【11bet mobile】Tăng nhanh người trẻ mắc rối loạn tâm thần
Nỗi đau hiển hiện!
Trên thực tế, gần đây những câu chuyện đau lòng vì học sinh cấp 2, 3 bị trầm cảm, thậm chí tự tử vì áp lực học hành, lo sợ không đáp ứng được kỳ vọng của gia đình, cảm thấy tương lai mịt mù, không lối thoát… không còn là chuyện hiếm. Ngoài những áp lực từ phía gia đình, cuộc sống, không ít các bạn trẻ cũng tự đặt ra cho mình những áp lực, chạy đua thành tích, sợ thi trượt, sợ thua bạn bè nên gây ra rối loạn tâm thần.
Theo báo cáo mới nhất của Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF), hiện nước ta có ít nhất 3 triệu thanh, thiếu niên có các vấn đề về tâm lý, tâm thần, trong khi đó những năm trước con số này chỉ ở mức trên dưới 1 triệu người.
Còn theo thống kê của Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ thanh niên, trẻ vị thành niên đến khám và điều trị gia tăng. Trong năm qua, Viện đã khám, điều trị ngoại trú cho hơn 18.000 bệnh nhân mắc trầm cảm, chiếm 30% tổng số bệnh nhân nhập viện.
Các chuyên gia y tế khẳng định, trong các rối loạn tâm thần, tỷ lệ người bị trầm cảm, hoang tưởng gia tăng, rất đáng lo ngại. Nếu trước đây, phần lớn bệnh trầm cảm bắt nguồn từ các bệnh nội sinh, thì nay có đến 80% bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm lại có nguyên nhân từ các vấn đề xã hội. Chẳng hạn như, áp lực học hành, áp lực công việc, cuộc sống, thậm chí nhiều người nghiện facebook cũng là đối tượng mắc trầm cảm.
Trong một buổi làm việc tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, phóng viên được nghe câu chuyện của em T.Q.Đ, 16 tuổi, ở Bắc Giang và thấy xót xa cho tương lai lẽ ra là rất sáng lạn của Đ.
Theo bác sỹ Nguyễn Văn Dũng, Viện Sức khỏe tâm thần, Đ. phải nhập viện điều trị vì rối loạn cảm xúc do áp lực học tập. Trước đó, Đ. là con một trong gia đình bố mẹ đều là người thành đạt, sức khỏe của Đ. rất tốt. Suốt 4 năm cấp 2, cậu bé đều đạt danh hiệu học sinh giỏi với gương mặt thông minh, được nhiều bạn bè quý mến, nể phục và đặc biệt cả gia đình đều kỳ vọng vào sự thành công trong tương lai của Đ.
Tuy nhiên, sau quãng thời gian tươi đẹp của cấp 2, khi lên cấp 3, hiệu quả học tập của Đ. giảm sút. Đ cũng hay khóc lóc, cáu giận vô cớ, ít trò chuyện cởi mở, ngại tiếp xúc. Cậu bé thường phản kháng lại khi bị gia đình thúc ép học hành. Đặc biệt, Đ. thường xuyên mất ngủ, cảm xúc thất thường. Lo lắng cho tình trạng của con, gia đình đưa cậu bé đến viện khám, bác sỹ kết luận Đ. bị rối loạn tâm thần do áp lực học hành, do kỳ vọng quá lớn từ gia đình khiến Đ. rơi vào trạng thái kiệt quệ.
Cũng rơi vào trạng thái rối loạn tâm thần, chỉ nghĩ đến học thôi đã cảm thấy sợ sệt, kinh hãi là trường hợp của bé T.T.H ở Hoà Bình. H. là con út, có 2 anh lớn đều bị nhiễm chất độc chiến tranh. Mọi áp lực học hành, cuộc sống đổ dồn lên vai H. Nhưng kỳ vọng quá lớn của bố mẹ lại đẩy H. đến nỗi ám ảnh, áp lực, không thể tiếp thu nổi kiến thức trên lớp. Cứ mỗi lần nghĩ tới chuyện học, H. lại sợ hãi. H cũng được đưa đến Viện Sức khoẻ tâm thần điều trị khi em có biểu hiện thu mình lại, buồn bã, mất ngủ kéo dài.
Ngoài ra, thời buổi mạng xã hội có mức phủ sóng rộng như hiện nay, nhiều trẻ vị thành niên cũng đang gặp phải những hệ lụy khôn lường do nghiện mạng xã hội. Bác sỹ Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khỏe Tâm thần cho biết, vừa qua, viện đã tiếp nhận một nam sinh (14 tuổi) nhập viện với các biểu hiện co giật phân ly.
Kể lại trường hợp này bác sỹ Phương nói, qua lời kể của gia đình, cháu bé có tiền sử sử dụng mạng facebook rất nhiều, thậm chí đến 10 tiếng/ngày. Mỗi lần đi học về, trẻ liền trốn trong phòng và liên tục dùng facebook để nói chuyện với bạn bè. Các sinh hoạt cá nhân như ăn uống, tắm rửa, vệ sinh trẻ cũng không muốn làm. Gia đình thấy vậy nên đã thu điện thoại, cấm cháu dùng facebook. Sau đó, trẻ bỗng xuất hiện các cơn co giật nên được đưa tới khám và điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần.
