【kq bóng đá việt nam】Kinh tế báo chí là con đường sống còn của các cơ quan báo chí
Báo chí phải xắn tay vào thực hiện nhiệm vụ chống suy thoái tư tưởng | |
Thủ tướng Chính phủ biểu dương nỗ lực của các cơ quan báo chí trong cuộc chiến chống Covid-19 | |
Thủ tướng gửi thư chúc mừng nhân Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam | |
Trao giải thưởng ảnh “Khoảnh khắc báo chí 2019” |
PGS.TS. Nguyễn Thành Lợi (ảnh), Ủy viên Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Người làm báo. |
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay đã buộc một số cơ quan báo chí phải đưa ra các quyết sách “thắt chặt hầu bao”. Câu hỏi đặt ra là hướng đi nào để tồn tại trong giai đoạn hiện nay cũng như hướng phát triển thời kỳ sau dịch. Vậy theo ông, các cơ quan báo chí cần hoạt động theo hướng nào để tồn tại và phát triển?
- Theo tôi việc các cơ quan báo chí “thắt chặt hầu bao” không phải là hướng đi để phát triển trong tương lai. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn tới mọi lĩnh vực, trong đó có báo chí truyền thông, hơn lúc nào hết, các cơ quan báo chí cần phải có chiến lược phát triển lâu dài, để có thể đứng vững trước những “cơn bão” càn quét mang tính toàn cầu. Vấn đề sống còn là nội dung là “vua” và công nghệ là “nữ hoàng”. Trong bất cứ giai đoạn nào, nhất là trong kỷ nguyên 4.0, các cơ quan báo chí ngoài việc chú trọng phát triển nội dung, rất cần quan tâm đến yếu tố kỹ thuật. Trong thời gian khá dài, các cơ quan báo chí vẫn phát triển chiến lược lấy công chúng làm trọng tâm, tuy nhiên, giờ đây câu chuyện đã khác, công nghệ thay đổi nhanh đến mức báo chí truyền thống không biết nền tảng nào là quan trọng nhất trong việc tiếp cận công chúng.
Quang cảnh một buổi giải đáp trực tuyến do Báo Hải quan tổ chức. |
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Biên tập Tạp chí Nhà đầu tư: Cần để thuế về 0% trong hoạt động báo chí. Bởi đóng góp của các cơ quan báo chí vào tổng thu nhập quốc dân không đáng kể và nên có sự hỗ trợ từ Chính phủ. Đồng thời có sự phân biệt rạch ròi giữa cơ quan báo chí tự chủ hoàn toàn, cơ quan báo chí tự chủ một phần và cơ quan báo chí bao cấp để từ đó đưa các chính sách hỗ trợ phù hợp. Ông Phạm Anh Tuấn, Tổng Biên tập Báo Điện tử Vietnamnet: Từ xu thế truyền thông quốc tế, chúng ta thấy rõ rằng độc giả rồi sẽ phải quen với việc trả tiền cho nội dung. Do vậy, thay vì viết nội dung nhiều “view” (lượt xem) để có quảng cáo, báo chí trong nước nên bắt đầu suy nghĩ về việc thay đổi phương thức kinh doanh sang mô hình đăng ký thuê bao. Đi liền với đó là yêu cầu cải thiện chất lượng nội dung. Ông Nguyễn Ngọc Hiển, Tổng Biên tập Báo Lao Động: Cần có chính sách chia sẻ lợi nhuận giữa nhà mạng và báo chí. Hiện nay, các nhà mạng đang thu lợi nhuận lớn từ việc người dùng truy cập internet để đọc báo điện tử. Bạn đọc đang đọc báo điện tử miễn phí, chỉ phải trả tiền mạng, trong khi đó các cơ quan báo chí vẫn phải chịu tiền mạng và không được thu lợi gì từ nhà mạng. Xuân Thảo (lược ghi tại Diễn đàn Tổng biên tập "Báo chí và bài toán phát triển nguồn thu") |
Ngoài ra, xã hội càng phát triển, quảng cáo không còn bị “nhốt” trong quan niệm “kiếm thêm”, mà là nguồn thu chính để báo chí tồn tại phù hợp với sự phát triển chung của xã hội. Do đó, hơn lúc nào hết các cơ quan báo chí truyền thông cần xây dựng bộ phận và đội ngũ những người làm truyền thông, quảng cáo chuyên nghiệp, tránh hiện tượng núp bóng nhà báo để “xin” quảng cáo. Thực tế cho thấy, ngay từ những năm 1990, một số cơ quan báo chí đã yêu cầu phóng viên “tỏa” đi “chạy” quảng cáo, dựa trên mối quan hệ và lĩnh vực mình theo dõi, đồng thời kiếm “hoa hồng” từ nguồn đó. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, các tòa soạn nên thay đổi chiến lược, xây dựng các bộ phận truyền thông – quảng cáo một cách bài bản và chuyên nghiệp mới có thể phát triển kinh tế báo chí ổn định và bền vững lâu dài, tránh gặp những rủi ro không đáng có.
Như ông đã nói ở trên, đại dịch Covid-19 cũng chính là cơ hội để báo chí nhìn lại mình?
