【kq giải argentina】Xây dựng mô hình tiêu thụ bài bản thay vì “giải cứu” nông sản
Hỗ trợ tiêu thụ nông sản trong thời điểm dịch Covid-19 | |
Thủ tướng chỉ đạo tháo gỡ khó khăn tiêu thụ nông sản cho Bắc Giang | |
Covid-19 phức tạp,âydựngmôhìnhtiêuthụbàibảnthayvìgiảicứunôngsảkq giải argentina Bộ NN&PTNT sẽ làm việc với Đại sứ Trung Quốc bàn tiêu thụ nông sản |
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan |
Nhiều năm qua, mỗi khi nông sản vào vụ thu hoạch rộ, hình ảnh những điểm kêu gọi “giải cứu” nông sản tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM không còn là điều xa lạ. Bên cạnh đồng tình, không ít ý kiến cho rằng đây chưa phải là cách làm bền vững, căn cơ và có thể gây ảnh hưởng tới hình ảnh nông sản Việt. Quan điểm của Bộ trưởng như thế nào?
Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Văn Đào: Trung Quốc sẵn sàng tăng NK nông, thuỷ sản chất lượng cao của Việt Nam. Phía Trung Quốc rất khuyến khích và sẵn sàng tăng cường NK các mặt hàng nông, thủy sản chất lượng cao của Việt Nam. Hiện nay, để tạo thuận lợi cho quá trình thông quan hàng nông, thủy sản của Việt Nam, các cơ quan chức năng tại cửa khẩu của Trung Quốc đã đơn giản hóa quy trình thông quan, giảm tỷ lệ kiểm tra đối với các loại trái cây rủi ro thấp trong 9 loại trái cây Việt Nam được phép NK vào Trung Quốc. Phía Trung Quốc cũng đã thiết lập 10 khu tập kết trái cây, 4 khu tập kết lương thực tại các cửa khẩu biên giới phía Trung Quốc để hỗ trợ tập kết các mặt hàng nông sản đang trong thời kỳ cao điểm thu hoạch của Việt Nam. Về đề nghị miễn kiểm tra, xét nghiệm virus Sars-Cov-2 đối với nông, thủy sản đông lạnh của Việt Nam, đây là biện pháp được áp dụng chung cho tất cả các nước. Biện pháp này chỉ nhằm mục đích phòng chống dịch bệnh và sẽ được điều chỉnh theo tình hình kiểm soát dịch Covid-19 cụ thể tại mỗi nước. Đức Quang (ghi) |
Phải khẳng định rằng, tôi luôn tôn trọng tinh thần thiện nguyện của người dân. Trên thực tế, Bộ NN&PTNT và các tổ chức đoàn thể xã hội cũng không thể đảm đương hết được việc kết nối tiêu thụ nông sản cho người dân. Bởi vậy, rất cần nhiều mô hình kết nối cung - cầu, tiêu thụ nông sản một cách tự nguyện, song hướng tới những mô hình đó phải được chuẩn hóa để vừa đảm bảo tiêu thụ nông sản cho nông dân vừa giúp nông dân từng bước thay đổi quá trình canh tác, giữ vững hình ảnh thương hiệu nông sản.
Chúng ta không có quyền cấm các tổ chức thiện nguyện tiêu thụ nông sản giúp nông dân, thậm chí ở một thời điểm nào đó, việc này cũng góp phần giảm bớt áp lực. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần hướng những điểm thiện nguyện đó vào một cách làm chuyên nghiệp. Bởi làm thiện nguyện không đúng cách có thể sẽ gây nảy sinh những bất cập, hình ảnh nông sản sẽ không còn đẹp đẽ khi bày dưới vỉa hè. Thậm chí, có những thông tin cho rằng có người lợi dụng vấn đề “giải cứu” để hạ giá nông sản, bởi nếu không “giải cứu” thì nhiều thời điểm nông sản không đến nỗi xuống giá như vậy.
Mới đây, Bộ NN&PTNT, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam và Trung ương Đoàn Thanh niên đã “bắt tay” cùng thiết lập mô hình tiêu thụ nông sản mùa dịch đảm bảo an toàn, xây dựng hình ảnh mới cho chuỗi sản xuất - tiêu thụ nông sản, xóa bỏ hình ảnh "giải cứu". Bộ trưởng có thể chia sẻ rõ hơn về sự hợp tác khá mới mẻ này?
Với việc phối hợp với Hội Nông dân Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam xây dựng các điểm kết nối tiêu thụ nông sản, Bộ NN&PTNT muốn khẳng định, bên cạnh việc tiếp tục mở rộng thị trường XK, Bộ NN&PTNT cũng quan tâm đến thị trường nội địa 100 triệu dân, đồng thời định hình lại toàn bộ chuỗi cung - cầu sao cho chủ động hơn, bớt dần sản xuất tự phát, “giải cứu” tự phát.
Thực tế từ trước tới nay, Hội Nông dân Việt Nam hay Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đều có những điểm kết nối, tiêu thụ nông sản cho nông dân. Tuy nhiên, lần phối hợp này, các tổ chức và Bộ NN&PTNT sẽ tạo ra hình mẫu về điểm kết nối nông sản, vừa đảm bảo sự chuẩn mực về kết nối tiêu thụ, vừa đảm bảo quy định phòng dịch, tạo ra một hình ảnh khác chứ không phải là “giải cứu”. Tôi hy vọng, mô hình của 4 đơn vị sẽ tạo thành hệ sinh thái, giúp cho mục tiêu phát triển bền vững, nền nông nghiệp phát triển minh bạch, có sự tham gia của tất cả các bên.
