【kết quả giải úc】Đón cơ hội xuất khẩu nông, thủy sản sang thị trường Mexico
Cần tuân thủ quy định xuất khẩu nông,Đóncơhộixuấtkhẩunôngthủysảnsangthịtrườkết quả giải úc thủy sản sang Trung Quốc | |
Xuất khẩu thủy sản kỳ vọng từ cơ cấu thị trường và chế biến sâu | |
Đơn hàng thủy sản xuất khẩu sẽ ổn định vào đầu quý 2 |
Mexico cam kết xóa bỏ thuế cho cá tra và basa từ năm thứ 3 của CPTPP. Ảnh: TTXVN |
Theo Thương vụ Việt Nam tại Mexico (kiêm nhiệm Guatemala, Honduras, El Salvador, Belize), đối với Việt Nam thì Mexico là một thị trường lớn tiềm năng mà cần phải được khai phá, trong đó nhiều mặt hàng có lợi thế cũng là thế mạnh của Việt Nam.
Chẳng hạn như thủy sản và nông sản chế biến, Mexico cam kết xóa bỏ thuế cho cá tra và basa từ năm thứ 3 của CPTPP, do vậy mặt hàng này đã được miễn thuế nhập khẩu vào Mexico. Tôm chế biến giảm theo lộ trình và về 0% từ năm thứ 12, tôm đông lạnh về 0% từ năm thứ 13 và cá ngừ về 0% từ năm thứ 16.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển vùng ven biển năm 2021, trong 8 năm trở lại đây, mức độ tiêu thụ thủy sản bình quân trên đầu người là 12 đến 13kg/năm, thói quen này còn thấp nếu so sánh với các nguồn thực phẩm giàu đạm khác như, thịt lợn, thịt bò, thịt gà.
Mặc dù Mexico rất nhiều biển, sông ngòi nhưng lại ít chợ hải sản, chủ yếu người dân tiêu thụ các sản phẩm đã qua sơ chế hoặc chế biến tại các siêu thị hoặc cửa hàng tiện lợi, do vậy mặt hàng này là một mặt hàng tiềm năng cho các sản phẩm thủy hải sản của Việt Nam.
Thương vụ Việt Nam tại Mexico thông tin, các mặt hàng nông sản chế biến cũng là mặt hàng tiềm năng vào thị trường Mexico, tuy nhiên các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu tạo ra những sản phẩm phù hợp với khẩu vị của người địa phương.
Đối với cà phê, Mexico là một đất nước tiêu thụ café lớn trên thế giới, trung bình một năm người dân Mexico tiêu thụ 1,7Kg/người; 84% nhà dân tiêu thụ sản phẩm café hòa tan. Đây là mặt hàng mà các công ty của Việt Nam cần tìm kiếm cơ hội thâm nhập thị trường Mexico. Mặt hàng cà phê nguyên liệu cũng có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam.
Nhóm hàng tiềm năng xuất khẩu sang Mexico phải kể đến hàng tiêu dùng, Thương vụ Việt Nam tại Mexico cho biết, khi nguồn nguyên liệu và giá nhân công tại Trung Quốc tăng cao thì cũng là lúc các nhà nhập khẩu tìm nguồn cung cấp mới, trong đó có Việt Nam.
Cuối năm 2022, Tập đoàn bán lẻ Coppel với hơn 1500 điểm phân phối, doanh thu 1,4 tỷ USD, có trụ sở tại Trung Quốc đã cử 3 đoàn công tác là nhân viên từ Trung Quốc sang khám phá thị trường Việt Nam, cụ thể là các loại mặt hàng quần áo, giầy dép, và đồ gỗ, nội thất.
“Trước đây các tập đoàn bán lẻ chỉ mua sản phẩm của Việt Nam qua các công ty thương mại quốc tế hoặc nhập sản phẩm từ những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới nhưng hiện nay câu chuyện đã khác, sau tập đoàn Coppel sẽ là những tập đoàn khác sẽ để tâm đến sản phẩm của Việt Nam”, Thương vụ Việt Nam tại Mexico thông tin.
