【nhận định áo】Đạo đức phải được nuôi dưỡng mỗi ngày
TS. Nguyễn Thanh Tùng. Ảnh:NGUYỄN NGỌC TOÀN
Năm 2019,Đạođứcphảiđượcnuôidưỡngmỗingànhận định áo TS.Tùng đã dành thời gian tiếp xúc với hàng vạn giáo viên và học sinh của khoảng 1.000 trường học trong cả nước để nói chuyện về ý nghĩa việc nuôi dưỡng đạo đức và xây dựng ngôi trường hạnh phúc.
Thưa TS. Nguyễn Thanh Tùng, nhiều người ví ông là người gieo hạt. Hạt giống nào ông muốn gieo trên hành trình miệt mài đến hàng ngàn trường học?
Có điều kiện tham gia sâu vào lĩnh vực giáo dục, tôi nhận ra phương pháp giáo dục của chúng ta lâu nay đang chú trọng quá nhiều đến điểm số, thi cử, thành tích. Nhiều giáo viên khi được hỏi dạy toán, dạy văn, dạy lý - hóa cho học sinh để làm gì? Phần lớn giáo viên đều trả lời là để giúp các em vượt qua các kỳ thi.
Với mục đích giáo dục ấy cộng với mong cầu quá lớn từ phụ huynh đang biến học sinh thành cỗ máy, đánh mất đi cảm hứng học tập và tư duy sáng tạo của các em. Gánh nặng áp lực thi cử, thành tích cũng đè lên vai giáo viên, khiến họ cảm thấy việc đi dạy như một nghĩa vụ nặng nề. Áp lực đó càng lớn ở trường chuyên, lớp chọn.
Qua những buổi nói chuyện tặng giáo viên và học sinh các trường học về những chủ đề liên quan đến học đường, tôi mong muốn gửi trao, gợi mở một cách nhìn khác về ý nghĩa của việc dạy và học. Đó là chú trọng nuôi dưỡng đạo đức, vun bồi nhân cách, rèn luyện nghị lực sống, sự say mê, lòng yêu nghề để lan tỏa khát vọng được cống hiến, mang lại giá trị sống đẹp cho xã hội.
Trao học bổng “Nuôi dưỡng đạo đức mỗi ngày” tại Trường THPT Hương Lâm (A Lưới). Ảnh: K.O
Nhưng chắc chắn, sự thay đổi là không dễ khi giáo viên cho rằng, họ phải tuân thủ giáo án, chương trình đã được quy định. Nhà trường cần đáp ứng cơ chế thi cử, tuyển sinh?
Trước hết, sự thay đổi phải từ thượng tầng, tức cần có sự thay đổi về quy chế tuyển sinh, thi cử. Gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những động thái như đổi mới kỳ thi đại học và sắp tới là kỳ thi trung học phổ thông. Nhưng quan trọng là sự thay đổi từ mỗi phụ huynh, giáo viên và người đứng đầu các trường học.
Tôi rất vui khi sau những buổi nói chuyện, đã nhận được những cuộc điện thoại của giáo viên, nói họ đã tháo bỏ được những khúc mắc, ràng buộc, thay đổi ngay trong tiết dạy của mình và nhận được sự cộng hưởng tích cực từ học sinh.
Tôi cũng rất vui khi nhận được rất nhiều lời mời từ hàng ngàn trường học. Có những nơi, lãnh đạo ngành giáo dục của một tỉnh đã nhiều lần tìm gặp, đặt vấn đề mời tôi về nói chuyện cho hàng chục ngàn giáo viên, học sinh... với mong muốn có sự thay đổi.
Vậy theo ông, sự thay đổi cần bắt đầu từ đâu?
Không phải điều gì đó quá lớn lao. Học sinh biết “đi thưa về trình”, biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè trong lớp hơn là ích kỷ kết quả riêng cho bản thân, biết chăm sóc cha mẹ, biết ước mơ, hoài bão. Giáo viên hiểu được giá trị mình trao truyền để lan tỏa sứ mệnh nghề giáo. Phụ huynh biết lắng nghe và tôn trọng cảm xúc, suy nghĩ, mong muốn của con. Biết tìm thấy, nuôi dưỡng và vun bồi các điểm mạnh của từng cá thể… Đó là những giá trị cốt lõi để xây dựng trường học hạnh phúc.
Hiện ông là CEO của hệ thống trường xanh Tuệ Đức với 18 trường học ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Vũng Tàu… được phát triển theo tiêu chí những ngôi trường hạnh phúc? Có gì khác trong phương pháp dạy, học ở đây, thưa ông?
Trước hết, đó là những trường học không đặt nặng về điểm số nên các em không phải chịu áp lực ganh đua về học lực. Các em được giáo dục cách yêu thương; biết kính trọng những người ít được quan tâm trong trường học như cô lao công, bác bảo vệ. Các em được dạy để biết ước mơ, chia sẻ, lắng nghe và trở thành người kiến tạo. Ở đó, giáo viên không hẳn có thu nhập cao nhưng họ được đào tạo, trải nghiệm, tin tưởng... Họ được sống thật với mình bằng tình yêu nghề giáo.
Nhiều năm nay, ông và những người bạn đã dốc tâm thành lập học bổng “Nuôi dưỡng đạo đức mỗi ngày”. Ông có thể chia sẻ thêm về mục tiêu mà học bổng hướng đến?
