【san jose vs】Cổ phần hóa doanh nghiệp nước ngoài: Cần mở lối cho doanh nghiệp tư nhân
Sự khác lạ
Thông điệp mạnh mẽ từ sau Hội nghị CPH DNNN diễn ra hồi đầu năm là trong hai năm 2014 và 2015, mỗi ngày phải CPH 1 DNNN. Tuy chưa đạt được mục tiêu này nhưng trong gần 5 tháng đầu năm (tính đến ngày 14-5), đã có 29 DNNN thực hiện đấu giá chào bán cổ phần lần đầu (IPO) trên hai sàn Hà Nội và TP.HCM. Đây được xem là một kết quả rất tích cực nếu so với thời gian trước đó.
Trong những kế hoạch CPH này, phần lớn DNNN đều hướng đến tìm nhà đầu tư chiến lược nước ngoài để có thể tận dụng được ngay lợi thế về mở rộng thị trường, tiếp cận công nghệ mới, hay sự chia sẻ kinh nghiệm quản trị hiệu quả của đối tác. Tuy nhiên, trong xu thế chung ấy, Tổng công ty Xây dựng Công trình Giao thông 5 (Cienco5) lại tạo nên sự khác lạ khi công bố lựa chọn đối tác chiến lược là Công ty cổ phần Tập đoàn Việt Phương, một DN tư nhân cùng ngành. Ông Bạch Ngọc Du, Chủ tịch Hội đồng thành viên Cienco5 khá tự tin với lựa chọn này. Ông cho biết, trong quá trình triển khai xã hội hóa lĩnh vực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông của Việt Nam, rõ ràng các DN tư nhân đang tham gia rất mạnh mẽ trong đầu tư dự án theo hình thức BOT (hợp đồng xây dựng, kinh doanh, chuyển giao) hoặc BT (hợp đồng xây dựng, chuyển giao) nên ông đánh giá cao vai trò và năng lực của các DN tư nhân trong nước.
Theo ông Du, việc hợp tác với nhà đầu tư trong nước có những thuận lợi cơ bản vì bản thân DN tư nhân đã đáp ứng được những tiêu chuẩn của nhà đầu tư chiến lược, có tiềm lực về tài chính, có công nghệ mới cùng hệ thống quản trị DN thực sự có hiệu quả. Những điều này đã được chứng minh bằng thời gian và kết quả hoạt động của các DN. Do đó, những sở trường và thế mạnh của các DN trong nước cũng là một lợi thế khiến cho DNNN khi CPH phải học hỏi cũng như tiếp tục phát huy thế mạnh này của các nhà đầu tư chiến lược trong nước. Ngoài ra, theo ông Du, các DN trong nước còn có một lợi thế nữa là hiểu DNNN và cơ chế, cách làm của DNNN hơn nhà đầu tư nước ngoài cũng như am hiểu về thị trường, phong tục, tập quán của người Việt Nam.
Ngoài Cienco5, thời gian qua, thị trường cũng ghi nhận Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông 1 (Cienco 1) tìm được ba nhà đầu tư chiến lược, trong đó có hai DN tư nhân trong nước là Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Dịch vụ Yên Khánh (10%) và Công ty cổ phần Kỹ thuật Nền móng và Công trình ngầm FECON (10%). Theo dữ liệu của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, ngoài Cienco 1 và Cienco 5, quá trình IPO của 25 DNNN trên sàn này cũng có thêm một số nhà đầu tư chiến lược là các DN tư nhân.
Cần cơ chế để phá “rào cản”
Sở dĩ sự tham gia của DN trong nước vào quá trình CPH DNNN diễn ra hầu như chỉ trong lĩnh vực xây dựng và giao thông vận tải bởi lĩnh vực này trong thời gian qua đã ghi nhận quá trình xã hội hóa mạnh mẽ của các hình thức BOT hay BT minh chứng rõ nét về năng lực của không ít DN tư nhân.
Trao đổi về vấn đề này, TS. Võ Trí Thành, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương cho rằng, các nhà đầu tư ở trong nước cũng không phải là không có tiềm năng để đáp ứng yêu cầu mở rộng quản trị, phát triển sản xuất của các DNNN sau CPH mà thậm chí DNNN còn cần thu hút các nhà đầu tư chiến lược trong nước có chất lượng bằng cách thực hiện minh bạch mọi thông tin và giám sát chặt chẽ quá trình CPH.
