Phú Quốc là thành phố đảo đầu tiên của Việt Nam,úQuốchướngtớithànhphốđảokhôngrácthảinhựti so real được thành lập trên cơ sở huyện Phú Quốc. Thành phố Phú Quốc có tổng diện tích tự nhiên là 589,27 km2, bao gồm 01 đảo lớn và 35 hòn đảo nhỏ, 03 bãi ngầm, được chia thành 9 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: phường Dương Đông, phường An Thới và 7 xã: Hàm Ninh, Dương Tơ, Gành Dầu, Bãi Thơm, Cửa Dương, Cửa Cạn, Thổ Châu.
Song song với tốc độ phát triển nhanh về kinh tế và cơ sở hạn tầng, Phú Quốc đang phải đối mặt với những thách thức về mặt môi trường. Nhận thức được tầm quan trọng về môi trường và sinh thái đối với sự phát triển kinh tế Phú Quốc, công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu rác thải nhựa (RTN) được các cơ quan có thẩm quyền cũng như các tổ chức và người dân quan tâm cao và ưu tiên thực hiện.
Kế thừa các kết quả từ Dự án “Phú Quốc – Hướng tới hòn đảo không rác thải nhựa” do WWF-Việt Nam triển khai trong giai đoạn 2018-2020, thành phố Phú Quốc có nhiều thuận lợi trong việc tiếp nhận và triển khai sớm Dự án “Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam” trong giai đoạn 2020 – 2024.
Hiện trạng quản lý RTN ở Phú Quốc
Ước tính tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại Phú Quốc năm 2020 là 51.683 tấn, trong đó có 8.786 tấn RTN, chiếm 17% (WWF-Việt Nam, 2021). Theo đó, trung bình mỗi người dân Phú Quốc phát thải 60kg RTN mỗi năm.
Các nguồn phát sinh RTN chính theo thứ tự từ cao đến thấp là: (1) Hộ gia đình (52,7%), (2) Khách sạn (29%), (3) Chợ dân sinh và chợ thương mại (8,6%), (4) Nhà hàng (2,9%), (5) Cảng cá (1,1%) và (6) Các nguồn khác (5,9%).
Tỷ lệ thu gom RTN của Phú Quốc là 90%, trong đó 80% được thu gom bởi hệ thống dịch vụ công cộng, và 10% được thu gom qua các đơn vị/cá nhân thu mua và nhặt phế liêụ.
Khối lượng RTN được thu gom tái chế tại Phú Quốc là khoảng 1,455 tấn/năm, tương đương khoảng 16,5% lượng RTN phát sinh, trong đó chủ yếu nhờ vào hoạt động của hệ thống thu gom phi chính thức, bao gồm cả lượng rác thu gom từ các bãi lưu giữ tập trung.
Rủi ro phát tán rác thải nhựa hàng ngày cao nhất tại Phú Quốc là từ các hộ gia đình, chợ dân sinh và cảng cá. Bên cạnh đó, các khu vực lưu giữ dài hạn hoặc trung chuyển rác thải không đáp ứng yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật cũng có rủi ro phát thải cao. Do những tồn tại kéo dài về hạ tầng quản lý, xử lý chất thải rắn tại Phú Quốc, rác thải đã tồn lưu tại bãi rác và nhiều khu vực, kênh, rạch, bờ biển, … Nếu xem xét tổng thể các rủi ro này, nguy cơ phát tán rác nhựa ra môi trường, ra biển của Phú Quốc là khá cao, đặc biệt trong trường hợp có sự cố vận hành hoặc thời tiết cực đoan.
Tỷ lệ RTN bị thất thoát ra môi trường của Phú Quốc là 11,8%; bao gồm 7,1% lượng RTN không được thu gom, 2,7% lượng RTN bị thất thoát từ hệ thống thu gom chính thức của BQL CTCC, 0,1% bị thất thoát từ hệ thống thu mua phế liệu, và 1,9% bị phát tán từ các bãi chôn lấp lộ thiên. Tổng lượng RTN bị thất thoát trực tiếp ra môi trường tự nhiên (đất, nước, cống rãnh, hoặc bị đốt lộ thiên) là 1,086 tấn, trong đó có khoảng 423 tấn bị thất thoát vào môi trường nước, có nguy cơ cao phát tán ra biển nếu không có các giải pháp thu gom, vệ sinh dọc hệ thống sông và kênh rạch.
