【tỷ số syria】Sửa Luật Quản lý thuế theo hướng hiện đại và thống nhất hơn
Quản lý thuế đơn giản và hiện đại hơn
TheửaLuậtQuảnlýthuếtheohướnghiệnđạivàthốngnhấthơtỷ số syriao đánh giá của Bộ Tài chính, 10 năm thực hiện Luật Quản lý thuế, công tác quản lý thuế, thu thuế đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đảm bảo quản lý chặt chẽ nguồn thu. Nhận thức của người dân, doanh nghiệp đối với việc thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước (NSNN) được nâng cao. Bộ máy hành chính thuế không ngừng được kiện toàn, đội ngũ cán bộ, công chức quản lý thuế từng bước chuyên nghiệp, chuyên sâu.
Tuy nhiên, tình hình có những diễn biến mới: Quy định về quản lý thuế cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa cho phù hợp với tình hình số lượng người nộp thuế tăng nhanh. Mô hình hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuế đã có sự thay đổi cả về quy mô và phương thức. Khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ. Các tập đoàn, doanh nghiệp đa quốc gia đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam ngày càng nhiều... Những nhân tố này dẫn đến những thay đổi căn bản trong công tác quản lý người nộp thuế.
Hơn nữa, hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải tiếp tục bổ sung cơ sở pháp lý, phải tăng cường hợp tác, quản lý thuế quốc tế. Thời gian qua, Việt Nam đã ký kết nhiều điều ước quốc tế, hiệp định đa phương, song phương, trong lĩnh vực thuế. Cụ thể đến nay, Việt Nam đã ký hiệp định tránh đánh thuế hai lần với 76 nước và vùng lãnh thổ. Luật Quản lý thuế đã có những điểm chưa được quy định hoặc quy định không còn phù hợp với chuẩn mực quốc tế về quản lý thuế để tham gia, ký kết hiệp định thuế đa phương...
Bộ Tài chính cũng cho rằng, Luật Quản lý thuế hiện hành chưa tạo điều kiện pháp lý đầy đủ cho việc hiện đại hóa quản lý thuế, mà trước hết là triển khai rộng rãi, phổ biến thủ tục quản lý thuế điện tử trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, cách mạng công nghiệp lần thứ 4, thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế đã có sự chuyển biến rõ rệt so với các năm trước.
Bộ Tài chính cũng cho biết, quan điểm xuyên suốt trong quá trình xây dựng Luật Quản lý thuế (sửa đổi) là đổi mới toàn diện hoạt động quản lý thuế nhằm xây dựng ngành Thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, công tác quản lý thuế thống nhất, công khai, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản: Thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính; ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao.
Bên cạnh đó, đổi mới các nội dung và các điều luật theo hướng gia tăng các quy định nhằm cải cách thủ tục hành chính; cải cách thủ tục quản lý thuế theo hướng đơn giản, rõ ràng, công khai, thuận tiện, thống nhất, đảm bảo phù hợp với chuẩn mực quốc tế, thực hiện quản lý thuế điện tử, tạo môi trường thuận lợi cho người nộp thuế tuân thủ pháp luật về thuế, tự giác nộp đúng, đủ, kịp thời tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
Đồng thời, nâng cao năng lực và hiệu quả của hoạt động quản lý thuế để phòng, chống trốn thuế, thất thu và nợ thuế; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan với cơ quan thuế trong việc thực hiện pháp luật về thuế và quản lý thuế.
Google, Facebook, Apple phối hợp khai báo, nộp thuế
Trong dự thảo Tờ trình Chính phủ đề nghị xây dựng Luật Quản lý thuế sửa đổi, Bộ Tài chính đề nghị nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài (như Google, Facebook, Apple…) mở văn phòng đại diện chính thức tại Việt Nam để phối hợp chặt chẽ hơn với cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam trong việc khai báo, nộp thuế…
Dự thảo cũng nêu rõ, trước sự phát triển nhanh của nền kinh tế, hội nhập quốc tế, hoạt động mua bán bằng phương thức điện tử phát triển với tốc độ ngày càng nhanh… Việc sửa đổi Luật Quản lý thuế, hướng tới mục tiêu tạo khung pháp lý để áp dụng phổ biến quản lý thuế điện tử phục vụ có hiệu quả sự phát triển của hoạt động kinh tế trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của giai đoạn mới là thực sự cần thiết.
Trong đó, kinh doanh thương mại điện tử (TMĐT) là một loại hình kinh doanh mới đang phát triển mạnh ở các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Hoạt động kinh doanh TMĐT có ưu điểm nổi bật hơn so với kinh doanh truyền thống là tính linh hoạt cao độ về mặt cung ứng và giảm thiểu phí tổn cho các đối tác kinh doanh.
