会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bảng xếp hạng nhat anh】Mất tiền mua bực vì đồ điện tử "Tàu"!

【bảng xếp hạng nhat anh】Mất tiền mua bực vì đồ điện tử "Tàu"

时间:2024-12-28 12:13:57 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:302次

Của rẻ là của ôi

Hí hửng mua được chiếc nồi cơm điện giá rẻ chỉ gần 200.000 đồng mà có đủ các chức năng tiện ích ở tận Lạng Sơn,Tàubảng xếp hạng nhat anh chị Hằng (Từ Liêm, Hà Nội) cho biết: “Cứ tưởng mua được đồ rẻ, ai ngờ mới dùng có hai tuần thì đèn báo nồi cơm không sáng. Lò xo vẫn có điện nhưng không có nhiệt. Không thể ôm lên Lạng Sơn để bắt đền, bảo hành đành ôm bực vào người”.

Những lời đồn đại về các khu chợ tràn ngập hàng hóa, cái gì cũng rẻ đến bất ngờ ở Lạng Sơn, đặc biệt là các chợ Tân Thanh, Đồng Đăng, Đông Kinh khiến chị Hằng nói riêng và các tín đồ mua sắm nói chung không ngại đường xá xa xôi, lên tận nơi mua sắm.

Mặt hàng được ưa chuộng nhiều nhất, có lẽ cũng là mặt hàng dễ làm nhái hơn cả là hàng điện tử. Dù biết đều là hàng hóa từ Trung Quốc, xuất xứ chẳng rõ ràng nhưng người dân vẫn hết sức chủ quan, chẳng kịp đề phòng trước những cái bẫy giá rẻ do chủ hàng giăng sẵn.

Đồ điện tử Trung Quốc bán la liệt ở vỉa hè. Ảnh: Thu Huyền

“Nhiều nhất là các mặt hàng điện tử như điện thoại, máy nghe nhạc, radio, máy quay phim mini, máy nghe lén đủ kích cỡ, bút ghi âm, bút quay phim, ống nhòm… thậm chí còn có cả điện thoại iPhone, nhìn bề ngoài không kém gì iPhone chính hãng”, một khách hàng từng háo hức với “thiên đường mua sắm” ở Lạng Sơn chia sẻ.

Vì đa phần đều là hàng nhái nên giá cả những sản phẩm này khá rẻ. Chỉ với vài trăm nghìn, khách hàng có thể mua được những chiếc điện thoại sành điệu, máy nghe nhạc, nồi cơm điện hay những bộ chăn ga gối đệm, quần áo các loại…

Tuy nhiên, không cần phải lên tận Lạng Sơn mới có thể mua những thiết bị điện giá rẻ như vậy. Trên địa bàn Hà Nội, khi tìm tới chợ Trời, chợ Ngã Tư Sở, chợ Đồng Xuân… các mặt hàng này cũng được bày bán la liệt. Một người bán hàng tại chợ Trời tiết lộ: “Hàng điện tử ở đây 80-100% là hàng Trung Quốc, giá thành cực kỳ rẻ, hình thức bắt mắt nhưng đều là hàng rởm, kém chất lượng. Đó còn chưa nói đến nhiều “sản phẩm” là đồ ăn cắp đã được tái chế lại và tiếp tục bán ra  thị trường, thậm chí bán lại chính cho người bị mất cắp”.

Bực vì đồ "Tàu"

Anh Tuấn (Nghĩa Tân, Hà Nội) đưa cho chúng tôi dây sạc máy tính với cái tai nghe vừa mua tại chợ Trời: “Tôi cũng hay lên đây để mua đồ, nếu biết mặc cả thì cũng rẻ hơn được nhiều. Nhiều khi may mắn kiếm được đồ cũng bền phết”.

Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn tìm được đồ tốt, dùng được lâu. Dũng, sinh viên Đại học Thương mại, buồn rầu: “Mình vừa đi Lạng Sơn tậu đưọc vài con USB giá rẻ. Chả biết thế nào, hám rẻ mua loại 4G giá có 80.000 đồng trong khi USB 1G ở Hà Nội đã bán trên 100.000 đồng. Về nhà, chưa kịp copy bài hát nào thì USB đã lỗi nặng, cắm vào làm hỏng cả con laptop”.

