【soi kèo tottenham vs crystal palace】Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ cần cụ thể và thực tế
Tại hội thảo,ỗtrợdoanhnghiệpvừavànhỏcầncụthểvàthựctếsoi kèo tottenham vs crystal palace nhiều ý kiến cho rằng, dự thảo Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa còn rất chung chung và mang tính “khẩu hiệu”, chưa đưa ra được các nội dung hỗ trợ cụ thể cho các DN nhỏ và vừa. Do vậy sẽ không mang lại hiệu quả trong hỗ trợ các DN, đặc biệt là các DN nhỏ và siêu nhỏ còn đang rất khó khăn.
Cụ thể, theo ông Nguyễn Đức Nghĩa, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đại lý thuế TP.HCM, tiêu chí xác định DN vừa và nhỏ nên làm rõ đối tượng hỗ trợ DN Việt Nam hay tất cả các DN (bao gồm cả nước ngoài). Quy định về hỗ trợ thuế còn chung chung, không có quy định mức hỗ trợ cụ thể.
Để các hoạt động hỗ trợ DN phát huy được hiệu quả, ông Nghĩa cho rằng, luật nên quy định chỉ hỗ trợ DN Việt Nam để tăng sức cạnh tranh cho DN trong nước vì DN FDI vốn đã được hưởng rất nhiều chính sách ưu đãi từ chính quốc cũng như các chính sách thu hút đầu tư. Bên cạnh đó, chỉ hỗ trợ DN nhỏ và siêu nhỏ và chỉ áp dụng cho DN sản xuất không hỗ trợ DN dịch vụ vì các DN nhỏ và siêu nhỏ trong lĩnh vực sản xuất mới thực sự gặp khó khăn, cần phải có các chính sách hỗ trợ của nhà nước để có thể tồn tại và phát triển. Về thuế, nên hỗ trợ về thuế GTGT, vì loại thuế này nằm trong giá để tăng sức cạnh tranh của DN trên thị trường. Hiện nay, phần lớn các DN nhỏ mới thành lập đều không phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp do kinh doanh không có lãi nên nếu chỉ hỗ trợ thuế thu nhập doanh nghiệp thì DN không sẽ không được hưởng mà chỉ điều tiết thuế GTGT mới thực sự hỗ trợ được DN
Theo ông Nguyễn Đình Tuệ, Giám đốc hỗ trợ DN nhỏ và vừa, Hiệp hội DN TP.HCM, luật nên bổ sung thêm đối tượng được hỗ trợ là các hợp tác xã và không nên phân biệt đối tượng thành lập DN nhỏ, vừa và siêu nhỏ vì nhìn chung các chính sách hỗ trợ đối với các đối tượng này đều được áp dụng như nhau. Nguồn lực hỗ trợ DN nhỏ và vừa trong dự thảo Luật mới chỉ nói đến vốn là chưa đủ vì ngoài vốn, nguồn lực của DN còn là sức cạnh tranh, chính sách, hạ tầng kĩ thuật, khoa học, công nghệ, nhân lực… Do vậy, nguồn lực cho DN phải tổng hợp được nhiều nội dung mới phát huy hiệu quả các chương trình hỗ trợ.
Ông Tuệ cũng cho rằng, luật nên quy định, các bộ, ngành chỉ có vai trò tham mưu cho chính sách, không tham gia vào việc xây dựng, phân bổ, kế hoạch, bố trí nguồn lực, việc bố trí nguồn lực nên tập trung về các địa phương để tránh tạo ra sự cồng kềnh cho bộ máy, giảm hiệu quả cho các chương trình hỗ trợ. Đối với các chính sách hỗ trợ cho DN, Nhà nước cần hỗ trợ đầu tư vận hành hệ thống xử lý nước thải cho các DN tại các khu, cụm công nghiệp để đảm bảo về môi trường, đồng thời nên nghiên cứu bù một phần tiền thuê đất cho DN vì đây đang là những khó khăn của hầu hết các DN vừa và nhỏ.
Liên quan đến hỗ trợ DN, ông Nguyễn Nguyễn Ngọc Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội XNK Đồng Nai cũng cho rằng, hoạt động hỗ trợ cần phải giảm bớt các thủ tục rườm rà, giúp DN dễ dàng thụ hưởng. Đối với DN siêu nhỏ thì quan trọng nhất là phải đơn giản được sổ sách, kế toán mới khuyến khích được các hộ kinh doanh chuyển đổi lên DN.
