【bóng đá trực tiếp ngoại hạng anh hôm nay】Tiếp tục xu thế giảm trên phạm vi toàn cầu; Hàn Quốc có số ca mắc mới cao nhất
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Bochum,ếptụcxuthếgiảmtrênphạmvitoàncầuHànQuốccósốcamắcmớicaonhấbóng đá trực tiếp ngoại hạng anh hôm nay Đức. |
Toàn cầu trong mấy ngày qua chứng kiến số ca mới Covid-19 tiếp tục xu thế giảm. Những vùng bệnh “nóng nhất” nằm ở châu Á-châu Mỹ. Tuy nhiên, ngày càng nhiều nước thông báo sẽ nới lỏng các biến pháp phòng dịch nghiêm ngặt.
Trong 1 ngày qua, Hàn Quốc là nước có số ca mắc mới cao nhất (trên 621.000 ca), trong khi Mỹ là quốc gia có số ca tử vong mới cao nhất thế giới với trên 600 ca. Trung Quốc cũng chứng kiến xu thế dịch đáng ngại khi số ca mắc mới tăng vọt, khiến nhà chức trách nước này quyết định phong tỏa một số thành phố lớn.
Đại dịch sau 2 năm đến nay xuất hiện và đã lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 397 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 62 triệu ca và trên 63.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 17/3, thế giới có 68 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới.
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 17/3, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận tổng số ca bệnh trên 24 triệu trường hợp và 392.018 ca tử vong. Trong ngày 17/3, Việt Nam có số ca mắc mới (trên 180.000 ca) cao nhất khu vực ASEAN, trong khi Indonesia cũng ghi nhận nhiều ca tử vong nhất (218 ca).
Tình hình dịch bệnh tại Đông Nam Á mấy ngày qua diễn biến phức tạp và có sự khác biệt lớn giữa các nước. Diễn biến dịch tại Indonesia, Philippines và Việt Nam vẫn căng thẳng so với các nước khác.
Một ngày qua, hiệp hội ASEAN có 7 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Philippines, Singapore, Malaysia, Thái Lan, Lào và Việt Nam.
Sự xuất hiện của biến thể siêu lây nhiễm Omicron khiến nhiều nước Đông Nam Á tăng mạnh số ca mắc bệnh. Tất cả các nước thành viên ASEAN đều ghi nhận các ca nhiễm Omicron. Tuy vậy, về cơ bản, các nước đang ngày càng khống chế tốt đại dịch và số ca tử vong không quá cao.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại New York, Mỹ. |
Với hơn 81,2 triệu ca mắc và hơn 994.000 ca tử vong, Mỹ là quốc gia bị ảnh hưởng nhất thế giới. Ấn Độ đứng thứ hai về số ca mắc, hiện là hơn 43 triệu ca, tương đương một nửa của Mỹ, trong khi Brazil đứng thứ hai về số ca tử vong, đến nay ghi nhận hơn 656.000 ca.
Châu Âu là khu vực bị ảnh hưởng nhất với hơn 167,6 triệu ca mắc và hơn 1,7 triệu ca tử vong. Châu Á đứng thứ hai với hơn 129,6 triệu ca mắc và hơn 1,3 triệu ca tử vong. Khu vực Bắc Mỹ có hơn 95,8 triệu ca mắc, trong đó hơn 1,4 triệu ca tử vong. Các con số này ở Nam Mỹ lần lượt là hơn 55,4 triệu ca mắc và hơn 1,2 triệu ca tử vong.
Ngày 17/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã báo động về sự gia tăng đột biến số ca mắc mới COVID-19 trên toàn cầu, mặc dù tỷ lệ xét nghiệm giảm và số ca mắc mới ghi nhận liên tục giảm trong nhiều tuần gần đây. WHO bày tỏ lo ngại về số ca mắc mới đặc biệt tăng mạnh tại châu Á, đồng thời kêu gọi nhanh chóng mở rộng chương trình tiêm chủng bao phủ, cũng như thận trọng cân nhắc các kế hoạch gỡ bỏ các biện pháp phòng dịch.
Trong khi đó, Tổ chức Y tế Liên Mỹ (PAHO) lưu ý rằng sự gia tăng các ca mắc mới ở các khu vực khác nhau trên thế giới là một "cảnh báo" đối với châu Mỹ rằng đại dịch vẫn chưa được kiểm soát mặc dù số ca mắc mới ở châu lục này đã giảm trong vòng 2 tháng qua.
