【kết quả schalke 04】Nhiều ngân hàng lãi lớn nhưng chưa bền vững
Nước nổi,ềungânhànglãilớnnhưngchưabềnvữkết quả schalke 04 bèo nổi
Nửa đầu năm 2017, tín dụng đã có mức tăng trưởng khá cao. Đến hết quý II/2017, tăng trưởng tín dụng tại nhiều ngân hàng đã đạt mức hai con số. Điển hình như Ngân hàng ACB tăng 11%, Ngân hàng Quân đội (MB) tăng 13,2%, Vietcombank tăng 13,8%, VietinBank tăng 10,3%, BIDV tăng 11,5%... Sự tăng trưởng này đã giúp các ngân hàng cải thiện đáng kể khoản thu nhập từ hoạt động cho vay. Cụ thể, thu nhập thuần từ lãi của ACB tăng 19%, đạt 3.928 tỷ đồng, MB tăng 42%, đạt 5.138 tỷ đồng, BIDV tăng 37%, đạt trên 14.000 tỷ đồng. Nhiều ngân hàng khác cũng đạt tăng trưởng cao từ hoạt động cho vay như Sacombank, SHB, Vietcombank, VietinBank…
Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng của tín dụng, số nợ xấu của các ngân hàng cũng tăng lên. Mặc dù nợ xấu vẫn được các ngân hàng kiểm soát với tỷ lệ theo đúng quy định, nhưng vẫn có sự gia tăng về con số tuyệt đối. Cụ thể, tại thời điểm ngày 30/6, tổng nợ xấu của ACB là khoảng 2.000 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 1,11% tổng dư nợ. Tại thời điểm cuối năm 2016, số nợ xấu của ACB là 1.420 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ 0,87%. Như vậy, nợ xấu của ngân hàng này đã đội thêm khoảng 580 tỷ đồng. Trong đó, nợ xấu gia tăng chủ yếu ở nhóm nợ nghi ngờ và nợ dưới chuẩn với mức tăng lần lượt là 313% và 38%. Trong khi đó, nợ có khả năng mất vốn giảm nhẹ 5% so với cuối năm 2016.
Tại ngân hàng Sacombank, nợ xấu tại thời điểm cuối quý II/2017 là trên 13.900 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 6,36%), tăng 156 tỷ đồng so với cuối năm 2016. Bên cạnh đó, Sacombank còn có 37.134 tỷ đồng nợ xấu tại VAMC. Mới đây, Sacombank cho biết, trong 6 tháng đầu năm, ngân hàng đã tự xử lý được 845 tỷ đồng nợ xấu, thu hồi 247 tỷ đồng nợ bán VAMC. Đối với tài sản cấn trừ nợ, gán nợ, Sacombank cũng đã xử lý và thu hồi 1.039 tỷ đồng. Tân Chủ tịch HĐQT Sacombank Dương Công Minh cũng đã bày tỏ quyết tâm đến cuối năm 2017 sẽ xử lý được 20.000 tỷ đồng nợ xấu.
Tổng nợ xấu của Eximbank tại thời điểm 30/6 là 2.597 tỷ đồng (tương đương 2,89% tổng dư nợ), tăng nhẹ 37 tỷ đồng so với cuối năm 2016. Ngoài ra, Eximbank cũng có 5.344 tỷ đồng nợ xấu tại VAMC. Tương tự, số nợ xấu tại SHB cũng tăng thêm 289 tỷ đồng, BIDV tăng thêm 952 tỷ đồng, VietinBank tăng 1.778 tỷ đồng…
Nợ xấu tăng đã kéo theo chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng lên tại một số ngân hàng. Điển hình như tại ACB, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng trong 6 tháng đầu năm 2017 là 966 tỷ đồng, tăng 161% so với cùng kỳ năm trước; tại SHB là 292 tỷ đồng, tăng 23%; BIDV là trên 6.200 tỷ đồng, tăng 38%; VietinBank là 4.843 tỷ đồng, tăng 61%...
