chỉ là trò đùa!
  • 10 công ty trên thế giới cho phép bạn làm việc từ xa toàn thời gian, không cần lên văn phòng
  • Lý do Elon Musk bán gần 7 tỷ USD cổ phiếu Tesla
  • TOÀN CẢNH: Khai mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIV
  • Cuộc đua số 'chấm' trên camera smartphone quay trở lại
  • Đã đến lúc các hãng dừng độc quyền chuẩn sạc
  • Chờ đợi gì ở sự kiện Galaxy Z Fold4 và Flip4 của Samsung?
推荐内容
  • Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc): Lộ diện anh hùng ‘bốn chân’ xả thân cứu sống người gặp nạn
  • Mẫu iPhone 14 có thể bán chạy nhất
  • Bảo hiểm Dữ liệu và An ninh mạng
  • Doanh nghiệp Việt cùng Google, IBM, Samsung dự “bàn tròn” trí tuệ nhân tạo toàn cầu
  • Tai nạn giao thông ngày 20/5: Đối đầu xe tải, 2 thanh niên tử vong tại chỗ
  • Ngành Giao bưu đã vẽ một vòng hải lưu ly kỳ không bao giờ dứt