【kqbd sydney】Quốc hội thảo luận về kinh tế
Tại phiên thảo luận,ốchộithảoluậnvềkinhtếkqbd sydney phần lớn các đại biểu đều đánh giá cao kết quả vĩ mô đạt được, đồng thời, tin tưởng kinh tế vĩ mô sẽ tiếp tục cải thiện tích cực; tuy nhiên vẫn còn nhiều băn khoăn về chất lượng tăng trưởng, trong đó bao gồm cả lo lắng về việc giải ngân vốn đầu tư công chậm trễ.
Tiết kiệm bội chi ngân sách khoảng 4.000 tỷ đồng
Các đại biểu ghi nhận và đánh giá rất cao nỗ lực trong công tác điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành địa phương; cũng như sự cố gắng của cộng đồng doanh nghiệp, người dân.
ĐB Vũ Tiến Lộc (Thái Bình) bày tỏ, qua báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp lần này cho thấy năm nay là “năm được mùa lớn”. Lần đầu tiên sau nhiều năm, tất cả 13 chỉ tiêu Quốc hội giao cho Chính phủ có khả năng rất cao là sẽ đạt và vượt kế hoạch. Chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới năm nay tăng 14 bậc. Cùng với Indonexia, Việt Nam là nền kinh tế có những bước cải cách mạnh mẽ nhất trong khu vực. Đây là kết quả của những nỗ lực vượt bậc, là điều rất đáng mừng.
ĐB Trần Hoàng Ngân (TP. HCM) cũng cho rằng, những kết quả đạt được từ đầu năm đến nay có nhiều điểm sáng rất đáng trân trọng. Theo ĐB Ngân, có 3 điểm sáng nổi bật là: GDP nhiều khả năng đạt được 6,7%; kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, kiểm soát được lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội; cải thiện tốt cán cân thương mại và cán cân vãng lai, tỷ giá ổn định; kỷ luật tài chính được kiểm soát chặt chẽ hơn, nên đã tiết kiệm được bội chi ngân sách khoảng 4.000 tỷ đồng, nợ công từ 63,6% năm 2016 giảm còn 62,6% năm 2017.
ĐB Nguyễn Đắc Quỳnh (Sơn La) cũng đồng tình: “Chúng ta có cơ sở để kỳ vọng và tin tưởng là sẽ đạt và vượt mức cả về 13/13 chỉ tiêu của năm 2017”. Tuy nhiên, theo ĐB Quỳnh, nhiệm vụ còn lại của năm 2017 rất nặng nề, để đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,7% thì cần phải thực hiện quyết liệt các nhóm giải pháp đã được đưa ra.
ĐB Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) thì cho rằng, để GDP đạt 6,7% với điều kiện quý IV phải đạt 7,4% đến 7,5% là thách thức lớn. Do đó, đề nghị Chính phủ cần soát xét số liệu thực hơn, không đạt tăng trưởng bằng mọi giá và cần lường trước các thách thức để có phương án giải pháp đồng bộ ứng phó hoàn thành các chỉ tiêu năm 2017 đạt kết quả phù hợp.
Về kế hoạch năm 2018, ĐB Ánh Tuyết đồng thuận với mục tiêu tiếp tục ổn định vĩ mô tạo chuyển biến rõ nét thực chất. Tuy nhiên, để kinh tế đi vào chất lượng thì phải giải quyết 3 khía cạnh, tốc độ tăng trưởng, tốc độ lạm phát và phải giải quyết tốt vấn đề thất nghiệp, giải quyết việc làm.
Cần chấn chỉnh kỷ cương trong đầu tư công
Giải ngân vốn đầu tư chậm được khá nhiều ý kiến ĐB quan tâm, có nghĩa là có tiền mà không tiêu được. Theo ĐB Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ), trong điều kiện nguồn lực hạn hẹp, phần lớn là tiền vay, nhưng phân bổ chi đầu tư phát triển dàn trải, các ưu tiên cho mục tiêu phát triển cơ cấu lại nền kinh tế bố trí chậm, không đủ vốn. Theo đó, 80.000 tỷ đồng để dành cho các công trình quan trọng quốc gia nhưng đã 3 năm kể cả năm 2018 chưa bố trí và giải ngân được vốn.
