【ket qua bong da hom】Bước đột phá lớn ở Afghanistan
Đàm phán Mỹ-Taliban đổ vỡ,ướcđộtphálớnởket qua bong da hom Trump “thấm thía” bài học về Afghanistan | |
Vì sao Mỹ thành công ở Iraq nhưng dễ thất bại ở Afghanistan? | |
Nga nghi vấn về kế hoạch của Mỹ rút quân khỏi Syria và Afghanistan | |
Tổng thống Mỹ chuẩn bị công bố chiến lược mới ở Afghanistan |
Tổng thống A.Ghani và đối thủ Abdullah trong lễ ký thỏa thuận chia sẻ quyền lực |
Sau nhiều tháng bế tắc, cuối cùng Afghanistan cũng đã tháo được “ngòi nổ” căng thẳng trên chính trường khi Tổng thống Ashraf Ghani và đối thủ Abdullah Abdullah cùng ngồi vào bàn, đặt bút ký thỏa thuận chia sẻ quyền lực. Đột phá trên được ví như “viên gạch” đầu tiên làm nền móng giúp quốc gia Tây Nam Á - vốn chìm trong xung đột suốt nhiều năm qua, có thể xây dựng một tương lai ổn định hơn, nhất là khi nước này vẫn đang đối mặt với vô vàn khó khăn do những tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 và tình trạng bạo lực liên tục tiếp diễn bất chấp thỏa thuận chấm dứt xung đột giữa Mỹ và Taliban đạt được hồi cuối tháng 2 vừa qua.
Theo thỏa thuận – được các nhà lãnh đạo chính trị Afghanistan, trong đó có cựu Tổng thống Hamid Karzai, làm trung gian, ông Ghani vẫn giữ chức Tổng thống, trong khi ông Abdullah không còn nắm giữ vai trò là nhà điều hành cấp cao của chính quyền. Tuy nhiên, đổi lại ông Abdullah sẽ giữ vai trò là người đứng đầu Hội đồng Tối cao hòa giải dân tộc (HCNR), phụ trách các cuộc đàm phán hòa bình với phiến quân Taliban. Bên cạnh đó, phe ủng hộ ông Abdullah cũng sẽ nắm giữ 50% số ghế trong Nội các cũng như thống đốc các tỉnh.
Việc hai lãnh đạo đối địch cùng gạt sang một bên những lợi ích riêng, đặt bút ký thỏa thuận chia sẻ quyền lực, sau nhiều tháng không tìm được tiếng nói chung liên quan đến kết quả cuộc bầu cử Tổng thống hồi tháng 9/2019, đẩy bế tắc chính trị lên đỉnh điểm khi ngày 9/3, ông Abdullah cũng tổ chức lễ tuyên thệ tại thủ đô Kabul cùng thời điểm với lễ nhậm chức của Tổng thống Ghani, rõ ràng là một “luồng gió” giúp “hạ nhiệt” phần nào những căng thẳng trên chính trường Afghanistan, mở đường giúp quốc gia Tây Nam Á này hướng đến hòa bình, đặc biệt là hướng đến các cuộc đàm phán hòa bình với Taliban. Chính vì vậy, phát biểu ngay sau lễ ký, Tổng thống Ghani đã nêu rõ: “Trong những ngày tới, chúng tôi hy vọng với sự đoàn kết và hợp tác, đầu tiên chúng tôi có thể mở đường cho một lệnh ngừng bắn và sau đó là hòa bình lâu dài”. Trên thực tế, dù Mỹ và Taliban đã đạt thỏa thuận hòa bình hồi cuối tháng 2 vừa qua, song tiến trình hòa bình tại Afghanistan phụ thuộc rất lớn vào kết quả các cuộc đàm phán giữa chính quyền và Taliban. Thế nhưng, sự đối đầu giữa Tổng thống và phe đối lập đã phủ bóng đen lên các cuộc đàm phán nội bộ này. Do đó, việc đạt được thỏa thuận chia sẻ quyền lực phần nào giúp mở ra triển vọng đối với các cuộc đàm phán, hướng tới chấm dứt bạo lực kéo dài 19 năm qua.