Bộ Tài chính cũng cho rằng, TMĐT góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp để thu được nhiều lợi ích nhất. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, khi các doanh nghiệp trong nước phải cạnh tranh một cách bình đẳng với các doanh nghiệp nước ngoài.
Ở Việt Nam thời gian gần đây đã phát triển mạnh loại hình kinh doanh này, việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, quảng cáo... thông qua các phương tiện như phát sóng truyền hình, các website thương mại điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử, các mạng xã hội của nước ngoài. Mô hình kinh doanh này ngày một phát triển do sự thuận lợi từ những đặc điểm của loại hình kinh doanh qua mạng.
Tuy nhiên, cách thức quản lý thuế hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý một cách đầy đủ và chính xác đối với loại hình kinh doanh này. Chẳng hạn như, các công ty vận hành mạng nước ngoài hầu hết không đăng ký kinh doanh và không có văn phòng đại diện chính thức tại Việt Nam. Đây là một khó khăn cho ngành Thuế trong việc quản lý thuế đối với các mạng nước ngoài kinh doanh theo hình thức thông qua mạng internet.
Bộ Tài chính cho biết, hiện Google và Facebook cung cấp dịch vụ quảng cáo trực tuyến cho thị trường Việt Nam thông qua hai phương thức: Phương thức thông qua các đại lý tại Việt Nam thì chính các doanh nghiệp này sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam khi phát sinh doanh thu.
Phương thức thứ hai là mua – bán trực tuyến và thanh toán trực tuyến qua thẻ tài khoản tín dụng hoặc ví điện tử. Trường hợp này chưa được quy định rõ, phía mua dịch vụ sẽ bị thiệt vì không có hóa đơn nên sẽ không được tính vào chi phí hợp lý, hoặc bên mua dịch vụ sẽ tự hợp thức hóa bằng cách mua hóa đơn của một dịch vụ khác.
Như vậy, khi thanh kiểm tra thuế cũng sẽ khó biết hết được giá trị thực của chi phí trả cho dịch vụ qua mạng (nhiều trường hợp cần đối chiếu thông tin từ nhiều nguồn và phải truy lần theo thông tin thanh toán thực tế).
Mặt khác, với việc thanh toán dựa vào số lần click chuột trả tiền thì việc xác định doanh thu quảng cáo của nhà mạng nước ngoài không dễ dàng, vì phải đối chiếu thông tin giữa 2 ngân hàng (của người mua/người bán) tham gia thanh toán trong điều kiện họ không phải là đối tượng nộp thuế trực tiếp và ngân hàng của công ty mạng cũng ở nước ngoài. Người mua dịch vụ của các tổ chức nước ngoài là cá nhân nên khó có cơ sở đề nghị khấu trừ thuế nhà thầu của tổ chức nước ngoài khi mua dịch vụ.
Từ đó, Bộ Tài chính đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế để quản lý thu thuế đối với loại hình kinh doanh TMĐT tại Việt Nam đạt được hiệu quả./.
Toàn văn dự thảo tờ trình Chính phủ.
Đức Minh
(责任编辑:World Cup)
- ·Lừa đảo nạp tiền qua yahoo chat
- ·Đồng Nai: Số vụ buôn lậu, gian lận thương mại năm 2019 tăng 8,7%
- ·Mâm cỗ ngày tết của người Hà thành
- ·NSND Tự Long áp lực khi tham gia 'Cung đường huyền thoại' với vai trò mới
- ·Vô tình đục két sắt giúp “kẻ trộm”
- ·Học sinh Hà Nội được nghỉ Tết Nguyên đán 8 ngày
- ·Hỗ trợ hơn 4.235 tấn gạo cho 4 tỉnh
- ·Cấm xe tải từ 4 trục trở lên lưu thông trên Quốc lộ 4D từ ngày 27
- ·Vì tôi “giữ gìn” nên anh “thả cửa”
- ·Huy động 2.350 tỷ đồng trái phiếu do VDB phát hành
- ·Chồng của chị nhưng tình yêu là của em
- ·Thời tiết ngày 7/2: Không khí lạnh tăng cường gây mưa
- ·Vespa tiếp tục "sáng tạo" với bi
- ·Tái hiện Tết Việt trong lòng phố cổ và phố đi bộ Hà Nội
- ·Lập Ban Chỉ đạo xây dựng Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng
- ·Trái phiếu Chính phủ thu hút nhà đầu tư ngoại
- ·Đạo diễn phim 'Oan nghiệt' lấy tiền triển lãm ảnh giúp đỡ giới nhân viên hậu đài
- ·Ngô Thanh Vân gom gần 10 tỷ cứu trẻ em bị bệnh
- ·Gửi hàng đi Mỹ qua UPS
- ·Hơn 2 tỷ đồng tri ân khách hàng mua trang sức