Điện thoại "Tàu" giá rẻ khá được ưa chuộng

Còn chị Hà, người "mua được" chiếc máy sấy tóc màu hồng với giá rẻ “giật mình” 50.000 đồng tại chợ Đồng Xuân thì ngán ngẩm: “Kiểu dáng đẹp, màu sắc ưng ý nên không lý gì tôi lại không mua. Tuy nhiên, “tuổi thọ” của máy không lâu vì ngay sau khi về đến nhà, vừa cắm điện đã chập cháy, méo nhựa”.

Không ít các bà nội trợ cũng lần lượt mắc “bẫy” hàng rẻ này. Hầu hết sản phẩm như nồi cơm điện, chảo chống dính, bàn là, quạt, máy sấy, máy xay sinh tố, hút bụi… chỉ dùng được vài lần là có vấn đề.

 Anh Long, sau khi kiểm tra đầy đủ chức năng, quyết định mua chiếc điện thoại cảm ứng tại chợ Tân Thanh (Lạng Sơn). Tuy nhiên, chỉ dùng được vài hôm, anh đã than thở: “Ở đó kiểm tra không bị làm sao, về nhà dùng chưa được 3 ngày thì mất sóng, lướt web chậm, cảm ứng kém”.

Tai nghe Trung Quốc có giá 60.000 đồng. Ảnh: Thu Huyền

Ngay sau đó, anh liên lạc với chủ hàng nhưng nếu muốn bảo hành, anh phải gửi máy theo xe lên Lạng Sơn và chịu mọi chi phí vận chuyển. “Tính các khoản chi phí gần bằng tiền mua máy mới mà cũng không chắc chắn sau khi bảo hành có được máy tốt, thôi đành chấp nhận tiền mất tật mang”, anh lắc đầu.

Hiện nay, hàng điện tử (điện thoại, USB, máy nghe nhạc…) và đồ gia dụng (nồi cơm, bàn là, bếp điện, máy sấy tóc….) là những sản phẩm được làm rởm nhiều nhất. Chia sẻ kinh nghiệm mua hàng thật – rởm, chủ cửa hàng gia dụng trên phố Trương Định cho hay: “Tốt nhất người tiêu dùng nên chọn mua những sản phẩm chính hãng, có tên tuổi. Giá cả có thể đắt hơn nhưng yên tâm về chất lượng và được bảo hành”.

Tuy nhiên, những lời "kêu gọi" sử dụng hàng chính hãng, hàng Việt như trên dường như vẫn còn quá yếu ớt, khi rất nhiều, rất nhiều người vì điều kiện kinh tế, vì ham rẻ, vì thiếu hiểu biết... vẫn dễ dàng bị lung lạc trước cả thế giới hàng nhái, hàng lậu, hàng siêu rẻ mác "Tàu".

Thu Huyền

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Lộ diện công ty thưởng Tết ‘khủng’ hơn 1 tỷ đồng cho một nhân viên
  • Ăn quá nhiều trái cây có thể gây xấu tới sức khỏe?
  • Kem chống nắng 'home made' có thể gây ung thư da
  • Tự khắc phục đơn giản khi bếp điện từ không nhận nồi
  • Sữa học đường Hà Nội: Quyết liệt làm tốt từ những ngày đầu triển khai
  • Cảnh giác khi trưng bày cây kim phát tài trong nhà vì có thể ‘dính độc’
  • Thông tin gây sốc: Khoảng 3.000 người dân Australia bị tiêm vaccine không đảm bảo chất lượng
  • Nguy hiểm khôn lường từ hương vị thuốc lá điện tử mang lại
推荐内容
  • Kosy liên tục dính 'phốt', Chủ tịch Nguyễn Việt Cường còn giữ được lòng tin của cổ đông?
  • Nuôi loài lưỡng cư “gớm ghiếc”, mỗi năm kiếm gần 70 tỷ
  • Nhìn từ VPBank Commandos để thấy chất VPBank
  • TP HCM: Công ty Tiểu Tân
  • Thời tiết rét đậm rét hại, làm sao tắm cho trẻ không ốm?
  • Sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng ngày càng tinh vi