Đến nay, học bổng đã được trao đến hàng trăm học sinh và giáo viên ở nhiều trường học. Không nhất thiết phải học giỏi, dạy giỏi, tiêu chí mà học bổng hướng đến là dành cho những giáo viên yêu nghề, biết thương yêu và chăm sóc học sinh, lan tỏa được nhân cách sống. Là những học sinh biết nâng đỡ bạn bè, hiếu thảo với cha mẹ…
Khi học bổng trao đi, những nghĩa cử tốt đẹp trong môi trường giáo dục được khích lệ, góp phần lan tỏa, ươm mầm giá trị đạo đức, văn hóa học đường.
Từ con đường thành công của bản thân, ông có lời khuyên nào cho các bạn trẻ?
Khi đến các trường học, tôi thường nói với học sinh là tôi biết ơn tuổi thơ nghèo khó của mình. Từ nghèo khó, tôi biết cách vui chơi và học từ đất, từ bầu trời, từ cây cỏ, sông nước. Biết lắng nghe, khám phá chính mình. Mỗi người đều có ước mơ, hoài bão. Hãy biết đánh thức, nuôi dưỡng và phát triển giấc mơ ấy.
Xu hướng ngày nay là nhiều người mong chọn học trường gì, làm nghề gì dễ kiếm tiền, nhanh giàu. Khi đến các trường học, tôi cố gắng giúp các em hiểu rõ “giàu” về điều gì là hạnh phúc nhất. Khi hiểu rõ giá trị, tìm thấy động lực sống tốt đẹp, khát khao mang lại giá trị quý nhất cho đời thì đó là hạnh phúc. Giàu lòng yêu thương, giàu đạo đức mới là sự thịnh vượng bền lâu và trọn vẹn.
Tôi cũng chưa bao giờ nghĩ mình là người thành đạt. Vẫn là quá trình vun bồi mỗi ngày để rèn luyện, khám phá năng lực bản thân từ cái thấy và cái biết của bản thân.
Dù bận rộn công việc, mỗi năm, ông đều dành nhiều thời gian về Huế, tặng những buổi nói chuyện và trao học bổng cho các trường học. Vì sao ông gọi đó là hành trình tri ân Huế?
Tuổi thơ tôi lớn lên ở Huế, lên 10 thì cùng gia đình vào Sài Gòn. Có lẽ, mỗi người lớn lên đều có một dòng sông trong lòng mình. Với tôi, Huế là dòng sông tuổi thơ, dòng sông nguồn cội. Năm năm nay, tôi đều dành thời gian về Huế, thực hiện những ước mơ, mong muốn của mình dành cho giáo dục, như một sự tri ân.
Một tin vui là đầu năm nay, nhân chuyến làm việc của lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế ở TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ, thảo luận nhiều vấn đề cho hướng đi và phát triển giáo dục ở Huế.
TS. Nguyễn Thanh Tùng hiện là Viện trưởng Viện Quản trị Tri thức KMi - TP. Hồ Chí Minh; Phó Chủ tịch Hội chất lượng TP. Hồ Chí Minh; Giảng viên thỉnh giảng các chương trình cao học tại Trung tâm đào tạo Pháp Việt CFVG, Đại học Pháp PUF, Viện Quản trị công nghệ - Đại học FPT và chương trình đại học cho hơn 20 trường đại học trong nước. Ông hiện cũng là giảng viên chương trình CEO của Phòng Công nghiệp Thương mại Việt Nam (VCCI), Hội đồng Anh-British Council; Viện Kế toán và quản trị doanh nghiệp; Viện Công nghệ và Tài chính; CLB Doanh nghiệp Việt Nam; CLB Nhân sự Việt Nam. TS. Tùng còn được biết đến là tác giả công trình nổi tiếng “Huế thu nhỏ”, tái hiện Quần thể di tích Cố đô Huế tỷ lệ 1/700 tại tư gia ở TP.Hồ Chí Minh.
KIM OANH (Thực hiện)
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Đề nghị làm rõ việc mất nước nhiều lần ở KĐT Tân Tây Đô
- ·Bồi dưỡng kiến thức du lịch trực tuyến cho hơn 100 học viên
- ·Thăm, động viên lực lượng điều trị cho bệnh nhân Covid
- ·Tập huấn nghiệp vụ công tác kiểm tra, kiểm soát trong hệ thống hợp tác xã
- ·Ông Trần Ngọc Tâm, Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM: ‘Sẽ cho kiểm tra, xử lý các trường hợp lách thuế như
- ·Các trường đại học, cao đẳng ở Kiên Giang đã sẵn sàng cho năm học mới
- ·Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị toàn quốc về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
- ·47 doanh nghiệp đang thực hiện phương án 3 tại chỗ
- ·Hà Nội: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng nền hành chính chuyên nghiệp
- ·Xử lý đối tượng vượt chốt kiểm soát dịch Covid
- ·Phó thủ tướng Vũ Đức Đam: Trí tuệ nhân tạo sẽ đưa Việt Nam đi lên
- ·29 phạm nhân được hưởng đặc xá của Chủ tịch nước
- ·Đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng
- ·“Xuân yêu thương” đến với 600 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
- ·Dùng thẻ ATM giả mạo chiếm đoạt tiền, 3 người Trung Quốc bị bắt
- ·Hoàn thiện kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu
- ·Cổng dịch vụ công quốc gia đem lại nhiều lợi ích cho người dân và doanh nghiệp
- ·Chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc các cấp được nâng cao
- ·Nghị viện châu Âu phê chuẩn EVFTA và EVIPA: Nền tảng mới bền vững cho quan hệ Việt Nam
- ·Lãnh đạo huyện Phụng Hiệp thăm đồng đầu năm