Đại diện Hiệp hội DN tỉnh Tiền Giang, ông Trần Đỗ Liêm kiến nghị, việc hỗ trợ DN nhỏ và vừa phải làm thế nào để có giá trị thực tế vì thời gian qua các DN vừa và nhỏ tại các địa phương gần như không nhận được sự hỗ trợ nào từ Nhà nước. Để các chương trình hỗ trợ phát huy được hiệu quả, cần nâng cao vai trò của chính quyền các cấp tại địa phương và các hiệp hội địa phương. Nguồn lực hỗ trợ phải lấy từ ngay ngân chính sách địa phương, các Bộ, ngành chỉ hướng dẫn về chính sách. Ông Liêm cũng cho rằng, bên cạnh việc hỗ trợ kinh phí xử lý môi trường, giá thuê đất ở các khu sản xuất tập trung các DN còn cần được hỗ trợ về đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, kế toán, phát triển nguồn nhân lực..
Đại diện Hiệp hội Giấy cũng rằng, việc xác định các đối tượng hỗ trợ trong luật là rất quan trọng, cần xác định chỉ hỗ trợ cho các DN mới thành lập hay hỗ trợ DN phát triển bền vững. Vì trên thực tế, các đối tượng hỗ trợ xác định trong luật quá nhiều vì DN vừa và nhỏ đang chiếm đến 97% trên tổng số DN của cả nước nên việc xác định các đối tượng hỗ trợ là DN vừa và nhỏ sẽ không mang lại hiệu quả.
Ngoài các ý kiến nêu trên, đa số các đại biểu cũng cho rằng, việc luật quy định vai trò trung tâm thực hiện các hoạt động hỗ trợ DN cho Hiệp hội DN nhỏ và vừa là không khả thi vì hiệp hội này không đủ tầm ảnh hưởng, phạm vi hoạt động và năng lực để thực hiện. Vai trò này nên giao cho VCCI vì VCCI đang là đại diện cao nhất của cộng đồng DN. Bên cạnh đó, cần đề cao trách nhiệm của các hiệp hội ngành hàng, hiệp hội DN địa phương trong việc xác định các nội dung và hoạt động hỗ trợ phù hợp với thực tế của DN.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Ấn tượng không gian trưng bày quảng bá văn hóa
- ·Không còn ‘hạ cánh an toàn’ với bất kỳ ai
- ·Ban hành hướng dẫn việc giải quyết tố cáo, khiếu nại về bầu cử ĐBQH
- ·Cán bộ vào đến 'vòng chung kết' mà không đủ tiêu chuẩn cũng bị gạt ra
- ·Công ty tổ chức đấu giá biển số xe hưởng thù lao như thế nào?
- ·Góp ý Văn kiện: Chuyển từ bắt chước sang sáng tạo công nghệ mới
- ·Thực tập phương án chữa cháy tại Ngân hàng nhà nước
- ·Thông qua 146.990 tỷ đồng vốn đầu tư công cho dự án cao tốc Bắc
- ·Đề nghị kỷ luật nguyên Trưởng Công an TP Chí Linh Lê Văn Thoan
- ·Quốc hội chốt chưa tăng lương cho cán bộ, công chức trong năm 2021
- ·Mức sinh giảm sâu: Hệ lụy và lời giải từ chính sách
- ·Đánh giá kỹ tác động khi điều chỉnh giá điện, khám chữa bệnh, hàng không
- ·Nhận định trận đấu Bayern Munich vs Leverkusen, 23h30 ngày 28.9: Bước ngoặt đến sớm
- ·Phiên chất vấn sáng 6/11 tại Quốc hội
- ·Long An truy điệu, an táng 122 hài cốt liệt sĩ
- ·Đại tướng Lê Đức Anh – người cộng sản kiên trung của dân tộc
- ·Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự tọa đàm về TP. Đà Nẵng
- ·Còn khoảng trống pháp lý trong thu hồi tài sản tham nhũng
- ·Yahoo xác nhận hơn 1 tỉ tài khoản đã bị đánh cắp năm 2013
- ·Ngành Hải quan “vượt khó”, đạt nhiều “đỉnh” mới trong năm 2021