【sportmole】Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Đi đường vòng, thu “trái ngọt”
Nỗ lực từ con số 0
Ông Lê Anh, chủ thương hiệu nước mắm Lê Gia cho biết, dòng sản phẩm nước mắm của Lê Gia không hề có phụ gia, vị thanh, mùi dịu, hoàn toàn là thực phẩm sạch, an toàn cho cả trẻ nhỏ. Hiện nay, nước mắm Lê Gia được phân phối khá rộng rãi tại các cửa hàng bán thực phẩm sạch khu vực Hà Nội như: Chuỗi siêu thị thực phẩm sạch UCAmart, hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch Sói biển, hệ thống Kids Plaza…
Với Lê Gia, thời gian khởi nghiệp ban đầu khá chật vật. “Có những thời điểm đem sản phẩm đi chào hàng, việc bị từ chối 5-7 lần là khá bình thường. Cách mà Lê Gia lựa chọn là đi vào từng dòng sản phẩm cụ thể với thị trường nhỏ, ngách để chiếm lòng tin trước. Điển hình như, Lê Gia đã giới thiệu bán thành công mặt hàng nước mắm cho trẻ nhỏ trước. Sau đó, khi dòng sản phẩm này đã được tin dùng, các sản phẩm khác như mắm ăn dùng đại trà cho gia đình, mắm tôm, mắm tép… của Lê Gia cũng dễ dàng được các hệ thống đặt hàng và người tiêu dùng lựa chọn”, ông Lê Anh nói.
“Bén duyên” với lĩnh vực thực phẩm chưa được bao lâu, Công ty Công ty CP Nông nghiệp Thế hệ mới cũng lựa chọn cách chủ động, nỗ lực đi vào các phân khúc thị trường nhỏ, thị trường ngách để từng bước mở rộng như nước mắm Lê Gia. Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Nguyễn Văn Tuân, Giám đốc Kinh doanh của Công ty cho hay, cuối năm 2016, DN mới được thành lập và dòng sản phẩm chủ đạo là gạo hữu cơ Bãi Rươi. Mặc dù DN mới cho ra thị trường loạt sản phẩm đầu tiên, song cũng đã nhanh chóng phân phối hết qua các hệ thống bán thực phẩm sạch tại Hà Nội như: Big Green, Sói Biển,… “Ngay từ khi trồng lúa, chúng tôi đã có hướng tiếp cận thị trường, làm việc với các đối tác. Sau khi trao đổi thông tin, Công ty còn mời đại diện hệ thống cửa hàng về trực tiếp giám sát việc trồng lúa, sản xuất. Hiện nay, Công ty đang định hướng tiếp cận các hệ thống siêu thị như Aeon, Fivimart… và đã có những thuận lợi bước đầu”, ông Tuân nói.
Đa dạng hóa sản phẩm
Trong việc chủ động tìm kiếm thị trường, đi từ nhỏ đến lớn, câu chuyện của Công ty Quốc tế VAG có lẽ là ví dụ khá điển hình. Theo ông Hoàng Xuân Hải, Giám đốc Công ty Quốc tế VAG: Các sản phẩm của DN như các dòng khăn mang thương hiệu Poemy (khăn trẻ em, khăn tắm, khăn thể thao…) ra thị trường từ năm 2012 nhưng ban đầu rất khó khăn. Đầu tiên, DN định hướng đưa sản phẩm vào tiêu thụ ngay tại các hệ thống siêu thị, song hầu hết bị từ chối bởi chất lượng khăn tốt nhưng chưa có thương hiệu. Sau đó, DN lựa chọn lối đi đường vòng, đem hàng tiêu thụ tại các cửa hàng bán lẻ như các cửa hàng thời trang, mỹ phẩm, hệ thống Bibomart… Khi hàng hóa đã xuất hiện ở vài trăm điểm bán lẻ như vậy, có những siêu thị lớn như Aeon đã chủ động liên hệ với DN để phân phối sản phẩm. “Đến thời điểm hiện tại, khi sản phẩm đã tạo dựng được lòng tin, chỗ đứng nhất định, việc mở rộng hệ thống tiêu thụ khá dễ dàng. Ngoài các sản phẩm khăn thông thường, sắp tới DN cũng sẽ tập trung đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh quảng bá cho dòng khăn lau bếp, lau bàn với đặc tính nổi trội là lau sạch mỡ bẩn một cách nhanh chóng”, ông Hải nói.
