【leipzig vs augsburg】Khẳng định vị thế trên trường quốc tế
');this.closest('table').remove();"> |
Ngài John McCullagh, Đại sứ Ireland tại Việt Nam (ngồi) ghi sổ lưu bút khi đến thăm và làm việc với Đại học Huế |
Chủ động hội nhập
Có mặt trong chuyến thăm và làm việc với ĐH Huế của Đại sứ Ireland tại Việt Nam (ngày 14/3) mới thấy những ghi nhận của cộng đồng quốc thế về vai trò của ĐH Vùng trên đất Cố đô. Ngài John McCullagh, Đại sứ Ireland tại Việt Nam đánh giá, ĐH Huế đã mang lại những thành công trong hợp tác về đào tạo, nghiên cứu; vị thế của ĐH Huế cũng đã được minh chứng trên trường quốc tế khi cơ sở giáo dục ĐH trên đất Cố đô ngày càng hội nhập.
Những lời “có cánh” của Ngài John McCullagh gợi lại ký ức về một hành trình dài trong nỗ lực HTQT từ những mối quan hệ truyền thống lâu đời trong liên kết đào tạo, trao đổi học thuật… đến khi ĐH Huế tham gia các diễn đàn HTQT quan trọng, làm thành viên, điều phối viên các dự án quốc tế và gần đây nhất là được giao điều phối các dự án nâng cao năng lực giáo dục ĐH thuộc Quỹ Erasmus+ (do Liên minh châu Âu tài trợ). Đó là dự án Phát triển chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Sinh thái nông nghiệp và dự án Phát triển chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Luật và chính sách biến đổi khí hậu.
');this.closest('table').remove();"> |
Đại sứ Ireland tại Việt Nam và lãnh đạo Đại học Huế thống nhất thúc đẩy quan hệ hợp tác |
TS. Đỗ Thị Xuân Dung, Phó Giám đốc ĐH Huế nhấn mạnh, vào khoảng thập niên những năm 80 - 90 của thế kỷ trước, HTQT trong giáo dục ĐH chủ yếu là việc các giảng viên, cán bộ được thụ hưởng các học bổng để đi học tập nâng cao trình độ ở các nước tiên tiến trên thế giới, đến nay HTQT ở ĐH Huế đã trở nên hết sức đa dạng về phương thức và đều đặt nền tảng trên mối quan hệ đôi bên cùng hưởng lợi, cùng đóng góp. Sau nhiều năm nỗ lực của các thế hệ lãnh đạo ĐH Huế và các trường, viện thành viên, đơn vị thuộc và trực thuộc, thế chủ động cũng là một trong những điểm sáng của HTQT tại ĐH Huế. ĐH Huế hiện nay không những tham gia với tư cách thành viên, mà còn được giao điều phối các dự án lớn, với sự tham dự của hàng chục nước trên thế giới.
Để tạo ra bước tiến mới trong HTQT, ĐH Huế đã tích cực tham gia vào các mạng lưới, kết nối và mở rộng quan hệ hợp tác. TS. Đỗ Thị Xuân Dung nhớ lại, lần đầu ĐH Huế nộp đơn thành công một dự án nâng cao năng lực của ERASMUS+, cảm giác vui mừng và hãnh diện cũng nhanh chóng hòa lẫn những lo âu của việc bỡ ngỡ, thiếu kinh nghiệm trong điều phối dự án. Nhờ kế thừa thành quả của các thế hệ lãnh đạo đi trước, cộng với những nỗ lực và quyết tâm, ĐH Huế đã chủ động kết nối và chia sẻ trên mối quan hệ hợp tác chân thành, mang lại lợi ích chung cho các bên. Qua nhiều hoạt động, cộng đồng quốc tế dần ghi nhận sự chuyên nghiệp và ĐH Huế đã thành công trong việc điều phối các dự án. Hơn nữa, qua các vai trò điều phối dự án, ĐH Huế cũng có nhiều cơ hội mở rộng quan hệ hợp tác. Các đối tác từ các nước châu Âu như Bồ Đào Nha, Cộng hòa Séc, CHLB Đức…. đã chủ động mời ĐH Huế tiếp tục trao đổi về các tiềm năng hợp tác riêng với cơ sở giáo dục ĐH châu Âu bên ngoài phạm vi dự án. Năm 2021 - 2022, ĐH Huế tiếp tục thành công trở thành thành viên quan trọng trong các dự án nâng cao năng lực của châu Âu như: FloodAdapt, FORSU, CADEO…
Liên tiếp những thành công được tạo ra khi ĐH Huế khẳng định uy tín trên trường quốc tế. TS. Nguyễn Xuân Huy, Phó Trưởng ban Khoa học Công nghệ và Quan hệ Quốc tế ĐH Huế phấn khởi cho biết, ĐH Huế đã và đang thực hiện 43 dự án HTQT lớn do các trường ĐH và tổ chức quốc tế tài trợ như: Hội đồng Liên ĐH vùng Flanders (VLIR-UOS) (Bỉ); Cộng đồng châu Âu Erasmus+; Đại sứ quán Ireland; Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức (BMZ) và Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Đức (WVD)…
Với vị thế ngày càng ghi dấu ấn trên “bản đồ” HTQT, ĐH Huế đã ký kết và thực hiện nhiều chương trình trao đổi giảng viên, sinh viên với đối tác châu Âu và châu Á; các chương trình thực tập sinh với các đối tác từ Israel, Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức… Ngoài ra, rất nhiều chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài đã được thực hiện, nhất là 14 chương trình ĐH và sau ĐH với các đối tác ở Pháp, Ý, Nhật Bản, Úc, Hoa Kỳ, Áo, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Phần Lan, Đài Loan, Iceland trong đa dạng lĩnh vực, từ môi trường, y - dược, công nghệ sinh học, y sinh học, kinh tế, an ninh mạng và khoa học dữ liệu…
Tạo thêm nhiều cơ hội
Vị thế của ĐH Huế được khẳng định trên trường quốc tế lại kiến tạo cho ĐH Vùng trên đất Cố đô những cơ hội để vươn lên mạnh mẽ. Rất nhiều “quả ngọt” đi kèm khi ĐH Huế có “chỗ đứng” vững chắc trong sự tin tưởng của bạn bè quốc tế, đó là đội ngũ cán bộ được nâng cao năng lực, phát triển các đơn vị, thêm nhiều dự án hợp tác và đặc biệt là tăng các công bố quốc tế để vươn lên trên các bảng xếp hạng ĐH. Tháng 11/2022, ở bảng xếp hạng các ĐH châu Á do tổ chức QS công bố, ĐH Huế đã lần đầu tăng đến 50 bậc, tiến lên vị trí 351 - 400 châu Á, xếp thứ 61 khu vực Đông Nam Á và thứ 6 Việt Nam.