Ngoài ra, mỗi năm Phú Quốc có khoảng 6.295 tấn RTN được lưu giữ tại bãi lộ thiên (bãi Đồng Cây Sao). Lượng RTN này vẫn đang tồn đọng trên đất với nguy cơ phát tán cao vì không được áp dụng các biện pháp quản lý hợp vệ sinh, nên cũng được xem như lượng rác nhựa bị thất thoát ra môi trường.
Như vậy, mức tham chiếu cơ sở về lượng RTN bị thất thoát ra môi trường Phú Quốc là 7.731 tấn, bao gồm 1.036 tấn bị thất thoát trực tiếp theo dòng quản lý từ nguồn phát sinh và hệ thống thu gom, và 6,295 tấn được lưu giữ hàng năm ở bãi rác lộ thiên.
Ban hành kế hoạch hành động
Để thực hiện tốt mục tiêu về giảm thiểu rác thải nhựa đã cam kết, UBND huyện Phú Quốc đã phê duyệt ban hành Kế hoạch số 545/KH-UBND ngày 22 tháng 11 năm 2019 về quản lý rác thải nhựa đại dương trên địa bàn huyện Phú Quốc (nay là thành phố Phú Quốc) đến năm 2025, với các mục tiêu cụ thể như sau:
Mục tiêu và tiến độ thực hiện đến năm 2020: Ban hành kế hoạch hành động về quản lý rác thải nhựa đại dương trên địa bàn huyện Phú Quốc đến năm 2025. Thành lập Ban chỉ đạo cấp huyện về quản lý rác thải, họp định kỳ mỗi quý với khối doanh nghiệp, đại diện UBND các xã, thị trấn để triển khai các hoạt động, phong trào theo kế hoạch đã ban hành. Hoàn thành việc tuyên truyền hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, các đơn vị, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân giảm thiểu các sản phẩm nhựa dùng một lần. Có quy định cụ thể về việc giảm thiểu túi ni-lông và các sản phẩm nhựa dùng một lần cho toàn đảo Phú Quốc. Khuyến khích các doanh nghiệp cam kết thực hành cắt giảm rác thải nhựa trong hoạt động của doanh nghiệp. Đánh giá hiện trạng và tác động của rác thải nhựa tại cửa sông Dương Đông, các xã đảo nhỏ (Hòn Thơm, Thổ Châu).
100% các đơn vị nhà nước trên địa bàn huyện Phú Quốc không sử dụng chai nước và ống hút nhựa trong các cuộc họp. Các khu du lịch, dịch vụ ven biển, các hộ kinh doanh ở các khu chợ tập trung bắt đầu thực hành giảm thiểu các sản phẩm nhựa dùng một lần; thường xuyên dọn vệ sinh, làm sạch bãi biển. Mô hình thí điểm phân loại tại nguồn ở 2 ấp Bãi Bổn và Đá Chồng đi vào hoạt động ổn định. Xây dựng và triển khai cơ chế giám sát, xử phạt người xả rác không đúng nơi quy định (trên đảo, trên biển).
Đến năm 2025: Cấm hoàn toàn việc sử dụng các sản phẩm nhựa sử dụng một lần tại các khu du lịch, dịch vụ ven biển, các hộ kinh doanh Chợ đêm; cấm hoàn toàn việc nhập về đảo các sản phẩm nhựa dùng một lần. Chấm dứt việc thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển từ các tàu thuyền đánh bắt trong khu vực đảo; yêu cầu các tàu thuyền du lịch mang rác về bờ. Giảm thiểu 50% lượng rác thải nhựa thất thoát ra đại dương; 80% các khu vực thuộc khu bảo tồn biển Phú Quốc không còn rác thải nhựa.
Tổ chức, xây dựng và quản lý hệ thống quan trắc; định kỳ đánh giá hiện trạng, dự báo biến động rác thải nhựa đại dương tại cửa sông Dương Đông, các cửa sông kênh rạch nhỏ khác; kiểm soát chặt chẽ ô nhiễm rác thải nhựa đại dương tại các khu vực có nguy cơ rủi ro ô nhiễm môi trường biển cao. Nhân rộng mô hình phân loại tại nguồn ở các địa phương chưa tiếp cận với hệ thống thu gom rác trên đảo. Xây dựng và thí điểm thực hiện cơ chế hỗ trợ ưu tiên các nhà cung cấp sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường. Xây dựng và thí điểm triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn tại các khu vực ven khu bảo tồn biển (ấp Bãi Bổn xã Hàm Ninh, ấp Đá Chồng xã Bãi Thơm).