Ngoài các lĩnh vực trên, điện tử, linh kiện và phụ tùng ô tô cũng là các mặt hàng tiềm năng để xuất khẩu sang thị trường Mexico. Chẳng hạn, mặt hàng điện tử bao gồm, máy tính,điện thoại, điện thoại di động, hàng điện tử dân dụng, các loại mạch điện tử đang là những sản phẩm chủ lực của Việt Nam xuất sang Mexico.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Mexico, các loại linh kiện bằng nhựa, cao su, các loại ống dẫn để sản xuất, lắp ráp ô tô cũng có thể là mặt hàng tiềm năng nhưng cần phải có sự nỗ lực của các doanh nghiệp Việt Nam trong công tác tiếp cận thị trường.
Theo ông Lưu Vạn Khang, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Mexico (kiêm nhiệm Guatemala, Honduras, El Salvador, Belize), Mexico là một thị trường lớn tiềm năng mà cần phải được khai phá.
Mexico có diện tích gần 2 triệu Km2, đứng thứ 5 khu vực châu Mỹ và thứ 14 trên thế giới; dân số 127 triệu người, đứng thứ 11 trên thế giới. Mexico nằm ở vị trí địa lý đắc địa thuộc Bắc Mỹ nhưng cũng thuộc khu vực Mỹ Latinh. Đây cũng là quốc gia kết nối giữa Đại Tây Dương và châu Á - Thái Bình Dương nhờ có bờ biển dài.
Đặc biệt, Mexico có quan hệ với nhiều khu vực nền kinh tế quan trọng trên thế giới, được coi là cửa ngõ để tiếp cận đến các vùng kinh tế năng động của trái đất như G20, Liên minh kinh tế Thái Bình Dương (Pacific Alliance), có Hiệp định Tự do Thương mại với châu Âu, Hiệp định Tự do Thương mại Bắc Mỹ (NAFTA), là thành viên của CPTPP.
Theo Thương vụ Việt Nam, với tình hình thế giới có nhiều biến động, dịch bệnh Covid-19, chiến tranh Nga - Ucraina, giá nhân công và hàng hóa của Trung Quốc ngày càng tăng nên xu hướng của các công ty nhập khẩu trên thế giới, trong đó có Mexico đang có định hướng tìm nhà cung cấp khác, trong đó có Việt Nam.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Nghị quyết phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 06 năm 2024
- ·‘Bùng phát’ lừa đảo mạo danh shipper giao hàng
- ·Những nông dân tiên phong
- ·Quỹ bảo hiểm xã hội dư hơn 1,2 triệu tỷ đồng vào cuối năm 2024
- ·Đề xuất các giải pháp bảo đảm an toàn, bảo mật dịch vụ Online Banking
- ·ĐT760 cần sớm sửa chữa
- ·Mang Vịnh Hạ Long tới Hội chợ du lịch ASEAN
- ·Cà Mau có 10 Hội quán
- ·Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
- ·Cát Tiên được công nhận là khu sinh quyển thế giới
- ·Mừng WinMart 9 tuổi, 'giá rẻ không tưởng mỗi tuần'
- ·Chủ động nâng chất nguồn nhân lực
- ·Khu du lịch sinh thái Tràng An
- ·Bí thư chi bộ sáng tạo
- ·Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới là bảo hiểm bắt buộc vì quyền lợi người dân
- ·Hệ lụy ngân hàng liên kết bán chéo bảo hiểm
- ·Lời cảm tạ
- ·300 phần quà tặng bà con và trẻ em khó khăn vùng biên
- ·Lưu ý và thủ tục nâng dấu giấy phép lái xe hạng C, D, E, FC
- ·Nuôi cá thòi lòi miệt Ðất Mũi