【kết quả bóng đá udinese】Việt Nam nhập siêu 0,5 tỷ USD trong tháng đầu tiên năm 2022
Nhập siêu 54 tỷ USD từ Trung Quốc | |
Nửa đầu tháng 1/2022 Việt Nam nhập siêu gần 2 tỷ USD |
Ảnh minh họa. Ảnh: N.Linh |
Theo thông tin mới nhất từ Bộ Công Thương, trong tháng đầu tiên của năm 2022, hoạt động xuất khẩu hàng hóa tăng không đáng kể với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 29 tỷ USD, giảm 16,2% so với tháng trước và chỉ tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước.
Trong đó, xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước đạt 8,2 tỷ USD, giảm 16,9% so với tháng trước nhưng tăng 20,1% so với cùng kỳ năm trước; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 20,8 tỷ USD, giảm 3,9% so với tháng trước và giảm 4,2% so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 1/2021 có 7 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 63,3% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Ở góc độ nhóm hàng xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chế biến chiếm 86% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, điện thoại và linh kiện tiếp tục là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 4 tỷ USD, chiếm 13,8% tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm 34,4% so với cùng kỳ năm trước.
Bộ Công Thương thông tin thêm, về mặt nhập khẩu, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 1/2022 ước đạt 29,5 tỷ USD, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước nhưng giảm 6,7% so với tháng trước. Có 4 mặt hàng nhập khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, chiếm 50,6% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam trong tháng đầu tiên năm 2022 với kim ngạch đạt 10 tỷ USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đó là Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ.
Về cán cân thương mại, ước tính Việt Nam nhập siêu 0,5 tỷ USD trong tháng đầu tiên của năm 2022. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu gần 2 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 1,3 tỷ USD.
Ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phân tích thời gian qua, tăng trưởng của nhóm hàng điện thoại và linh kiện, máy tính; máy móc thiết bị, phụ tùng… có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến tăng trưởng xuất khẩu chung của cả nước.
“Đó đều là những mặt hàng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam; tiếp tục là chủ lực trong xuất khẩu năm 2022 và các năm tới”, ông Hải nói.
Đánh giá cao cơ hội tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam năm 2022, ông Andrew Jeffries, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng, những ngành hàng có dư địa tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022 của Việt Nam gồm: điện tử; máy vi tính; máy móc, thiết bị; dệt may; giày dép; sắt thép; nông, thủy sản…
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã “chảy” mạnh vào các ngành sản xuất này, cộng với nguồn vốn trong nước tạo nên khả năng cung ứng lớn mạnh trong chuỗi sản xuất toàn cầu.
Thời gian tới, Bộ Công Thương xác định sẽ tập trung tổ chức khai thác, tận dụng cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để tìm giải pháp phát triển thị trường và tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường mới; tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến của đại dịch Covid-19 trên thế giới để có các biện pháp ứng phó kịp thời.
Bên cạnh đó, ưu tiên triển khai các hoạt động xúc tiến xuất khẩu và các thị trường xuất khẩu sớm khôi phục sau đại địch; tập trung theo dõi sát tình hình từng thị trường để rà soát, xác định các chủng loại hàng hóa mà các nước đang có nhu cầu nhập khẩu để khai thác, thúc đẩy xuất khẩu…
Tháng 1/2022, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 8,95 tỷ USD, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là Trung Quốc đạt 5,15 tỷ USD, tăng 11,8%; thị trường EU đạt 3,6 tỷ USD, giảm 1,3%; thị trường ASEAN đạt 2,4 tỷ USD, giảm 0,9%; Nhật Bản đạt 1,65 tỷ USD, giảm 5%; Hàn Quốc đạt 1,56 tỷ USD, giảm 15%. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Tháo dỡ trạm thu phí trên Quốc lộ 20
- ·Vinamilk tiến gần đến mục tiêu chăm sóc 1 triệu bệnh nhân và người cao tuổi
- ·Kho bạc Nhà nước Bắc Giang: Cải cách hành chính giúp kiểm soát chi ngân sách hiệu quả
- ·TP.HCM: Ngưng hoạt động cơ sở thẩm mỹ bị tố làm mù mắt bệnh nhân
- ·Truy tặng Huân chương dũng cảm cho anh Phạm Ngọc Anh trong vụ sạt lở đèo Bảo Lộc
- ·Phát triển “nóng” ngành viên nén: Tiềm ẩn nhiều rủi ro
- ·Sửa đổi thông tư số 13/2017/TT
- ·Bình Định hỗ trợ đầu tư công trình cấp nước sạch nông thôn
- ·Chính sách tiền tệ giúp sức xuất khẩu tăng tốc
- ·Chuyển giao hơn 1 triệu tỷ đồng vốn nhà nước về "siêu ủy ban"
- ·Cán bộ Cục thuế có nồng độ cồn, lái ô tô gây tai nạn chết người
- ·Học viện Tài chính đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất lần thứ hai
- ·Thực hiện nghiêm kết luận kiểm toán quyết toán ngân sách 2016
- ·"Út trọc" Đinh Ngọc Hệ: Công ty gia đình "dán mác" quân đội
- ·Bộ Thông tin và Truyền thông lên tiếng về lộ trình tắt sóng 2G
- ·Tăng nguồn tài chính cho phát triển khu vực tư nhân trong nước
- ·Xem xét cấm đường, cho học sinh nghỉ học để ứng phó siêu bão Noru
- ·Cẩn trọng khi cho trẻ ăn các loại quả có hạt nhỏ
- ·Cơ quan hải quan nỗ lực giúp doanh nghiệp nâng mức độ tuân thủ
- ·Phó Giám đốc Xí nghiệp quản lý phà ở TP.HCM bị đình chỉ công tác 15 ngày