【kết quả hertha berlin】Kazakhstan mời các doanh nghiệp Việt Nam đến đầu tư và làm việc
“Chính quyền Tổng thống Kazakhstan - Nursultan Nazarbayev đang tích cực cải thiện môi trường đầu tư và đây là lĩnh vực mà hai nước có thể đẩy mạnh hợp tác cả trên bình diện song phương và hợp tác trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Kinh tế Á Âu” – Đại sứ Zhumakhanov cho biết.
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu (gồm Nga,ờicácdoanhnghiệpViệtNamđếnđầutưvàlàmviệkết quả hertha berlin Belarus, Kazakhstan, Armenia và Kyrgyzstan) đã chính thức có hiệu lực từ tháng 10/2016, đánh dấu một trang mới trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu nói chung, với từng nước thành viên nói riêng. Các doanh nghiệp Việt Nam, Kazakhstan và các nước thành viên khác trong Liên minh sẽ dành cho nhau ưu đãi về thuế, thuế suất sẽ giảm dần bằng 0% (theo lộ trình). Đây là điều kiện tiên quyết để các bên tin tưởng về tăng trưởng kinh tế trong tương lai, Việt Nam và Kazakhstan cũng không ngoại lệ.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Kazakhstan tại Việt Nam tại buổi gặp gỡ báo chí, trưa 24/10 |
Thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Kazakhstan năm 2017 đã tăng gần gấp đôi so với năm 2016, tương ứng 542,7 triệu USD và 366,2 triệu USD. Trước đó, năm 2014, kim ngạch hai chiều giữa Kazakhstan và Việt Nam đạt khoảng 270 triệu USD, riêng năm 2015 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kim ngạch hai chiều chỉ đạt khoảng 220 triệu USD, nhưng con số này đã tăng đột biến lên 366 triệu USD năm 2016 và đạt 542 triệu USD năm 2017, đạt mức cao nhất so với các nước thành viên còn lại của Liên minh Kinh tế Á - Âu.
Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam bao gồm điện thoại, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đi kèm, hàng nông sản (gạo, hạt điều, hạt tiêu), hàng rau quả, túi xách, máy móc phụ tùng và sắt thép các loại.
Việt Nam nhập khẩu từ Kazakhstan các sản phẩm: hóa chất, quặng và khoáng sản, lúa mỳ…
Trước năm 2016, Việt Nam xuất siêu sang thị trường Kazakhstan chủ yếu là các mặt hàng điện thoại di động, linh kiện, hàng điện tử và phụ kiện đi kèm, hàng nông sản, thủy sản, hàng dệt may, giày da, ... Tuy nhiên, trong năm 2017, lần đầu tiên Kazakhstan xuất siêu sang Việt Nam với các mặt hàng là thế mạnh như: sắt, thép, quặng các loại, máy móc nông nghiệp, các sản phẩm từ lúa mì, lúa mạch,...
“Nông nghiệp là lĩnh vực tiềm năng mà các doanh nghiệp hai bên nên tận dụng thế mạnh của nhau để khai thác. Kazakhstan có lợi thế chăn nuôi và trồng trọt các sản phẩm mà Việt Nam không có, ngược lại Việt Nam lại có thế mạnh về các loại hoa quả vùng nhiệt đới và thủy hải sản. Hai bên sẽ bổ sung cho nhau mà không có sự cạnh tranh trực tiếp” – Đại sứ Zhumakhanov nói.
Đại sứ cũng thông tin thêm, tháng 7 vừa qua, tại thành phố Astana, Kazakhstan đã khai trương Trung tâm tài chính Astana (AIFC), đây là trung tâm duy nhất trong khu vực được xây dựng dựa trên hệ thống luật pháp Anh, có tòa độc lập và trung tâm trọng tài quốc tế. Các doanh nghiệp thành viên của AIFC sẽ được cấp quyền lợi thuế lên đến 50 năm và được tiếp cận nguồn vốn không chỉ của Kazakhstan mà của toàn bộ khu vực nói chung.