Để thúc đẩy sự tham gia của DN tư nhân vào quá trình CPH DNNN, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, trong thời gian tới cần phải có cơ chế thích đáng hơn trong việc huy động nguồn lực các DN tư nhân trong nước tham gia vào quá trình này. Theo ông Lộc, DNNN khi tìm đối tác chiến lược thường muốn là DN nước ngoài vì cần thêm thị trường, công nghệ, thêm nguồn lực đầu tư, quản trị DN nhưng đó chưa phải là một giải pháp tạo thêm lợi ích cho các DN và cả nền kinh tế Việt Nam. Xuất phát từ quy định tín dụng ngân hàng tại một số nước yêu cầu ngân hàng phải giành tỷ lệ % nhất định cho các DN nhỏ và vừa tiếp cận nguồn vốn, hoặc quy định khi thực hiện các dự án đầu tư công, Chính phủ nhiều nước cũng yêu cầu có tỷ lệ % các nhà đầu tư trong nước tham gia. TS. Vũ Tiến Lộc đề nghị, trong quá trình CPH DNNN, cần dành một tỷ lệ thích đáng cho khu vực tư nhân trong nước, tạo điều kiện hỗ trợ cho các DN nội địa giúp khối DN này có thể tham gia vào quá trình xây dựng và phát triển các tập đoàn lớn trong thời gian tới.
Tin tưởng khu vực DN tư nhân trong nước hoàn toàn có khả năng tham gia vào quá trình CPH các DNNN, thậm chí có thể trở thành đối tác chiến lược của DNNN, TS. Lộc còn cho rằng, các DN vừa và nhỏ cũng có thể tham gia vào quá trình này và góp phần tạo nên một sự năng động của DNNN trong quá trình CPH. Mặc dù vậy, ông Lộc còn băn khoăn về “rào cản” của sự tham gia này là các DN tư nhân không có những thông tin cần thiết, sự hướng dẫn, trợ giúp để tìm được cơ hội tham gia quá trình này, do đó, vị Chủ tịch VCCI cho rằng, Nhà nước cần có một chương trình cung cấp thông tin, hỗ trợ tư vấn cho các DN dân doanh có thể tham gia tích cực hơn quá trình CPH DNNN.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Long An: Ngôi nhà chung của hơn 19.500 doanh nghiệp đăng ký hoạt động
- ·Việt Nam đề xuất nâng cấp quan hệ ASEAN
- ·Túng quẫn vì nợ nần, đâm chết vợ rồi tự sát
- ·Vụ án Vạn Thịnh Phát: 5 thủ đoạn rút tiền từ SCB của bà Trương Mỹ Lan
- ·Hôm nay, Quốc hội bế mạc phiên họp bất thường lần thứ 2
- ·Lãnh án vì dùng hung khí đi đánh nhau
- ·Phó Thủ tướng: Chị Trà gọi điện cho tôi nhiều nhất để thúc đẩy công việc
- ·Hoàn thành lấy ý kiến dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
- ·Khốn đốn vì dám từ chối tình yêu của sếp
- ·Thủ tướng đề nghị Nhật cho vay ODA thế hệ mới làm đường sắt tốc độ cao Bắc
- ·22 năm giành giật sự sống cho chồng
- ·Khởi tố đối tượng vận chuyển thuốc lá lậu gây tai nạn chết người rồi bỏ trốn
- ·Tổng kết Nghị quyết 18
- ·Đòi nợ bất thành, đánh con nợ thương tích 6%
- ·Việt Nam đẩy nhanh tiến độ đào tạo 50.000 kỹ sư ngành công nghiệp bán dẫn
- ·Hướng đến xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật chuyển đổi số trong lĩnh vực tư pháp
- ·Quảng Ninh điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ sở, ngành
- ·Cuộc gặp ấm áp của 3 Thủ tướng giữa Tokyo
- ·Em luôn tự nhủ để không hối hận
- ·Cán bộ vi phạm mà không nhận trách nhiệm, Ủy ban Kiểm tra Trung ương sẽ vào cuộc