- Một thời gian khá dài, báo in luôn là loại hình truyền thông chủ yếu của bạn đọc, cũng là sự lựa chọn chủ yếu của doanh nghiệp khi họ có nhu cầu quảng cáo. Nhưng ngày nay, do báo in đang bị “thế lực” mạng xã hội tấn công và khiến số lượng phát hành giảm mạnh, các nhóm công chúng mới, nhất là giới trẻ đã chuyển sang đọc trực tuyến, do đó, “miếng bánh” quảng cáo bị xé lẻ, nhiều nhà quảng cáo đã dịch chuyển sang quảng cáo trực tuyến.
Do đó, hơn lúc nào hết, các cơ quan báo chí cần xây dựng một mạng lưới quảng cáo mới. Cụ thể hơn, diện tích quảng cáo trên báo chí điện tử cần phải được bán trực tiếp cho các nhà quảng cáo, tránh bị phụ thuộc vào các “thế lực” truyền thông xã hội hay như các công ty truyền thông hoặc Google Adsense. Trên thực tế, doanh thu quảng cáo của các cơ quan báo chí thông qua Google Adsense khá thấp, hơn nữa quảng cáo của Google đôi lúc hiện thị các loại quảng cáo trái phép, thậm chí vi phạm pháp luật, ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của tờ báo.
Đồng thời, việc chuyển hướng “điện tử hóa” báo chí là rất cần thiết. Bởi trong bối cảnh khó khăn ngày càng gia tăng hiện nay, các tòa soạn cố gắng tận dụng lợi thế của internet, tăng doanh thu nhờ sự đa dạng về thông tin trên môi trường internet, một số tờ báo lớn trên thế giới đã áp dụng các cách thanh toán paywalls để tính tiền người sử dụng nội dung thông tin của họ.
Đây cũng là dịp để cơ quan báo chí đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, tham gia tích cực các hoạt động xã hội, tạo thương hiệu, tăng nguồn thu. Khi xác định kinh tế báo chí là con đường sống còn của các cơ quan báo chí, việc có nhiều nguồn thu sẽ giúp các tòa soạn trụ vững và phát triển mạnh mẽ hơn, nhất là đang phải chịu sự tác động không nhỏ của truyền thông xã hội hiện nay. Trong bất kỳ giai đoạn nào, để tăng nguồn thu bên ngoài “mặt báo”, các cơ quan báo chí cần tăng cường tổ chức sự kiện, cung cấp dịch vụ quảng cáo hoặc dịch vụ công nghệ thông tin. Ngoài ra, các cơ quan báo chí tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, vì cộng đồng, bởi với uy tín và các mối quan hệ của mình, các cơ quan báo chí có khả năng huy động được các nguồn lực: tiền, hàng hoá, nhân lực… để tổ chức các hoạt động xã hội - từ thiện. Qua thực tiễn thời gian qua, tôi nhận thấy báo chí là một trong các “kênh” được người dân tin cậy nhất khi trao gửi các khoản đóng góp, các món quà tham gia hoạt động xã hội - từ thiện. Qua những hoạt động trách nhiệm xã hội đó, thương hiệu của các cơ quan báo chí tăng lên, là một trong 4 trụ cột trong chiến lược phát triển dài lâu của cơ quan báo chí trong tương lai.
Tóm lại, khi bàn về kinh tế báo chí, chúng ta hay nói tới những hoạt động kinh doanh trực tiếp của cơ quan báo chí cả trên “mặt báo” và bên ngoài “mặt báo”. Tuy nhiên, để báo chí phát triển bền vững, ổn định và chuyên nghiệp, trong bất cứ hoàn cảnh nào, rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước, ví dụ triển khai sớm việc đặt hàng các cơ quan báo chí. Đây cũng là một trong những nguồn thu ổn định để báo chí phát triển, thực sự là phương tiện truyền thông thiết yếu phục vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Bố gần 70 còn có con riêng
- ·Thanh khoản hai sàn chưa tới 50 triệu đơn vị
- ·Liên tục thu giữ số lượng lớn thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc
- ·Trên 38.000 cuộc thanh tra được tiến hành trong quý I/2018
- ·Mẹ mù, con ung thư, cha hết đường xoay xở
- ·Yêu cầu các địa phương duy trì báo cáo giá thị trường
- ·Nhiều bộ, ngành, địa phương nỗ lực kiện toàn tổ chức bộ máy
- ·Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024
- ·Thâm niên nhà giáo có tính thời gian nhập ngũ?
- ·Thanh niên đổi mới sáng tạo xây dựng quê hương
- ·Mẹ bỏ đi, bố không tiền, xin các cô chú cưu mang con
- ·Công bố đường dây nóng phản ánh giá dịch vụ dịp Lễ hội pháo hoa quốc tế
- ·Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu chưa thu hút được doanh nghiệp vừa và nhỏ
- ·Chứng khoán thu hẹp đà tăng
- ·Chủ xà lan đâm chìm ghe, chết người có bị truy cứu hình sự?
- ·Cuộc sống hiện tại của cặp song sinh chị cao 1m70, em chỉ 1m32
- ·Quý I, cả nước tạo việc làm cho hơn 357.000 lao động
- ·Hà Nội: Siết lại quản lý kinh doanh xăng dầu, dịch vụ vận tải
- ·Vợ khéo đóng kịch suốt 5 năm
- ·Hậu Giang tổ chức cuộc thi khởi nghiệp lần thứ IV