Ngày 17/3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã hối thúc nâng cấp mức độ kiểm soát và phòng chống dịch trong bối cảnh quốc gia đông dân nhất thế giới này đang đối phó với làn sóng dịch bệnh lớn nhất kể từ khi COVID-19 bùng phát tại nước này hồi cuối năm 2019.
Chỉ 3 tuần trước, Trung Quốc ghi nhận số ca mắc COVID-19 dưới 100 ca/ngày. Tuy nhiên, con số này đã tăng vượt 1.000 ca/ngày trong 1 tuần qua. Trong hơn 1 năm, nước này cũng không ghi nhận ca tử vong mới nào do COVID-19 nhờ các biện pháp phòng chống dịch siết chặt. Tuy nhiên, biến thể Omicron dễ lây lan đang đặt ra thách thức cho chính sách 'Không COVID", khiến các thành phố của Trung Quốc, trong đó có Thâm Quyến - trung tâm công nghệ miền Nam nước này, phải áp đặt phong tỏa trong khi các thành phố khác ban bố các biện pháp hạn chế siết chặt.
Nhân viên y tế hướng dẫn người dân tại điểm xét nghiệm COVID-19 ở Hong Kong, Trung Quốc, ngày 16/3/2022. |
Tại châu Mỹ, số ca mắc mới COVID-19 tiếp tục giảm tuần thứ 8 liên tiếp với hơn 901.000 ca trong tuần đầu tiên của tháng 3, giảm 19% so với tuần trước đó. Số ca tử vong hàng tuần cũng tiếp tục giảm tuần thứ 5 liên tiếp, với 15.523 ca mới được báo cáo (giảm 18,4%). Bộ Y tế Cuba cho biết nước này ghi nhận ngày thứ 5 liên tiếp không có ca tử vong nào do COVID-19.
Tại châu Âu, Cơ quan Y tế quốc gia Pháp công bố hơn 108.000 ca mắc COVID-19 trong ngày 16/3, đánh dấu ngày thứ hai liên tiếp số ca mắc mới theo ngày tại nước này vượt 100.000 ca. Tuy nhiên, số ca nhập viện và ca bệnh nặng hiện đều giảm, lần lượt ổn định ở mức 20.757 ca và 1.728 ca. Trong khi đó, Bộ Nội vụ Áo đã ghi nhận số ca mắc mới theo ngày tăng lên mức cao mới, với 58.583 ca trong 24 giờ qua.
Đây là lần đầu tiên số ca mắc mới trong ngày tại nước này vượt 50.000 ca kể từ đầu dịch. Hiện Áo có tổng cộng 3.033 ca phải nhập viện, trong đó có 221 ca bệnh nặng. Tuy nhiên, giới chức y tế cho biết hệ thống y tế tại Áo không bị quá tải.
Tại Đức, lo ngại về số ca mắc COVID-19 tiếp tục tăng mạnh trong những ngày qua, nhiều bang đã do dự trong việc bãi bỏ các biện pháp hạn chế để chống dịch bệnh, dự kiến vào ngày 20/3.
Tại châu Á, Hàn Quốc lần đầu tiên ghi nhận hơn 600.000 ca mắc mới trong 24 giờ qua, tăng 55% so với ngày trước đó. Số ca tử vong cũng tăng gấp 2 lần, lên 429 ca - mức cao chưa từng thấy.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Hong Kong, Trung Quốc ngày 13/3/2022. |
Tại Đặc khu hành chính Hong Kong của Trung Quốc, nhà chức trách cũng đang nỗ lực khống chế đợt bùng phát dịch thứ 5 khi biến thể Omicron lây lan mạnh, gây sức ép đối với hệ thống y tế thành phố. Nhiều bệnh viện hiện quá tải với khối lượng bệnh nhân mắc COVID-19, trong khi nhà xác, nhà tang lễ cũng chịu áp lực lớn.
Ngày 17/3, tập đoàn được phẩm đa quốc gia Roche của Thụy Sĩ thông báo đã phát triển các giải pháp xét nghiệm phân tử để xác định và phân biệt các biến thể của virus SARS-CoV-2, cũng như các dòng phụ của chúng. Việc sử dụng các xét nghiệm này nhằm đánh giá sự lây lan của các biến thể đang hoành hành, đồng thời theo dõi triển vọng của các biện pháp điều trị, vaccine và những biện pháp phòng dịch cho cộng đồng.
