【kết quả tỷ số đan mạch】Bầu cử Tổng thống sẽ thay đổi nước Mỹ như thế nào?
Trong năm bầu cử đầy nhức nhối này, rất nhiều cử tri Mỹ đang bày tỏ thái độ hoài nghi hoặc phản đối thương mại tự do. Phản ứng này đe dọa trụ cột của chính sách Mỹ là thúc đẩy thương mại toàn cầu. Các ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ và Cộng hòa đều công khai bày tỏ nghi ngờ các thỏa thuận thương mại. Bà Hillary Clinton “tuyệt giao” với Tổng thống Barrack Obama khi phản đối Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà bà từng ủng hộ khi còn giữ chức Ngoại trưởng Mỹ. Ông Donald Trump cũng cam kết hủy bỏ các thỏa thuận thương mại hiện hành và áp đặt mức thuế cao với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Về y tế, nghiên cứu mới đây cho thấy đề xuất y tế của ông Trump sẽ khiến 18 triệu người không được hưởng bảo hiểm. Các nhà lãnh đạo của đảng Cộng hòa trong Quốc hội có cách tiếp cận toàn diện hơn, nhưng vẫn thiếu các nội dung chi tiết cơ bản. Bà Clinton sẽ giữ nguyên chương trình y tế “Obamacare” và đưa ra điều chỉnh nếu cần. Phía đảng Cộng hòa đều nhất trí hủy bỏ chương trình này của ông Obama, song hiện chưa rõ họ sẽ thay thế nó bằng cách nào.
Kết quả bầu cử cũng sẽ có thể làm thay đổi quan điểm của Tòa về các vấn đề ảnh hưởng sâu sắc đến người dân Mỹ, như nhập cư, kiểm soát súng đạn, biến đổi khí hậu và nhiều vấn đề khác. Tòa án Tối cao Mỹ hiện bao gồm 8 thẩm phán, sau khi Thẩm phán Antonin Scalia qua đời hồi tháng 2-2016. Người kế nhiệm ông Scalia sẽ chỉ được công bố sau cuộc bầu cử Tổng thống. Tòa án đang bị chia rẽ giữa 4 thẩm phán theo quan điểm tự do được đảng Dân chủ bổ nhiệm và 4 thẩm phán theo quan điểm bảo thủ do đảng Cộng hòa bổ nhiệm, dù Thẩm phán Anthony Kennedy đã ủng hộ những người theo quan điểm tự do về vấn đề nạo phá thai, hôn nhân đồng giới và chương trình chống phân biệt đối xử trong hai năm qua. Thẩm phán thứ 9 sẽ khiến “cán cân” của tòa nghiêng về cánh tả hay cánh hữu, phụ thuộc vào việc bà Clinton hay ông Trump lên làm Tổng thống.
Về đối ngoại, căng thẳng ở Mỹ đang dâng cao bởi các hành vi gây hấn của Trung Quốc ở các vùng biển châu Á. Mỹ cũng cáo buộc Trung Quốc về các hành động gian lận thương mại và đánh cắp bí mật thương mại qua mạng Internet. Ông Trump nói rằng khối lượng trao đổi thương mại lớn giúp Mỹ có ảnh hưởng trước Trung Quốc. Ông cáo buộc Trung Quốc phá giá đồng nội tệ để khiến các mặt hàng xuất khẩu của họ có giá rẻ bất thường, đồng thời đề xuất đánh thuế tới 45% hàng nhập khẩu từ Trung Quốc nếu Bắc Kinh không thay đổi hành vi của họ. Hành động như vậy có nguy cơ kích động chiến tranh thương mại và làm tăng giá nhiều sản phẩm ở Mỹ. Bà Clinton nói rằng Mỹ cần thúc ép cường quốc châu Á đang trỗi dậy này hành xử theo luật quốc tế, cho dù trong thương mại hay tranh chấp lãnh thổ.
Liên quan đến vấn đề Triều Tiên, ông Trump nói rằng Mỹ có thể gây sức ép nhiều hơn tới Trung Quốc để buộc họ kiềm chế đồng minh Triều Tiên. Ông Trump cũng cho biết ông sẵn sàng gặp Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un. Trong khi đó, bà Clinton muốn thế giới tăng cường trừng phạt Triều Tiên, như chính quyền Tổng thống Obama từng làm với Iran - cách giải quyết cuối cùng đã mở ra con đường dẫn đến một thỏa thuận để hạn chế chương trình hạt nhân của nước này. Tuy nhiên, việc buộc Triều Tiên trở lại bàn đàm phán nhằm mục đích giải trừ quân bị để đổi lấy viện trợ là điều rất khó khăn. Ông Kim coi vũ khí hạt nhân là công cụ đảm bảo an ninh cho chế độ độc tài của ông.
Trong buổi tranh luận giữa bà Clinton và ông Trump, hai bên đã bày tỏ quan điểm khác nhau về vai trò của Mỹ trên thế giới. Cả hai đều cho rằng nước Mỹ phải là cường quốc vượt trội, nhưng mỗi bên có cách lãnh đạo khác nhau. Ông Trump gọi cách tiếp cận của ông là “Nước Mỹ là trên hết”, có nghĩa rằng các đồng minh và liên minh sẽ không được coi là đủ tiêu chuẩn trừ phi họ mang lại lợi ích cho Mỹ. Bà Clinton coi các quan hệ đối tác thế giới là công cụ cần thiết để vận dụng ảnh hưởng của Mỹ và giảm bớt nguy cơ chiến tranh. Quan điểm khác nhau của họ cũng đồng nghĩa với các cách tiếp cận khác nhau về cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, tương lai của Afghanistan và Iraq, cuộc đối đầu với Trung Quốc để giành ảnh hưởng ở châu Á-Thái Bình Dương và mối lo ngại ngày càng tăng ở châu Âu về hành vi gây hấn của Nga.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Mức độ khuyết tật bao nhiêu thì được hưởng trợ cấp xã hội?
- ·Gia đình có 8 đảng viên
- ·Đến ngày 31
- ·Phát triển ứng dụng Thẻ công dân điện tử
- ·Ứa nước mắt vì câu nói của bé gái mắc bệnh ung thư
- ·Nghề lấy đêm làm ngày
- ·Khi dân đồng thuận
- ·Bù Đốp chủ động phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng
- ·Cả gia đình 4 người bị bỏng ga nặng
- ·Việc dẫn độ đối tượng khủng bố Y Quynh Bdap từ Thái Lan về Việt Nam là phù hợp
- ·Cách tính tiền lương ca đêm
- ·Nghiêm cấm cán bộ ngành GTVT can thiệp vào xử phạt vi phạm giao thông
- ·Kiện toàn đội ngũ giảng viên trung tâm chính trị cấp huyện
- ·Bù Gia Mập ra quân cứu hộ vườn điều đợt 2
- ·Con nằm viện nhi dài ngày, cha vay từng đồng chữa bệnh
- ·Việt Nam có nên mua điện có điều kiện từ Lào và Campuchia?
- ·Khai mạc Liên hoan Ẩm thực Đất phương Nam 2013
- ·Vai trò Đoàn Thanh niên phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
- ·Bé Lê Diệu Mẫn ung thư tủy cảm ơn bạn đọc
- ·Tàu du lịch 5 sao đưa 2.200 du khách đến Việt Nam