【kuwait đấu với ấn độ】BÀI 4: Tiến tới đồng bộ cơ chế, cơ sở hạ tầng quản lý thuế
PV: Là chuyên gia của ngành Thuế nhiều năm,ÀITiếntớiđồngbộcơchếcơsởhạtầngquảnlýthuếkuwait đấu với ấn độ bà có ý kiến gì về vấn đề mua hàng hóa, dịch vụ không hóa đơn thuế?
Bà Nguyễn Thị Cúc: Tôi có thể khẳng định một điều rằng, ở tất cả các nước trên thế giới, đâu đâu cũng có những đối tượng, hành vi vi phạm pháp luật thuế, mỗi nước đều có đặc thù riêng, kéo theo đó là những mức độ vi phạm khác nhau.
|
Ở một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines hay Đài Loan…, việc lấy hóa đơn mua hàng hóa đã trở thành “phản xạ tự nhiên” của người dân.
Đơn cử ở Nhật Bản, khi người dân mua các hàng hóa, dịch vụ như: Thuốc men, xây dựng nhà cửa, sửa chữa nhà cửa, đóng tiền học phí… họ đều lấy hóa đơn. Cuối năm khi quyết toán thuế thu nhập cá nhân họ được giảm trừ một phần thu nhập tính thuế vào thuế thu nhập cá nhân, đây cũng là việc làm thiết thực khiến người tiêu dùng tự giác. Còn ở nước ta thì khác, đôi khi mua hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng yêu cầu người bán hàng cung cấp hóa đơn thì lại bị mất thêm tiền thuế GTGT 10%, do đó xảy ra câu chuyện người tiêu dùng mua hàng không lấy hóa đơn, và cũng từ đó tạo thành thói quen khó sửa này của người tiêu dùng Việt Nam.
Một thực tế nữa tôi cho là rất quan trọng, đó là chúng ta chưa “quản lý các luồng tiền và luồng hàng”. Theo tôi biết, ở Nhật Bản hiện nay, khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ, nhiều trường hợp người mua không cần lấy hóa đơn, người bán không xuất hóa đơn GTGT; nhưng cơ quan thuế và các cơ quan quản lý nhà nước vẫn có thể thu được thuế, thậm chí vẫn có cơ sở hoàn thuế GTGT như bình thường, bởi họ quản lý được các luồng tiền và luồng hàng.
Chúng ta chỉ cần hiểu rất đơn giản thế này thôi, các sản phẩm hàng hóa của họ được sản xuất ra khi mang đi tiêu thụ đều thông qua các hệ thống siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ hoặc nhà hàng, mà các siêu thị, chuỗi cửa hàng bán lẻ và nhà hàng này, cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan thuế đã lắp đặt các máy tính tiền có sẵn mã cốt của cơ quan thuế, khi người tiêu dùng đến mua hàng hóa, máy tính tiền sẽ tính tiền, các dữ liệu này được chuyển trực tiếp về cơ quan thuế từ đó cơ quan thuế tổng hợp và thu thuế của cơ sở kinh doanh, không cần phải dựa trên hóa đơn xuất ra mới thu được tiền thuế.
Còn ở nước ta, các khâu sản xuất cũng như tiêu thụ hàng hóa không tập trung, nhỏ lẻ, cộng với hệ thống kinh doanh buôn bán lẻ của chúng ta quá lớn như các chợ dân sinh, các hộ kinh doanh tạp hóa nhỏ lẻ, chúng ta chỉ cần bước ra khỏi cửa nhà là đã có thể mua được các sản phẩm hàng hóa phục vụ cho nhu cầu của gia đình, các hệ thống bán lẻ này của chúng ta cũng được quản lý nhưng hiệu quả thì chưa cao, vẫn còn tình trạng doanh thu thực tế cao hơn doanh thu làm cơ sở tính thuế…
Thêm vào đó, do cơ chế và cơ sở hạ tầng của chúng ta chưa được đồng bộ nên ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý chưa thật chặt chẽ - điều này cũng dẫn đến câu chuyện trên.
PV: Khi mua hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng không lấy hóa đơn, có bị coi là hành vi vi phạm pháp luật thuế không, thưa bà?
Bà Nguyễn Thị Cúc:Pháp luật chưa có quy định người mua hàng không lấy hóa đơn là vi phạm pháp luật, là tiếp tay cho trốn thuế. Nhưng pháp luật quy định rất rõ, khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 200.000 đồng trở lên, người bán phải lập hóa đơn bán hàng cho người tiêu dùng. Thậm chí bán hàng hóa dịch vụ dưới 200.000 đồng nhưng người mua yêu cầu vẫn phải xuất hóa đơn.
