【ketquabongd】Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Đổi mới cơ chế một cửa, một cửa liên thông
Giảm thời gian chờ đợi tại bộ phận một cửa
Kế hoạch nêu rõ,ộNôngnghiệpvàPháttriểnnôngthônĐổimớicơchếmộtcửamộtcửaliênthôketquabongd mục tiêu trong năm 2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) xây dựng văn bản hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc bộ tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC). Đồng thời, thực hiện kết nối Hệ thống thông tin một cửa điện tử của bộ với các hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và đăng ký doanh nghiệp phục vụ xác thực, định danh và cắt giảm, đơn giản hóa hồ sơ, giấy tờ công dân, doanh nghiệp trong giải quyết TTHC tại bộ phận một cửa. Hoàn thành việc số hóa kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực đạt tối thiểu 40% đối với kết quả thuộc thẩm quyền giải quyết để đảm bảo việc kết nối chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử…
Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng tới giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. |
Năm 2022, Bộ NN&PTNT hoàn thành việc số hóa kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực thuộc thẩm quyền giải quyết của bộ để đảm bảo việc kết nối chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử…
Theo Tổng cục Hải quan, trong năm 2021 này, Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn là 2 trong số 13 bộ, ngành tích cực kết nối thủ tục tham gia Cơ chế một cửa quốc gia (NSW). Hiện nay, cơ quan hải quan đang hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thí điểm 2 thủ tục hành chính tham gia NSW kể từ 20/9/2021. |
Đáng chú ý, Bộ NN&PTNT phấn đấu tối thiểu 30% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công TTHC (trước đó), mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết TTHC đang quản lý hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đó được cơ quan nhà nước khác sẵn sàng chia sẻ và đáp ứng được yêu cầu. Song song đó, giảm thời gian chờ đợi của người dân, doanh nghiệp tại bộ phận một cửa xuống trung bình còn tối đa 30 phút/lần đến giao dịch…
Gắn kết việc số hóa hồ sơ, giấy tờ với quá trình tiếp nhận
Để hiện thực hóa các mục tiêu đó, một trong những nội dung quan trọng trong kế hoạch mà Bộ NN&PTNT sẽ thực hiện đó là sẽ gắn kết việc số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC với quá trình tiếp nhận, xử lý TTHC tại bộ phận một cửa, tạo cơ sở hình thành dữ liệu sống, sạch, đủ và chính xác.
Theo đó, các đơn vị phân loại giấy tờ, hồ sơ thực hiện số hóa. Việc số hóa hồ sơ, giấy tờ trong tiếp nhận, xử lý, trả kết quả giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân được thực hiện theo nguyên tắc phân loại như: Hồ sơ, giấy tờ phải thực hiện số hóa theo quy định tại Nghị định số 45/2020/NĐ-CP bao gồm giấy tờ trong thành phần hồ sơ mà cá nhân, tổ chức nộp là kết quả giải quyết của TTHC trước đó; kết quả xử lý hồ sơ của các cơ quan, đơn vị tham gia trong quá trình tiếp nhận, giải quyết TTHC; kết quả giải quyết của TTHC.
Các hồ sơ, giấy tờ còn lại không thuộc 3 trường hợp nêu trên được thực hiện số hóa theo đề nghị của cá nhân, tổ chức. Trường hợp này cá nhân, tổ chức phải trả chi phí số hóa bằng mức chi theo quy định pháp luật cho việc tạo lập, chuyển đổi thông tin điện tử, số hoá thông tin trên môi trường mạng phục vụ hoạt động thường xuyên của cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước; hoặc thực hiện theo nhu cầu giải quyết TTHC trên môi trường điện tử và xây dựng cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý.
Cùng với việc phân loại giấy tờ, hồ sơ thực hiện số hóa, bộ sẽ xây dựng quy trình số hóa trong tiếp nhận, giải quyết hồ sơ TTHC… Bộ cũng thực hiện lưu trữ điện tử đối với hồ sơ TTHC. Thời hạn lưu trữ hồ sơ TTHC điện tử theo thời hạn quy định tại Luật Lưu trữ và các luật chuyên ngành.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, để thực hiện kế hoạch đề án, hiện nay bộ đang nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, các hệ thống công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu số hóa và sử dụng kết quả số hóa hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC, cũng như việc kết nối, chia sẻ dữ liệu với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành…
Không những vậy, bộ cũng tăng cường công tác hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch cũng như tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị thuộc bộ với các bộ, ngành địa phương trong quá trình triển khai thực hiện đề án...