ĐB Ngô Sách Thực (Bắc Giang) còn đề nghị Chính phủ cần phân tích, giải thích thêm về chất lượng đầu tư công có được cải thiện không? Cần chấn chỉnh kỷ cương trong đầu tư công. “Đây là những điều nhân dân rất quan tâm và cũng là yếu tố phát triển bền vững”, ĐB Thực nói.
Theo ĐB Thực, vốn đầu tư công năm 2017 phân bổ rất chậm. Trong khi đó, còn 2 tháng nữa là hết năm, sức ép về giải ngân rất dễ tạo ra cách làm đối phó, làm cho xong thủ tục để không bị cắt giảm vốn và để không ảnh hưởng đến chất lượng đầu tư và mục tiêu tăng trưởng, đạt được mục tiêu về chi ngân sách.
“Khi thảo luận các đại biểu đã chỉ rõ các nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Đó là từ phân cấp đầu tư, thủ tục đầu tư trong tổ chức thực hiện Luật Đầu tư công còn nhiều bất cập. Đã thấy nguyên nhân rồi thì có sửa không và đến thời gian nào thì sửa”, ĐB Thực băn khoăn.
Trong phần giải trình về thắc mắc của các ĐB về điều này, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng thừa nhận, mặc dù vốn kế hoạch NSNN (không bao gồm trái phiếu chính phủ (TPCP) năm nay đã được giao ngay từ đầu năm là đạt khoảng 93% trước 31/12; tuy nhiên, tốc độ giải ngân còn thấp, trong 9 tháng mới đạt 54%. Bên cạnh đó, vốn TPCP cũng đang giải ngân chậm, chưa đủ thời gian để triển khai thủ tục giải ngân.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, giải ngân chậm vốn đầu tư công chủ yếu do giải ngân vốn TPCP. Nguyên nhân là chỉ những dự án thuộc nhóm được vốn TPCP đầu tư đã được Quốc hội thông qua, thì không được điều hòa sang các dự án khác. Trong khi đó, năm 2017, chúng ta phải làm hai việc song song, đó là: Vừa giao kế hoạch trung hạn, vừa giao kế hoạch hàng năm, nên đã gặp nhiều lúng túng trong khâu chuẩn bị dự án, mất nhiều thời gian mới hoàn thành các khâu thủ tục đầu tư.
“Về khách quan, do phải thực hiện nhiều quy định chặt chẽ hơn của pháp luật đầu tư công, trong bối cảnh có nhiều quy định mới nên còn nhiều bất cập. Về chủ quan, bên cạnh việc chưa chủ động, tích cực trong việc đẩy nhanh tiến độ các trình tự thủ tục cần thiết của các cơ quan liên quan, thì còn có trách nhiệm của các cơ quan tổng hợp, đó là còn nể nang, chưa đôn đốc kịp thời, thiếu kiên quyết. Công tác dự kiến kế hoạch nguồn vốn TPCP hàng năm còn nhiều hạn chế, dự kiến chưa sát với thực tế. Việc chuẩn bị điều kiện giao vốn cho các dự án thì không đồng đều giữa các bộ, ngành, địa phương, vẫn có tình trạng chờ đợi lẫn nhau để tổng hợp”, Bộ trưởng cho hay.
“Để công khai, Bộ sẽ làm rõ trách nhiệm của các tổ chức cá nhân, các bộ, ngành, địa phương về việc chậm trễ trong việc giao vốn giải ngân và kịp thời kiến nghị các cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân gây cản trở, trì trệ, thiếu trách nhiệm”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Cần giao chỉ tiêu cụ thể về cắt giảm biên chế
Một số ĐB quan tâm tới bộ máy hành chính Nhà nước cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến tăng chi NSNN. Theo ĐB Vũ Tiến Lộc: “Vì “miệng ăn núi lở”, nên tình hình tài khóa của đất nước hiện nay lại không phụ thuộc nhiều vào Bộ Tài chính, mà chủ yếu phụ thuộc vào năng lực cắt giảm biên chế và tinh gọn bộ máy của Bộ Nội vụ”.