Về sáng kiến của Kazakhstan trong việc vận chuyển hàng hóa qua tuyến đường sắt Việt Nam – Kazakhstan (qua Trung Quốc), các bên cũng đã thống nhất phát triển chung theo 2 hướng vận chuyển hàng hóa, thông qua bến cảng Kazakhstan – Trung Quốc tại Liên Vân Cảng và qua 2 ga giáp biên giới Việt – Trung Bằng Tường (từ phía Trung Quốc) và Đồng Đăng (từ phía Việt Nam) để đảm bảo các toa xe container được vận chuyển thẳng giữa hai nước, cũng như đi theo hướng các nước châu Âu, Nga, các nước Trung Á và ngược lại.
Hiện các bên cũng đã xác định được nhà điều hành tuyến logistics này, phía Kazakhstan là CTCP KTZ Express; phía Việt Nam là Công ty Ratraco.
Tuyến Liên Vân Cảng đã đi vào hoạt động được 2 năm, hiện 2 tuần có 1 chuyến đi châu Âu. Phía Liên Vân Cảng có 3 kho bãi tập kết hàng từ khu vực Đông Nam Á sang châu Âu, Kazakhstan cũng tạo mọi điều kiện về kho bãi.
“Thay vì hàng hóa vận chuyển bằng đường biển sẽ mất 45-60 ngày, thì đi bằng đường sắt chỉ mất 18 ngày. Tuyến đường này cũng sẽ kết nối thuận lợi cho hàng hóa của Việt Nam (cũng như các nước ASEAN) đi các nước châu Âu, sau khi Việt Nam ký FTA với liên minh châu Âu. Thời gian vận chuyển hàng hóa từ Liên Vân Cảng tới ga Duisburg (Đức) cũng chỉ mất 16 ngày, thay vì 45-50 ngày bằng đường biển từ Việt Nam tới châu Âu” – Đại sứ nói thêm.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Bài học đắt giá của nữ CEO từng gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam
- ·Siêu bão số 3 Yagi 'quần thảo' trên Biển Đông, hoàn lưu bao trùm khắp miền Bắc
- ·Quảng Ninh ứng phó với bão Yagi, yêu cầu không để thiệt hại về người do chủ quan
- ·Công an lên tiếng vụ nhóm người chụp ảnh khỏa thân trên đường ở Bình Dương
- ·Cần ngăn chặn tình trạng "đục nước béo cò" trong dịch Covid
- ·Ông Nguyễn Hòa Bình: Tách án để các cháu không bị ám ảnh bởi tuổi thơ phạm tội
- ·Cựu Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Nhân Chiến nhận tiền tỷ từ bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn
- ·Ông Lê Đức Thọ nhận hối lộ hơn 13 tỷ và quà biếu là xe sang, đồng hồ hiệu
- ·Smartphone 10 lõi, RAM 6 GB, lưu trữ 128 GB giá bằng iPhone SE
- ·Dự báo bão số 3 cần làm cho dân hiểu cấp 12 mạnh như thế nào, cấp 15, 16 ra sao
- ·Sóc Bom Bo
- ·Vướng mặt bằng, đường hơn 500 tỷ ở Quảng Bình nguy cơ không kịp 'về đích'
- ·Cựu Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Nhân Chiến nhận tiền tỷ từ bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn
- ·Cảnh báo thủ đoạn nhắm vào người có địa vị để ghép hình ảnh nhạy cảm tống tiền
- ·Các nhà mạng chạy đua phủ sóng 4G
- ·Đường xuyên thành phố Vinh 'quên' cắm biển báo, xe quá tải mặc nhiên ‘cày nát’
- ·Ngày đầu nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, hơn 2.500 trường hợp vi phạm nồng độ cồn
- ·Chi tiết về số cán bộ lãnh đạo bị kỷ luật, khởi tố trong các đại án tham nhũng
- ·Chủ tịch phường ở Hà Nội lý giải việc không chấp hành thổi nồng độ cồn
- ·Trước giờ bão số 3 đổ bộ, Nam Định di dời hơn 1.000 người ra khỏi chung cư cũ