【giải nhật bản hôm nay】Quản lý chặt chẽ nợ công
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết như vậy tại văn bản trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do Ban Dân nguyện - Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển đến.
Cụ thể cử tri đã đề nghị đánh giá đúng tình hình nợ công và “thực chất” nợ công để tham mưu với Chính phủ có hệ thống giải pháp khắc phục, không để nền kinh tế rơi vào vòng xoáy thâm hụt ngân sách. Đồng thời, cử tri cũng lo lắng cho tình hình nợ công của nước ta quá lớn..., tiềm ẩn nhiều rủi ro về sự phát triển kinh tế, dẫn tới tụt hậu so với các nước về nhiều mặt. Cử tri đề nghị Chính phủ cần điều hành linh hoạt, rõ ràng để giảm nợ công.
Nợ công vẫn ở ngưỡng an toàn
Tính đến cuối năm 2013, dư nợ công bằng 54,2% GDP và ước tính đến cuối năm 2014, dư nợ công khoảng 60,3% GDP, vẫn trong giới hạn Quốc hội cho phép (nợ công không quá 65% GDP).
“Trong thời gian qua, chúng ta đã huy động một lượng đáng kể vốn vay phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đây là nguồn vốn cần thiết và rất quan trọng để bổ sung cho đầu tư phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội”, Bộ trưởng cho biết.
Trên thực tế, rất nhiều công trình kết cấu hạ tầng về giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục, điện, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường trên phạm vi cả nước đã hoàn thành, phát huy hiệu quả, góp phần thu hút vốn đầu tư, thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo thêm việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo...
Tại văn bản này, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, hiện nay, trên thế giới vẫn chưa có tiêu chuẩn phân loại nợ công áp dụng chung cho các quốc gia. Trên thực tế, phạm vi nợ công của Việt Nam đã tiếp cận dần với thông lệ quốc tế, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, đảm bảo thực hiện cam kết của Việt Nam về cung cấp và phổ biến số liệu chung với các tổ chức quốc tế mà Việt Nam là thành viên như IMF, WB và ASEAN.
Căn cứ theo quy định tại Luật Quản lý nợ công, nợ công bao gồm nợ của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương và được phát sinh từ việc vay nợ cụ thể của chủ thể. Như vậy, theo quy định của Luật quản lý nợ công và phù hợp với thông lệ quốc tế, các khoản nợ có tính chất phát sinh trong quá trình điều hành ngân sách của trung ương và địa phương (như khoản nợ Quỹ hoàn thuế GTGT, nợ phí quản lý và cấp bù chênh lệch lãi suất của Ngân hàng phát triển và Ngân hàng Chính sách xã hội, nợ đầu tư xây dựng cơ bản của các địa phương, nợ chi ứng trước của ngân sách trung ương cho các dự án đầu tư nguồn vốn NSNN, nợ quỹ Bảo hiểm xã hội) đều không được tính vào nợ công.
Từ năm 2008, cả thế giới đối mặt với khủng hoảng kinh tế tài chính và suy thoái. Trong điều kiện nền kinh tế khó khăn, tăng trưởng kinh tế chậm lại, cân đối ngân sách cùng lúc phải sắp xếp để thực hiện các Nghị quyết Đại hội Đảng XI, nhiều Nghị quyết Trung ương và Quốc hội đặc biệt là phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu kinh tế... dẫn đến vay nợ của Chính phủ bắt đầu tăng từ năm 2009.
”Các khó khăn của nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam tiếp tục kéo dài kể từ năm 2010 đến nay, Chính phủ phải huy động một nguồn lực lớn thông qua phát hành bổ sung trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, đồng Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2011 bị mất giá, bội chi ngân sách nhà nước tăng, cùng với việc đẩy nhanh giải ngân ODA đã làm cho dư nợ công tăng nhanh (2011 ở mức 50,0%GDP; 2012 ở mức 50,8%GDP; 2013 ở mức 54,2% GDP và năm 2014 ở mức 60,3% GDP)”, Bộ trưởng giải thích rõ.
Cũng theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, với các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô và dự toán ngân sách nhà nước năm 2015 vừa được Quốc hội thông qua, dự kiến nợ công đến cuối năm 2015 sẽ ở mức 2.869 nghìn tỷ đồng, bằng 64% GDP, vẫn trong giới hạn Quốc hội cho phép (nợ công không quá 65% GDP).
Tuy nhiên cũng sẽ có nhiều khó khăn, thách thức, như nợ công đang tăng nhanh, cơ cấu nợ chưa thực sự bền vững, áp lực trả nợ lớn trong ngắn hạn, sử dụng vốn còn dàn trải, nhiều dự án chậm tiến độ, có dự án hoàn thành nhưng không đạt được mục tiêu đề ra, thâm chí còn có một số dự án đầu tư sử dụng vốn vay kém hiệu quả.
Cơ cấu lại nợ, giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn
Để từng bước tăng cường chủ động trong công tác quản lý nợ công, đảm bảo an toàn nền tài chính quốc gia, Bộ trưởng cho biết Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 958/QĐ-TTg ngày 27/7/2012 phê duyệt Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Trong đó đã đề ra mục tiêu, chỉ tiêu, định hướng và giải pháp nhằm huy động, phân bổ và sử dụng vốn vay hiệu quả, đảm bảo trong giới hạn các chỉ tiêu nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia. Một số giải pháp trong đó cũng đã và đang được đẩy mạnh triển khai.
Cùng với đó, tại công văn số 647/BTC-QLN ngày 16/01/2015 Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công trong thời gian tới.