Vẫn lệ thuộc vào tín dụng
Nhìn vào cơ cấu thu nhập của các ngân hàng trong nửa đầu năm 2017, có thể thấy phần lớn lợi nhuận vẫn đến từ hoạt động tín dụng. Điều này dẫn tới thực tế là lợi nhuận của ngân hàng được cải thiện nhanh chóng khi tín dụng có sự tăng trưởng cao. Tuy nhiên, điều này cũng tiềm ẩn rủi ro nợ xấu có thể phát sinh sau đó một thời gian. Việc tăng trưởng tín dụng nóng trong giai đoạn 2006-2011 đã để lại hậu quả nặng nề khiến cả hệ thống ngân hàng và nền kinh tế phải gánh chịu và gồng mình xử lý suốt những năm qua. Từ bài học đó, mới đây, Chính phủ đã phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020. Theo đó, các ngân hàng được yêu cầu phấn đấu tăng tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ trong tổng thu nhập hoạt động của toàn hệ thống lên gấp 2 lần vào năm 2020. Theo đó, tỷ trọng này hiện nay của toàn ngành mới chỉ vào khoảng 10%, do đó mục tiêu sẽ là đưa tỷ trọng này lên mức 20%.
Theo báo cáo tài chính của các ngân hàng, trong 6 tháng đầu năm 2017, mặc dù có sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước, nhưng tỷ trọng đóng góp của dịch vụ trong tổng thu nhập của các ngân hàng vẫn còn hạn chế. Cụ thể, nguồn thu từ tín dụng của BIDV vẫn chiếm tới 83% tổng thu nhập với trên 14.000 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2017, trong khi thu từ dịch vụ chỉ đạt trên 1.400 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng khoảng 8%. Tương tự, tại Viecombank, thu từ dịch vụ cũng chỉ chiếm tỷ lệ 9% với trên 1.300 tỷ đồng. Tại các ngân hàng TMCP, Sacombank đang dẫn đầu về tỷ trọng đóng góp từ hoạt động dịch vụ với mức 25% tổng thu nhập, đạt 830 tỷ đồng, trong khi thu nhập từ hoạt động cho vay đạt 2.130 tỷ đồng, chiểm tỷ trọng 63%. Trong khi đó, tại nhiều ngân hàng khác, tỷ trọng đóng góp của ở mức thấp, như ACB, MB (cùng ở mức 10%), Eximbank là 9%, thậm chí tại VPBank, tỷ lệ này chỉ chưa tới 6%.
Việc gia tăng nguồn thu từ dịch vụ sẽ giúp các ngân hàng đạt được sự tăng trưởng bền vững và an toàn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây cũng là thách thức không hề nhỏ do cần có sự tập trung về nguồn lực để phát triển sản phẩm và thu hút khách hàng trong bối cảnh cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gia tăng.
(责任编辑:La liga)
- ·Dự báo thời tiết 4/8: Tây Nguyên tiếp tục mưa triền miên
- ·Việt Nam's defence ministry honours Russian veterans
- ·Gov't to strive for 7% GDP growth, accelerate public investment disbursement
- ·G20 Summit: PM shares three proposals to accelerate SDG implementation
- ·Thêm 79 bệnh được chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 1 năm/lần
- ·Việt Nam's defence ministry honours Russian veterans
- ·PM arrives in Santo Domingo, beginning official visit to Dominican Republic
- ·Việt Nam, Malaysia work together to address challenges: deputy ambassador
- ·Vượt khó “dệt lưới an sinh”
- ·Politburo issues disciplinary warnings to Party organisations, incumbent and former officials
- ·Nhận định, soi kèo Macarthur FC vs Adelaide United, 15h00 ngày 6/1: 3 điểm xa nhà
- ·Party General Secretary works with congress subcommittee for socio
- ·Party chief suggests Việt Nam, Mongolia promote practical, effective cooperation
- ·Việt Nam, Czech look forward to 75th anniversary of diplomatic ties
- ·Nhanh chóng giải phóng bộ nhớ iPhone trong vài phút
- ·Inspection commission suggests disciplinary action against Vĩnh Phúc’s former officials
- ·UNCLOS remains fully relevant for sea, ocean governance: Deputy FM
- ·Remains of nine Vietnamese volunteer soldiers, experts found in Laos
- ·Mở đầu năm 2025, lợi suất trái phiếu chính phủ tăng nhẹ ở các kỳ hạn
- ·Disbursement of public investment must be accelerated: Deputy PM