Điểm hỗ trợ tiêu thụ nông sản được xây dựng sẽ có 4 logo của 4 đơn vị để chứng minh rằng đây là một điểm kết nối tiêu thụ nông sản được tổ chức bài bản. Khẩu hiệu chúng tôi đưa ra là: Nâng niu giá trị nông sản Việt, san sẻ, kết nối yêu thương vượt qua đại dịch. Đáng chú ý, mô hình của 4 đơn vị không chỉ áp dụng trong mùa dịch này mà là nền tảng, cơ sở để thay đổi tư duy làm nông nghiệp của người dân, khi đó nông nghiệp không còn rủi ro mùa vụ, đứt quãng cung-cầu.
Như Bộ trưởng đã chia sẻ, bên cạnh thúc đẩy XK, tiêu thụ nông sản cũng tập trung nhiều hơn vào tại thị trường nội địa. Việc này sẽ được thúc đẩy ra sao trong thời gian tới, thưa Bộ trưởng?
Bộ NN&PTNT chuẩn bị làm việc với 9 tập đoàn bán lẻ lớn bàn kế hoạch thành lập Hiệp hội Tiêu thụ nông sản Việt Nam. Bộ NN&PTNT sẽ chủ động cung cấp thông tin, cơ sở dữ liệu đầu cung với quy mô, sản lượng bao nhiêu, chất lượng như thế nào, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, chứng nhận tiêu chuẩn an toàn ra sao… để các trung tâm bán lẻ, tập đoàn phân phối lớn kết nối được dữ liệu đầu cung, từ đó có kế hoạch tiêu thụ chủ động hơn.
Tới đây, Bộ NN&PTNT quyết tâm không để tình trạng thu hoạch xong mới tìm cách bán mà ngay từ đầu vụ các địa phương đã cung cấp cho Bộ NN&PTNT về kế hoạch sản xuất, dự kiến sản lượng. Bộ NN&PTNT sẽ giao Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản chuyển dữ liệu đó cho hiệp hội để cùng phân tích, lên phương án tiêu thụ. Khi đã chuẩn hóa trong kết nối cung - cầu thì bà con nông dân cũng phải thay đổi quy trình canh tác, có trách nhiệm với sản phẩm mình làm ra.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Với mô hình tiêu thụ nông sản an toàn, nông sản được thu hái, sơ chế, đóng gói đúng quy trình đảm bảo sản phẩm tươi ngon khi đến tay người tiêu dùng. Những nông sản từ vùng dịch, cần có giấy xác nhận an toàn như: Lô hàng có xuất xứ rõ ràng về vùng trồng, ngày sơ chế, đóng gói (phương tiện vận chuyển đã được phun thuốc khử khuẩn), lái xe có kết quả xét nghiệm âm tính với virus Sars-CoV-2. Để vận hành các điểm tiêu thụ nông sản an toàn, Hội Nông dân Việt Nam sẽ thông báo kịp thời với Sở NN&PTNT địa phương hoặc thông tin trực tiếp đến Bộ NN&PTNT về diện tích nông sản sắp thu hoạch mà chưa có đầu ra. Tại các địa phương thiếu hụt lao động do giãn cách, Bộ NN&PTNT đề nghị Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên tham gia hỗ trợ bà con nông dân thu hoạch nông sản. Dự kiến, sáng 8/6, 10 điểm bán hàng đầu tiên của Trung ương Đoàn Thanh niên tại Hà Nội và TPHCM sẽ chính thức hoạt động. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Cần cẩn trọng khi mua dâu tây giá rẻ
- ·Khi “bội thực” điểm 10 và “lạm phát” giấy khen
- ·Cách tính trợ cấp thất nghiệp cho giáo viên hợp đồng
- ·Ước mơ gác lại của bé Khánh Duy mắc bệnh ung thư gan
- ·Trải nghiệm teambuilding sôi động kết hợp du lịch độc đáo cùng HoaBinh Events
- ·Eco Siberia Việt Nam tiếp sức bộ đội biên phòng tuyến đầu chống dịch
- ·Con trai nguy kịch, con gái 4 tuổi chỉ có thể lết 2 chân, mẹ nghèo cầu cứu
- ·Miền thương
- ·Giá vàng hôm nay (5/7): Nhích nhẹ
- ·TPBank trao học bổng 50.000 USD cho sinh viên ĐH Fulbright Việt Nam
- ·Tập đoàn An Nông tập huấn cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón
- ·Điều kiện để doanh nghiệp tham gia đấu thầu
- ·Đôi mắt Hà Nội
- ·Cha đơn thân bất lực không lo được viện phí cho con
- ·Kiếm cả chục triệu đồng mỗi tháng nhờ nuôi… gián
- ·Nghỉ việc bao lâu thì được trả sổ BHXH?
- ·Làm ngoài giờ nhưng không được tính tiền tăng ca?
- ·Bé Huyền My ở Quảng Trị được bạn đọc ủng hộ 84 triệu đồng
- ·Tăng theo thế giới, giá vàng SJC vọt lên ngưỡng 84,7 triệu đồng mỗi lượng
- ·Tiết lộ bí mật đời tư cá nhân lên MXH có thể bị xử phạt 30 triệu đồng