Cùng ngày, New Zealand thử nghiệm đại trà thiết bị đo nồng độ kháng thể chống COVID-19. Người dân New Zealand muốn biết khả năng của cơ thể miễn nhiễm với virus SARS-CoV-2 giờ đây có thể tự đo mức độ miễn dịch ngay tại các hiệu thuốc gần nhà. Thiết bị Arca có thể đo lường nhanh chóng và chính xác nồng độ kháng thể sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19. Việc biết được nguy cơ lây nhiễm của bản thân sẽ giúp người dân đưa ra quyết định xem họ có nên đi du lịch nước ngoài hoặc tới thăm những người thân lớn tuổi hay không.
Trong khi đó, cơ quan quản lý dược phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe của Anh (MHRA) đã phê duyệt liệu pháp dự phòng điều trị COVID-19 dựa trên kháng thể của AstraZeneca (Anh – Thụy Điển) dành cho những người trưởng thành có hệ miễn dịch yếu. Đây là kháng thể đơn dòng đầu tiên trên thế giới được cấp phép sản xuất dự phòng điều trị COVID-19. Evusheld là thuốc kháng thể đơn dòng duy nhất hiện nay sử dụng đường tiêm bắp và được chỉ định dự phòng trước phơi nhiễm với SARS-CoV-2.
Cũng trong ngày 17/3, Anh đã ghi nhận hiệu quả cao của mũi vaccine tăng cường trong làn sóng lây nhiễm Omicron. Văn phòng thống kê quốc gia Anh (ONS) cho biết trong giai đoạn đỉnh điểm làn sóng lây nhiễm biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 tại Anh, tỷ lệ tử vong ở những người đã được tiêm 3 mũi vaccine phòng bệnh (gồm 2 mũi cơ bản và một mũi tăng cường) thấp hơn 14 lần so với những người chỉ tiêm 2 mũi cơ bản.
Một nghiên cứu của Trung tâm y tế Sheba vừa xuất bản trên Tạp chí Y học New England cho thấy, liều vaccine thứ 4 của Pfizer và Moderna tỏ ra ít hiệu quả trong tạo miễn dịch chống virus SARS-CoV-2 gây COVID-19.
So sánh với kết quả sản sinh miễn dịch trên những người trẻ và khỏe mạnh đã được tiêm 3 liều vaccine cho thấy, liều thứ 4 có ít hoặc không cải thiện khả năng chống lây nhiễm virus SARS-CoV-2. Nghiên cứu cũng chứng minh những người trẻ và khỏe mạnh đã được tiêm 3 liều vaccine sẽ tạo miễn dịch ở mức độ vừa phải.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Ứng phó dịch virus corona, ngành nông nghiệp biến thách thức thành cơ hội
- ·Ca ghép đồng thời thận
- ·Rơi nước mắt với Nụ hôn vĩnh biệt
- ·Giữ hơn 650kg thịt heo thối tại lò mổ
- ·Giải pháp nào cho xuất khẩu gạo Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh Covid
- ·Giá vàng ít biến động
- ·Nhiều lô hàng mì chính giả mạo nhập lậu vào Việt Nam
- ·Sẽ lắp camera giám sát các bệnh viện, cơ sở y tế
- ·Khuyến cáo của Bộ Y tế về việc sử dụng thuốc Molnupiravir
- ·Nở rộ phong trào thêu tranh chữ thập
- ·Giá đèn đường led có đắt không? Mua ở đâu giá tốt
- ·Khởi sắc trong đời sống đồng bào DTTS
- ·Trao nhà tình thương và tặng quà tết cho hộ nghèo
- ·Vé máy bay đắt do... đại lý
- ·Lũ lụt, sạt lở đất đang hoành hành ở nhiều tỉnh thành, cảnh báo ngập lụt ở Hà Nội
- ·Vì sao năm 2013 Bình Phước không đạt chỉ tiêu giảm nghèo?
- ·Đổ xô đi múc xăng dưới giếng về dùng
- ·Hàng trăm người thiệt mạng do lỗi kỹ thuật của ôtô GM
- ·Sản xuất hàng hóa dồi dào đủ cung ứng nhu cầu tiêu dùng
- ·Xe khách đâm xe tải, 12 người thương vong