【đội hình young boys gặp rb leipzig】Doanh nghiệp thủy sản kiến nghị sửa thông tư về kiểm dịch
Bất cập về kiểm dịch thủy sản nhập khẩu sẽ được bãi bỏ trong quý 2 | |
Không kiểm dịch hàng thủy sản chế biến đông lạnh nhập khẩu dùng làm thực phẩm | |
Thủy sản nhập khẩu phải kiểm dịch nhiều,ệpthủysảnkiếnnghịsửathôngtưvềkiểmdịđội hình young boys gặp rb leipzig doanh nghiệp tốn hàng trăm tỷ đồng |
Chế biến thủy sản xuất khẩu tại Công ty Camimex. Ảnh: DN cung cấp |
Ban hành thông tư mới về kiểm dịch
Các doanh nghiệp đánh giá cao nội dung của Dự thảo đã xem xét các ý kiến góp ý về việc bãi bỏ quy định thực hiện kiểm dịch đối với sản phẩm thủy sản chế biến đông lạnh dùng làm thực phẩm nhập khẩu về để sản xuất xuất khẩu (SXXK), gia công xuất khẩu (GCXK), không tiêu thụ trong nước.
Tuy nhiên, để tạo thuận lợi cho hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với mặt hàng thủy sản, các doanh nghiệp góp ý kiến nghị cho Dự thảo nhiều nội dung.
Trong đó, kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành một thông tư mới thay thế cho Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT cùng với các thông tư sửa đổi, bổ sung liên quan thay vì ban hành thông tư sửa đổi.
Do Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT ban hành từ năm 2016 đến nay đã hơn 6 năm và đã có nhiều nội dung được sửa đổi, bổ sung bằng Thông tư 36/2018/TT-BNTPTNT và Thông tư 11/2019/TT-BNNPTNT cho nên việc ban hành một thông tư tiếp tục sửa đổi, bổ sung sẽ không hiệu quả khi tra cứu, thực thi cũng như xử lý vi phạm xảy ra.
Theo như dự thảo, các doanh nghiệp nhận thấy số lượng các nội dung sửa đổi cũng khá lớn nhất là hệ thống phụ lục có nhiều cập nhật cho phù hợp với tình hình mới. Việc tích hợp các nội dung trong dự thảo mới vào Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT và các nội dung sửa đổi ở Thông tư 36/2018/TT-BNTPTNT và Thông tư 11/2019/TT-BNNPTNT để ban hành một Thông tư mới sẽ tạo thành một văn bản pháp luật hoàn chỉnh và thống nhất cho các quy định liên quan đến kiểm dịch thủy sản.
Các doanh nghiệp kiến nghị không bãi bỏ Thông tư 11/2019/TT-BNNPTNT như nội dung Điều 2 trong dự thảo. Thực tế nội dung Thông Tư 11/2019 chỉ sửa đổi một điểm về cung cấp hồ sơ trong thủ tục kiểm dịch cho phù hợp với thực tế đối với các lô hàng nhập khẩu gián tiếp qua cảng trung chuyển và quy định này cần được duy trì để phù hợp với loại hình này trong thủ tục kiểm dịch, thay vì bãi bỏ và áp dụng trở lại quy định tại Thông tư 36/2018/TT-BNTPTNT.
Kiến nghị bổ sung nhiều nội dung
Đồng thời, VASEP cũng kiến nghị bổ sung quy định kiểm dịch đối với hàng thủy sản chuyển mục đích sử dụng sang tiêu thụ nội địa có nguồn gốc nhập khẩu để SXXK, GCXK. Trong thực tế có một số trường hợp sau khi nhập khẩu sản phẩm động vật thủy sản mục đích ban đầu làm nguyên liệu để SXXK, GCXK (nên theo Dự thảo, lô hàng này sẽ được miễn kiểm dịch khi nhập khẩu). Nhưng sau đó do có khách hàng trong nước muốn mua toàn bộ hoặc một phần lô thủy sản nhập khẩu nêu trên để tiêu thụ nội địa hoặc sản xuất hàng phục vụ mục đích tiêu thụ nội địa.