Quan tâm hơn tới suy nghĩ của trẻ
Để giúp trẻ thoát khỏi hiểm nguy rình rập với các rối loạn tâm thần, nhiều chuyên gia tâm lý, bác sỹ tâm thần học khẳng định liều thuốc tốt nhất là cha mẹ cần chia sẻ, lắng nghe, quan tâm, thấu hiểu với suy nghĩ con trẻ, không quá đặt nặng áp lực học hành, thi cử buộc trẻ tuân theo như một cái máy.
Chuyên gia tâm lý Vũ Thu Hương, Khoa Giáo dục tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội phân tích, ở giai đoạn vị thành niên, nhiều trẻ sẽ loay hoay trong việc khẳng định bản thân. Nếu thất bại các em sẽ rất dễ nảy sinh trạng thái tiêu cực, chán nản, nặng hơn là tuyệt vọng, tìm tới cái chết, do vậy các bậc phụ huynh phải luôn quan tâm, lắng nghe suy nghĩ, tâm tư tình cảm của trẻ, đồng thời không nên đưa ra quá nhiều kỳ vọng và mục tiêu buộc trẻ phải đạt được.
“Cha mẹ, thầy cô cần giúp trẻ vượt qua khó khăn bằng cách tôn trọng, chia sẻ, đồng hành với khó khăn, áp lực mà trẻ gặp phải. Chỉ khi nào tìm được sự tin tưởng của trẻ, tâm sự với trẻ, khi đó cha mẹ, thầy cô mới có thể giúp trẻ tránh xa các rối loạn tâm thần”, chuyên gia Vũ Thu Hương nói.
Còn theo bác sỹ Nguyễn Văn Dũng, trẻ rơi vào tình trạng giảm năng lượng, mệt mỏi hầu hết có nguyên nhân do áp lực học tập, sức ép gia đình, mâu thuẫn với những người thân. Vậy nên, điều quan trọng là cần đưa trẻ đến viện chuyên khoa tâm thần sớm, điều trị sớm, bởi các rối loạn này có thể chữa khỏi. Nếu nhẹ và can thiệp sớm khi bệnh ở giai đoạn đầu, trẻ chỉ cần được nghỉ ngơi, giảm/cắt các tác nhân gây sức ép, tạo cho trẻ tinh thần thoải mái đã có thể khỏi bệnh gần như 100%. Nếu nặng hơn, trẻ cần được dùng thuốc điều trị, hỗ trợ tâm lý, thời gian nằm viện có thể vài tháng song có thể hàng năm trời.
Với hệ lụy gây ra do trẻ lạm dụng mạng xã hội, theo ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, khó khăn lớn nhất của việc bảo vệ trẻ em trên mạng chính là nhận thức của trẻ và cha mẹ về an toàn trên mạng còn hạn chế.
Do vậy ông Nam cho rằng, các bậc phụ huynh nên trở thành những người bạn của con trên mạng xã hội, để đồng hành, tư vấn, giúp con em mình sử dụng công cụ này một cách hữu ích nhất, không nên can thiệp thô bạo bằng cách cấm đoán cực đoan. Bởi đây là lứa tuổi trẻ dễ kích động, càng cấm đoán, trẻ càng tò mò, và khi cha mẹ không kiểm soát được, sẽ có những hệ lụy khó lường.
(责任编辑:World Cup)
- ·Oái oăm chị dâu
- ·Trình Quốc hội tiếp tục thực hiện giảm 2% thuế GTGT theo Nghị quyết 43
- ·PGS.TS Trần Đình Thiên: Cần có cách tiếp cận mới trong phát triển nhà ở xã hội
- ·Thắt chặt tình bạn, sự tin cậy giữa Chính phủ, các ngành, nhân dân Việt Nam
- ·Hơn 50 triệu đồng đến với bé Anh Thư
- ·Giải quyết bổ sung cho dân 410 triệu đồng và 600m2 đất
- ·“Mức lương cán bộ công chức hiện nay khá thấp”
- ·Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và 4 bộ trưởng sẽ trả lời chất vấn
- ·Làm thế nào để được hưởng trợ cấp bảo hiểm khi thất nghiệp?
- ·Cần bổ sung các hình thức tố cáo khác
- ·Gặp sự cố khi đi tìm 'của lạ'
- ·Trung ương thảo luận về xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên
- ·Thủ tướng sắp công du và làm việc tại Mỹ trong 7 ngày
- ·Vướng mắc trong công tác chứng thực
- ·Cháu bé bị trụ gạch đè giập dạ dày và tủy…kêu cứu
- ·Xử lý vụ FLC, Tân Hoàng Minh không có chuyện ‘bắt chuột mà vỡ bình’
- ·Bảo hiểm xã hội Việt Nam: Đảm bảo tốt nhất quyền lợi của người dân, doanh nghiệp tham gia bảo hiểm
- ·Phút hổ thẹn của nguyên Phó Thủ tướng khi phiên dịch cho Bác Hồ
- ·Yêu quá…làm bạn gái thấy áp lực
- ·Tăng cường quan hệ với Singapore giúp thúc đẩy môi trường đầu tư ở VN