Tuy nhiên, việc này chúng ta cũng phải xem xét ở cả hai khía cạnh nếu như mua hàng hóa, dịch vụ của những đơn vị, DN nộp thuế theo hình thức kê khai và được tính trên cơ sở doanh thu bán hàng và dựa trên hóa đơn đầu ra, đầu vào… Trong trường hợp này, nếu người mua cũng nộp thuế theo kê khai, thì họ buộc phải lấy hóa đơn để làm cơ sở hạch toán thuế đầu vào, làm cơ sở tính thuế thu nhập DN. Tuy nhiên, trường hợp người mua hàng không có nhu cầu, thói quen không lấy hóa đơn sẽ gián tiếp tiếp tay cho DN trốn thuế nếu như DN không tự giác kê khai doanh thu không xuất hóa đơn này.
Đối với DN, hộ kinh doanh thực hiện nộp thuế khoán thì không bắt buộc phải lập hóa đơn khi bán hàng. Nhưng khi khách hàng, người tiêu dùng có nhu cầu lấy hóa đơn thì người bán phải xuất hóa đơn nhưng người bán phải nộp thêm tiền thuế tính trên hóa đơn xuất cho người mua, ngoài tiền thuế khoán đã được ấn định, giao khoán. Cũng chính từ bất cập này, dẫn đến câu chuyện người bán hàng không tự giác xuất hóa đơn cho người mua vì sẽ tăng thêm tiền thuế phải nộp.
PV: Theo bà, ngành Thuế cần có giải pháp gì để tăng cường quản lý chống thất thu thuế?
Bà Nguyễn Thị Cúc:Giải pháp thì ngành Thuế đã có rất nhiều, gần đây nhất để tạo thuận lợi cho DN, ngành Thuế đã cho triển khai sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) và HĐĐT có mã xác thực của cơ quan thuế.
Cá nhân tôi cho rằng, đây là một giải pháp vô cùng quan trọng, giải pháp này được triển khai rộng rãi trên cả nước và ở hầu hết các lĩnh vực nó sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời thiết lập sự bình đẳng trong kinh doanh giữa các DN; cùng với việc kê khai, nộp thuế điện tử, xuất HĐĐT, thanh toán điện tử… giúp các DN tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời, việc triển khai áp dụng HĐĐT rộng rãi sẽ nâng cao được công tác quản lý của ngành Thuế, hạn chế và ngăn ngừa tình trạng giả mạo hóa đơn, bảo vệ uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp. Đặc biệt, khi HĐĐT và HĐĐT có mã xác thực dần trở nên phổ biến sẽ giúp cơ quan thuế có cơ sở dữ liệu về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị thông qua doanh thu mua bán hàng hóa dịch vụ để phục vụ công tác quản lý thuế ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn.
Đến một thời điểm cơ chế, cơ sở hạ tầng của Việt Nam đồng bộ, câu chuyện quản lý thuế của chúng ta sẽ trở nên đơn giản như các nước. Hiện tại, để chống thất thu cho ngân sách nhà nước, chúng ta cần phải làm được việc đó là “xác định được chính xác doanh thu” của khối các DN và hộ kinh doanh, mà hóa đơn là một căn cứ, từ đó mới thu được thuế, giảm được thất thu cho ngân sách nhà nước.
PV: Xin cảm ơn bà
Văn Tuấn
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Không được iOS 11 hỗ trợ, iPhone 5 sẽ sớm bị Apple khai tử?
- ·Cô gái Nghệ An vào rừng taiga đẹp diệu kỳ ở Mông Cổ, sống giữa làng tuần lộc
- ·Đặc sản Vũng Tàu thơm ngon, độc lạ du khách say mê thưởng thức
- ·Bầu cử Mỹ 2016: Khai mạc Đại hội Toàn quốc đảng Dân chủ
- ·Từ 15/8, người bán xe không nộp lại giấy đăng ký và biển số sẽ bị phạt
- ·Đại biểu Cuba khẳng định vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa
- ·Ngoại trưởng Kerry: Mỹ chờ đợi sự hợp tác của Nga trong vấn đề Syria
- ·Lên lịch 'săn' băng giá ở Sa Pa dịp Giáng sinh 'giờ chót', khách khó tìm phòng
- ·Nghe sách Nghĩ Giàu Và Làm Giàu
- ·Đà Lạt thử nghiệm dịch vụ bay dù lượn trên Hồ Xuân Hương
- ·Dự báo thời tiết 4/8: Tây Nguyên tiếp tục mưa triền miên
- ·Bầu cử Mỹ 2016: Khai mạc Đại hội Toàn quốc đảng Dân chủ
- ·Máy bay chở 228 khách nguy cơ bị khủng bố, chiến đấu cơ hộ tống hạ cánh khẩn cấp
- ·Phản ứng Quốc tế xung quanh phán quyết của Tòa về vụ kiện Biển Đông
- ·Phương án điều chỉnh lịch bay ở Nội Bài, Vân Đồn ứng phó bão số 1
- ·Bí ẩn khách sạn có số phận đen đủi nhất thế giới
- ·Khinh khí cầu tụ hội tại Thủ Thiêm
- ·Khách Trung Quốc đổ tới đâu du lịch nhiều nhất trong dịp Tết Nguyên đán?
- ·Tài xế taxi trả lại hơn 400 triệu đồng cho khách chuyển nhầm
- ·Việt Nam có làng du lịch tốt nhất thế giới