');this.closest('table').remove();"> |
Các trường thành viên của ĐH Huế ký kết hợp tác với nhiều đối tác quốc tế |
Có thể với tốp 300 các ĐH hàng đầu châu Á như tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị đặt ra cho ĐH Huế vẫn còn một khoảng cách lớn, nhưng với tổng lực các giải pháp, từ đào tạo, nghiên cứu đến HTQT, rất nhiều cơ hội rộng mở phía trước, nhất là khi ĐH đã gia nhập vào các mạng lưới HTQT với nhiều ĐH lớn.
Trong 5 năm trở lại đây, ĐH Huế đã ký kết hợp tác với 160 cơ sở giáo dục ĐH và tổ chức quốc tế từ các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Đài Loan, Thái Lan, Philippines, Lào, Indonesia, Bungary, Pháp, New Zealand, Rumani, Bulgary, Ý, Phần Lan, Úc, Trung Quốc… về trao đổi cán bộ, sinh viên; hợp tác nghiên cứu và đào tạo; hợp tác về văn hóa giáo dục; phối hợp tổ chức các hoạt động học thuật, hội nghị, hội thảo; trao đổi thông tin, tài liệu; tài trợ các dự án HTQT. Những mối liên kết ấy sẽ tiếp tục tạo ra thêm nhiều cơ hội cho ĐH Huế.
Không phải ngẫu nhiên, ĐH Huế đặt ra định hướng quảng bá về ĐH Huế và thúc đẩy ký kết các hợp tác với các trường ĐH, viện nghiên cứu quốc tế, đồng thời xây dựng các dự án hợp tác nghiên cứu khoa học, đồng xuất bản bài báo quốc tế. Những lộ trình từng bước của ĐH Huế trong hội nhập quốc tế sâu rộng đang chuẩn bị cho một bước tiến xa khi ĐH Huế phát triển thành ĐH Quốc gia và vươn lên tốp những ĐH danh tiếng châu Á.
(责任编辑:La liga)
- ·Thủ tướng: Thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển an toàn, minh bạch
- ·Thị phần của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu đang bị thu hẹp
- ·Nhà đầu tư miền Bắc
- ·Samsora Premier 105
- ·Công ty Điện lực Long An bảo đảm cấp điện an toàn cho Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
- ·Thu hồi sổ đỏ căn hộ Mường Thanh, long đong số phận khu đất vàng Hồ Gươm
- ·Hòa Bình muốn xây trung tâm hành chính hơn 745 tỷ đồng
- ·Mỹ kêu gọi các nền kinh tế APEC tăng cường năng lực sản xuất
- ·Giá xăng dầu hôm nay 3/7/2023: Xăng giảm, dầu tăng?
- ·Chủ tịch Trung Quốc khẳng định muốn tăng cường tin cậy chính trị với Pháp
- ·VPI dự báo giá xăng tiếp tục giảm trong kỳ điều hành ngày 12/12
- ·Thực tế như người trẻ chọn nhà
- ·Chỉ có 10% nhân viên môi giới bất động sản đã qua đào tạo
- ·Lọt Top 10 quốc gia đáng sống nhất
- ·Doanh nghiệp nỗ lực vượt khó, kỳ vọng tín hiệu vui
- ·Nga, Trung hướng tới quan hệ đối tác toàn diện và hợp tác chiến lược chặt chẽ
- ·"Nóng trở lại" cuộc chiến khoáng sản quan trọng và đất hiếm
- ·COP28 và tuyên bố lịch sử nói không với nhiên liệu hóa thạch
- ·Giá vàng hôm nay 2/5: Đồng USD tăng giá dữ dội, vàng giảm mạnh
- ·Cà Mau điều động, bổ nhiệm một loạt Bí thư huyện