Kiến nghị bổ sung danh mục các hồ sơ cần thiết đối với nguyên liệu thủy sản khai thác nhập khẩu theo các quy định về IUU. Do các hồ sơ lô hàng thủy sản nhập khẩu có nhiều loại khác nhau đối với từng loại hình nhập khẩu (loại hình nhập khẩu từ các cơ sở chế biến ở nước ngoài, loại hình nhập khẩu trực tiếp từ các tàu cập cảng Việt Nam, loại hình nhập khẩu gián tiếp từ các tàu đánh bắt,...), nên để rõ ràng, minh bạch thông tin và thuận tiện cho việc thực thi của các bên theo các quy định về IUU, cần bổ sung vào dự thảo danh mục hồ sơ theo loại hình nhập khẩu khác nhau.
Đối hàng miễn kiểm dịch, các doanh nghiệp kiến nghị giữ nguyên quy định đối tượng sản phẩm động vật thủy sản đã chế biến chín được miễn kiểm dịch. Theo Khoản 12 Điều 1 của Thông tư 36/2018/TT-BNNPTNT đã bổ sung vào Phụ lục 1 của Thông tư 26/2016 trong phần “Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản miễn kiểm dịch” có quy định “Sản phẩm động vật thủy sản đã chế biến chín, đóng bao bì kín khí, có nhãn mác theo quy định và sử dụng để ăn ngay” nhưng trong Dự thảo mới không còn quy định này.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tiếp tục kiến nghị không áp dụng kiểm dịch đối với hàng nhập khẩu là sản phẩm thủy sản ở dạng đông lạnh dùng làm thực phẩm và dầu cá. Bời vì, theo VASEP, bản chất các sản phẩm nêu trên không có nguy cơ lây lan dịch bệnh thủy sản vào Việt Nam (trừ trường hợp ở quốc gia xuất khẩu đang có dịch bệnh phải áp dụng biện pháp ngăn chặn khẩn cấp).
Kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có ý kiến với Bộ Y tế để có văn bản hướng dẫn Nghị định 15/2018/NĐ-CP về việc tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm nhập khẩu phục vụ tiêu thụ nội địa. VASEP cho rằng, hiện nay, sản phẩm thủy sản chế biến nhập khẩu đã được đóng gói và kinh doanh nội địa, không trải qua bất kỳ công đoạn sản xuất nào làm thay đổi bản chất sản phẩm thì việc phải làm hồ sơ tự công bố lần 2 khi bán ra thị trường nội địa (tự công bố lần 1 ngay khi nhập khẩu) thực sự là không cần thiết. Tuy nhiên, Nghị định 15/2018/NĐ-CP lại chưa có quy định cụ thể cho vấn đề này.
(责任编辑:World Cup)
- ·Golden Land
- ·Kinh tế 2023: Chặng đua nước rút cuối năm
- ·Khánh Hòa sẽ hoàn thành tất cả các quy hoạch trong Quý II/2024
- ·Vios phá kỷ lục, Vinfast Fadil dẫn đầu phân khúc
- ·Địa chỉ cung cấp máy bộ đàm chất lượng & giá tốt hiện nay
- ·Toyota Crown 2021 giá từ 47.000 USD
- ·Quảng Ninh: Quyết sách đúng và sự dám dấn thân
- ·Apple, Google, LG gia nhập liên minh mạng 6G, không có Huawei
- ·Giá heo hơi hôm nay 29/4/2023: Tăng trong ngày đầu kỳ nghỉ
- ·Apple cắt chi phí iPhone, nhưng không phải để cứu thế giới
- ·Sớm đầu tư các dự án giao thông kết nối tiểu vùng Đồng Tháp Mười
- ·Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
- ·Đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng xây dựng KCN hỗ trợ Đồng Văn III (Hà Nam)
- ·Bình Định đề xuất điều chỉnh nội dung về điện gió ngoài khơi trong Quy hoạch điện VIII
- ·Thủ tướng phê chuẩn Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND 3 tỉnh
- ·VinSmart sẽ cung cấp 2 triệu smartphone cho nhà mạng Mỹ
- ·Xe container làm rơi nhiều cuộn thép trên đường
- ·Ai là youtuber kiếm tiền nhiều nhất ở Việt Nam?
- ·Tạp chí Lịch sử quân sự: Bác bỏ luận điệu xuyên tạc lịch sử dân tộc
- ·Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công