Liên quan tới câu chuyện thâm nhập thị trường, theo ông Vũ Hoàng Châu, Trưởng phòng Marketting Công CP DTK (DN có sản phẩm chủ đạo là trứng gia cầm), tính chủ động của DN đóng vai trò khá quan trọng. “Ngoài tích cực quảng bá sản phẩm, chúng tôi có bộ phận chủ động thăm dò thị hiếu, xu hướng, cách chế biến sản phẩm mới để đưa ra các dòng sản phẩm có nhiều giá trị gia tăng hơn, với những cách ăn khác lạ, định hướng cách ăn của người dân đối với sản phẩm. “Hiện nay, ngoài trứng sống, DTK còn có trứng chế biến. Tuy nhiên, trứng chế biến sẽ không dừng lại ở luộc, chiên, làm bánh… thông thường mà DN định hướng tiến tới các sản phẩm khác như trứng hấp thuốc bắc, trứng luộc chín kỹ, trứng hun khói… Đó là giải pháp mà chúng tôi đang tiến hành, hy vọng được thị trường đón nhận tích cực”, ông Châu nói.
Ngoài sự nỗ lực tự thân, hầu hết DN trong quá trình trao đổi đều mong muốn có sự đồng hành, hỗ trợ sát sườn từ phía cơ quan quản lý nhà nước để hàng hóa có thể thâm nhập sâu hơn vào hệ thống bán lẻ trong nước cũng như vươn ra XK. Điển hình như trong câu chuyện gạo hữu cơ kể trên, DN hy vọng Nghị định về nông nghiệp hữu cơ nhanh chóng hoàn thiện, ban hành, tạo hành lang pháp lý vững chắc để DN có đầy đủ cơ sở, chứng nhận cho sản phẩm nhằm đưa sản phẩm vào hệ thống siêu thị. Còn với mặt hàng trứng, theo ông Châu, “DN đang rất trăn trở tìm cách XK, tuy nhiên hiện vướng nhiều quy định của nhà nước trong việc xin phép XK. Thời gian tới, nhà nước cần hỗ trợ, tạo chính sách mở để các DN như DTK, Dabaco, Ba Huân… dễ dàng hơn khi đưa trứng xuất ngoại”.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Bến Tre: Cả nhà hoang mang sống cùng quả bom nặng 300 kg dưới ao
- ·Nhận định bóng đá Argentina vs Maroc, vòng bảng Olympic 2024
- ·Diện tích trồng gừng giảm
- ·Thủ tục đưa hàng về bảo quản đối với sắt, thép phế liệu nhập khẩu
- ·Đáp án môn Địa lý mã đề 301 THPT quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Kết quả bóng đá Maroc 3
- ·TP. Hồ Chí Minh: Mở rộng điều tra vụ nhập lậu hơn 700 viên kim cương
- ·Xây nhà máy gạch lấn đất rừng, Công ty Phú Hưng Hà Tĩnh bị phạt gần 800 triệu đồng
- ·Hội nghị thượng đỉnh liên Triều: Chi tiết về cuộc gặp giữa Lãnh đạo 2 miền Triều Tiên
- ·Thái Nguyên: 100% doanh nghiệp nộp thuế điện tử
- ·Gỡ thẻ vàng cho thủy sản: Sẽ tăng mức xử phạt vi phạm ngang bằng tiêu chuẩn EC
- ·Kết quả bóng đá hôm nay 18/7/2024
- ·Thủ tướng tặng Bằng khen cho 1 tập thể và 40 CBCC ngành Hải quan
- ·Dự đoán bóng đá Tây Ban Nha vs Anh – chung kết Euro 2024 2h 15/7
- ·Đáp án môn Toán mã đề 109 THPT Quốc gia 2018 chuẩn nhất
- ·Lịch thi đấu bóng đá nam Olympic 2024 hôm nay 27/7
- ·Cần gia tăng ứng dụng những thiết bị công nghệ
- ·Hà Nội: Tiếp tục công khai 133 đơn vị nợ thuế
- ·Hướng tới EVFTA: Loại bỏ rào cản, thương mại hai chiều thông thoáng
- ·Hoàng Đức có thể gia nhập HAGL: Hai nửa buồn, vui của bầu Đức