“Như vậy, ngoài việc tiếp tục thực hiện các giải pháp đã đề ra trong Chiến lược nợ công nói trên, Chính phủ đã có các giải pháp đồng bộ để tăng cường quản lý, đặc biệt là vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng nợ công”, Bộ trưởng cho biết.
Theo đó, Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và đơn vị sử dụng vốn vay quản lý chặt chẽ nợ công, nhất là các khoản vay mới; nợ công chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển, xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế xã hội quan trọng, thiết yếu theo quy hoạch.
Cùng với đó là tổ chức tốt việc thực hiện dự án, nhất là khâu chuẩn bị, giải phóng mặt bằng, thẩm định, quy hoạch, kế hoạch, quyết định đầu tư, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán, dự toán công trình, lựa chọn nhà thầu, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng công trình.
Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay, bảo đảm hiệu quả đầu tư, chất lượng công trình và theo đúng quy định của pháp luật. Chủ động ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.
Quản lý chặt chẽ các khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ theo hướng siết chặt điều kiện cấp bảo lãnh, không mở rộng diện, chọn lọc có mục tiêu ưu tiên, tiến tới thu hẹp bảo lãnh Chính phủ và kiểm soát việc bảo đảm trả nợ đối với các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh; đối với cho vay lại theo hướng tăng dần tỷ lệ cho vay lại, giảm dần tỷ lệ cấp phát và thu đủ nợ đối với các khoản Chính phủ vay về cho vay lại.
Ngoài ra, tiếp tục cơ cấu lại nợ công theo hướng tăng tỷ trọng vốn vay dài hạn để giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn. Đẩy mạnh triển khai các nghiệp vụ quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công (bao gồm các loại rủi ro về tỷ giá, lãi suất, thanh khoản, tái cấp vốn và tín dụng).
Tăng tính thanh khoản và thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ. Chủ động bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước trong giới hạn quy định (không quá 25% tổng thu ngân sách nhà nước) và sử dụng Quỹ tích lũy trả nợ để đảm bảo trả nợ Chính phủ đúng hạn...
Một số giải pháp nhằm huy động, phân bổ và sử dụng vốn vay hiệu quả, đảm bảo trong giới hạn các chỉ tiêu nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia đang được đẩy mạnh triển khai. Cụ thể, chủ động cải tiến công cụ quản lý nợ công, đa dạng hóa các hình thức vay vốn với chi phí hợp lý, chuyển đổi cơ cấu vay theo hướng tăng dần tỷ trọng huy động vốn vay trong nước, giảm dần mức độ vay nước ngoài. Tiếp tục nâng cao hiệu quả huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay công và nợ nước ngoài của quốc gia, có lộ trình giảm đầu tư công bằng nguồn vốn vay. Tăng cường công tác thẩm định, kiểm soát chặt chẽ việc cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ, thu hẹp dần hạn mức cấp bảo lãnh Chính phủ. Thúc đẩy, phát triển thị trường vốn trong nước để tăng cường huy động vốn trái phiếu kỳ hạn dài, góp phần giảm thiểu rủi ro tái cấp vốn đối với danh mục nợ trái phiếu chính phủ và trái phiếu được bảo lãnh chính phủ. Tiếp tục chủ động bố trí đầy đủ nguồn để trả nợ đúng hạn, không để xảy ra tình trạng nợ quá hạn, đảm bảo uy tín và các cam kết của Chính phủ trên thị trường vốn quốc tế. Ngoài ra, phấn đấu tăng thu để giảm bội chi, tăng chi trả nợ để giảm nợ Chính phủ, nợ công. |
Hoàng Lâm
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Bộ Y tế cho phép nhập khẩu lại salbutamol sau 9 tháng tạm dừng
- ·Tân Thủ tướng Palestine hy vọng sớm thành lập chính phủ qua tham vấn
- ·Afghanistan: Cháy trạm xăng tại Kabul, gần 50 người thương vong
- ·Thủ tướng Canada khai trừ 2 cựu quan chức cấp cao khỏi đảng cầm quyền
- ·Chiến sự Syria mới nhất hôm nay ngày 28/9/2016
- ·Công ty bán rau qua ứng dụng ở Trung Quốc được định giá tới 7 tỷ USD
- ·Tổng thống Putin kêu gọi đối phó với tấn công mạng nhằm vào Nga
- ·Mỹ: Đàm phán ngân sách giữa hai đảng vẫn tiếp tục bế tắc
- ·Nghệ An: Bí thư Yên Thành trả lại tiền thu sai cho dân
- ·Chính phủ Venezuela cáo buộc Mỹ đang kích động bạo lực
- ·Nguyên Tổng giám đốc DongA Bank Trần Phương Bình bị bắt
- ·Mỹ: Phe Cộng hòa cản trở việc thành lập ủy ban về biến đổi khí hậu
- ·Những quân bài Mỹ sở hữu trong cuộc gặp thượng đỉnh với Triều Tiên
- ·Hàn Quốc: Tỷ lệ ủng hộ đối với Tổng thống Moon Jae
- ·Bắt 2 đối tượng đột nhập khu nhà trọ lấy trộm xe máy
- ·Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ sẽ không là cảnh sát của thế giới
- ·Venezuela tiếp tục mất điện trên diện rộng do 'bị tấn công'
- ·Thủ tướng Nga nhận định về cơ hội tái đắc cử của Tổng thống Ukraine
- ·Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu đẩy mạnh kiểm nghiệm thực phẩm
- ·Canada nêu điều kiện để CFO của Huawei được bảo lãnh tại ngoại