Do vậy, ĐB Lộc đề nghị: “Chính phủ cần xây dựng kế hoạch và chỉ tiêu cụ thể về cắt giảm biên chế, đồng thời quy trách nhiệm cụ thể cho từng lãnh đạo bộ, ngành, địa phương, xuống đến tận cấp xã phường trong thực hiện, giống như cách mà Thủ tướng và Chính phủ đã áp đặt mệnh lệnh cho các bộ, ngành chỉ tiêu phải cắt giảm tối thiểu 30-50% các thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh trong vòng 2 năm tới”.
ĐB Vũ Tiến Lộc đề xuất thúc đẩy cải cách theo 3 tuyến giải pháp cơ bản, cụ thể: Thực hiện Chính phủ điện tử, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, kiên quyết cắt giảm thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh không cần thiết để cởi trói cho người dân và doanh nghiệp; giải phóng các bộ ngành ra khỏi chức năng chủ quản doanh nghiệp nhà nước, chuyển giao chức năng này cho các công ty đầu tư tài chính để vận hành theo nguyên tắc thị trường, không thành lập thêm siêu ủy ban - siêu bộ; thực hiện xã hội hóa dịch vụ công theo hướng cái gì dân và doanh nghiệp làm được thì Chính phủ không làm.
ĐB Hoàng Quang Hàm cũng đề xuất, Chính phủ cần thực hiện nghiêm chủ trương giảm biên chế, giao dự toán theo đúng biên chế được giao, đẩy nhanh quá trình đổi mới cơ chế tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp để giảm chi ngân sách.
“Đặc biệt phải cân nhắc khoản chi không thường xuyên, mua sắm sửa chữa lớn cho các đơn vị có nguồn thu lớn đã tự chủ được kinh phí hoạt động thường xuyên, tăng thu tiết kiệm chi phải ưu tiên giảm bội chi trả nợ, kiểm soát chặt chẽ việc ký kết quản lý và sử dụng vốn vay ODA”, ĐB Hàm nhấn mạnh.
Duy Thái
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Tình hình Ukraine mới nhất: Nga cung cấp gấp đôi lượng khí đốt cho Ukraine
- ·Sở hữu biệt thự đảo hồ Cullinan Hòa Bình Resort: Gần ngay bên ta, trọn vẹn tất cả
- ·Hơn 800 triệu người mắc bệnh tiểu đường trên toàn cầu
- ·Tiêu chuẩn sống mới của giới thượng lưu Thái Bình
- ·Nữ giáo viên mầm non bị hàng xóm tạt xăng, châm lửa đốt ở Lâm Đồng
- ·Quảng Nam giao hơn 80.000m2 đất thực hiện dự án Khu đô thị QNK I
- ·Mời đề xuất phương án quy hoạch phân khu sân bay, cảng Liên Chiểu, vịnh Đà Nẵng
- ·Vinhomes Ocean Park
- ·Tai nạn giao thông: Nam thanh niên tử vong do đâm vào xe CSGT
- ·Đất Xanh Miền Trung góp “Dự án đáng sống 2021” vào Phú Yên
- ·Thuê kiểm định độc lập tìm nguyên nhân sạt trượt của hồ chứa nước Đắk N'ting
- ·Masterise Homes ra mắt thêm sản phẩm bất động sản quốc tế tại phía Tây Hà Nội
- ·DOJI LAND ra mắt 47 siêu dinh thự mặt biển The Sapphire Mansions
- ·Công an tỉnh: Thi đua đoàn kết, chung sức chiến thắng đại dịch Covid
- ·Thẻ căn cước 2024: Những thay đổi thông tin trên thẻ căn cước
- ·Đà Nẵng kêu gọi đầu tư 4 dự án nhà ở xã hội
- ·Đất nền Tiền Hải Center City hút khách nhờ pháp lý sạch và hạ tầng hoàn thiện
- ·Vinhomes ra mắt The Sakura
- ·Tin tai nạn giao thông mới nhất 24h qua ngày 16/5
- ·Tháo gỡ khó khăn trong mua sắm thuốc của bệnh viện công