Trong khi đó, ông Abdullah cũng khẳng định sẵn sàng hy sinh bản thân vì hòa bình của đất nước. Theo ông, thỏa thuận đồng nghĩa với việc đảm bảo con đường hướng đến hòa bình, củng cố việc quản trị đất nước, bảo vệ các quyền của người dân, tôn trọng luật pháp và các giá trị. Phe ủng hộ ông Abdullah cũng đưa ra tuyên bố lạc quan rằng Hội đồng Tối cao hòa giải dân tộc sẽ đưa ra một cơ chế hòa bình khác với trước đây, theo đó, hội đồng sẽ thành lập các ủy ban và phái đoàn hòa bình, cũng như đưa ra các “làn ranh đỏ” quyết định về điều gì cần phải làm và điều khoản hòa bình mong muốn.
Tuy nhiên, xét trên nhiều khía cạnh, đặc biệt thực tiễn lịch sử, việc thực thi thỏa thuận chia sẻ quyền lực này tại Afghanistan sẽ khá chông gai, thậm chí còn khó khăn hơn nhiều so với việc đạt được thỏa thuận. Cựu nghị sĩ Quốc hội, đồng thời là một nhà ngoại giao Afghanistan Shukria Barakzai nhấn mạnh thỏa thuận sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành các cuộc đàm phán với Taliban vì hiện đã có người đứng đầu hội đồng hòa giải dân tộc, song tương lai của các cuộc đàm phán này khá mịt mờ. Trên thực tế, trọng trách mà ông Abdullah đảm nhiệm không hề dễ dàng nhất là trong bối cảnh bạo lực trong thời gian gần đây vẫn không ngừng gia tăng, cướp đi sinh mạng của nhiều nhân viên an ninh, binh sĩ và thậm chí cả dân thường, buộc Tổng thống Ghani chỉ thị quân đội chuyển sang “chế độ tấn công”, chống lại lực lượng Taliban và các nhóm vũ trang khác. Taliban cũng tuyên bố quyết định trên của Tổng thống Ghani là một "lời tuyên chiến". Ngay cả khi diễn ra các cuộc đàm phán nội bộ, ông Abdullah cũng sẽ gặp thách thức trong việc xây dựng một sự thống nhất giữa các nhóm chính trị vốn lâu nay vẫn chia rẽ sâu sắc. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy quan ngại lớn nhất hiện nay là thành phần tham dự các cuộc đàm phán với Taliban. Điều này có nghĩa những vấn đề nảy sinh trong quá trình bầu cử hoàn toàn có thể lại xảy đến trong các cuộc đàm phán hòa bình.
Rõ ràng chưa thể đặt quá nhiều lạc quan vào thỏa thuận chia sẻ quyền lực, nhưng dẫu sao thỏa thuận này cũng đã phần nào mở ra cơ hội cho người dân Afghanistan khi các bên đối địch đều đặt ra quyết tâm chung đẩy lui bạo lực. Để có thể giữ được “viên gạch” nền móng xây dựng tiếp tương lai vững chắc phụ thuộc nhiều ở ý chí của các bên.
(责任编辑:La liga)
- ·Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh BHYT từ việc cải cách thủ tục hành chính
- ·President receives Special Envoy of RoK President
- ·NA passes law on supporting SMEs
- ·Czech President starts State visit to Việt Nam
- ·Vụ rơi máy bay chở 101 người ở Mexico: Đau đớn hình ảnh bé gái với đôi chân bốc cháy
- ·Cuban National Assembly Chairman to visit Việt Nam
- ·Việt Nam supports initiatives on trade and regional connectivity
- ·NA discusses $16b Long Thành airport project
- ·Bình Dương: ‘Giặc đêm’ công khai dùng búa cướp tiệm vàng
- ·President meets with Russian minister
- ·Con đường quan lộ của nguyên Chủ tịch BIDV Trần Bắc Hà
- ·APEC to set up labour mobility framework
- ·PM Phúc, President Trump talk to enhance Vietnam
- ·Four hundred role models feted
- ·Đẩy mạnh chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng
- ·Việt Nam values financial grants from OFID
- ·Czech President starts State visit to Việt Nam
- ·NA discusses fisheries and forests
- ·Thủ tướng: 'Địa phương nào cần, Chính phủ mang tiền đến'
- ·Draft law assisting SMEs not specific enough: deputies