Xác định đội ngũ triển khai thực hiện có vai trò quan trọng để hiện thực hóa kế hoạch, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho hay, Bộ NN&PTNT sẽ tập trung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; kịp thời biểu dương, khen thưởng các cán bộ, đơn vị thực hiện tốt; đồng thời có biện pháp xử lý nghiêm cán bộ, đơn vị không nghiêm túc thực hiện, gây khó khăn, chậm trễ cho việc triển khai thực hiện đề án.
Tăng tỷ lệ số hóa, ký số và lưu trữ điện tử đối với hồ sơ, giấy tờ 20%/năm Năm 2023 – 2025, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề ra mục tiêu hoàn thành kết nối, chia sẻ dữ liệu từ Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) của bộ với các Cơ sở dữ liệu quốc gia còn lại, các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, Cổng Dịch vụ công quốc gia phục vụ cho việc cắt giảm, đơn giản hóa hồ sơ, giấy tờ công dân, doanh nghiệp trong giải quyết TTHC tại bộ phận một cửa. Tăng tỷ lệ số hóa, ký số và lưu trữ điện tử đối với hồ sơ, giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC đã được giải quyết thành công trong mỗi năm thêm 20% cho đến khi đạt tỷ lệ 100% để đảm bảo việc kết nối chia sẻ dữ liệu trong giải quyết TTHC trên môi trường điện tử. Phấn đấu 80% người dân, doanh nghiệp khi thực hiện TTHC không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công TTHC (trước đó), mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết TTHC đang quản lý hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan nhà nước kết nối, chia sẻ. Tỷ lệ người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến và thực hiện TTHC trên môi trường điện tử tối thiểu đạt 50% tổng số hồ sơ tiếp nhận; tối thiểu từ 80% trở lên hồ sơ giải quyết TTHC được luân chuyển trong nội bộ giữa các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, hoặc các cơ quan có liên quan được thực hiện bằng phương thức điện tử; 100% hồ sơ TTHC đã giải quyết thành công được số hóa, lưu trữ và có giá trị tái sử dụng. Giảm thời gian chờ đợi của người dân, doanh nghiệp xuống trung bình còn tối đa 15 phút/01 lượt giao dịch; thời gian tiếp nhận, xử lý hồ sơ tối thiểu 30 phút/01 hồ sơ vào năm 2025. Điện tử hóa việc giám sát, đánh giá kết quả tiếp nhận, giải quyết TTHC làm cơ sở đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức công khai, minh bạch, hiệu quả. Mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với chất lượng cung cấp dịch vụ công đạt tối thiểu 95% vào năm 2025. |
(责任编辑:Cúp C1)
- ·5 phút tối nay 5
- ·Sẽ còn 6 đến 8 đợt nắng nóng tới 40 độ C trong mấy tháng tới
- ·Quy định chung về công tác phí
- ·Thú vị, bổ ích “thư viện lưu động”
- ·Vợ chồng cô giáo ở Vĩnh Phúc sở hữu hơn 100 ‘sổ đỏ’
- ·Chị Lê Song Tùng: Tận tâm với công tác dân số
- ·Tử vong sau 9 ngày bị tai nạn
- ·Ðội tuyển “văn hay, chữ tốt” trường THPT Hồ Thị Kỷ: Nơi ươm mầm tài năng
- ·Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- ·Hai huyện Bù Gia Mập, Phú Riềng còn thiếu 41 vị trí việc làm
- ·National Assembly kicks off 2025 with key legislative agenda
- ·Khởi động Tháng thanh niên
- ·Nghị lực vượt khó của Huỳnh Mi Nết
- ·Gala trao bằng tốt nghiệp: Sôi nổi cơ hội việc làm cho sinh viên
- ·Không thể quy trách nhiệm Bộ Công Thương phá vỡ quy hoạch điện mặt trời!
- ·Bác sĩ Phan Văn Phòng vì sức khỏe cộng đồng
- ·Việt Nam tổ chức hội nghị quốc tế về quyền sinh sản và tình dục
- ·Thực phẩm bẩn sẽ không còn “đất sống”?
- ·Quốc lộ nối Đà Lạt
- ·Tin vắn 18