【số liệu thống kê về marseille gặp rennes】Eurozone và những vấn đề hậu khủng hoảng nợ
Tuyên bố khi Hy Lạp bắt đầu đảm nhận chức chủ tịch luân phiên của Liên minh châu Âu trong 6 tháng đầu năm nay, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso cho rằng "giai đoạn tồi tệ nhất đã qua", rằng cuộc khủng hoảng ở Eurozone đã chấm dứt.
Chắc chắn là những ngày đen tối nhất của cuộc khủng hoảng tài chính đã qua, khi lãi suất trái phiếu của các nước bị cuốn vào vòng xoáy khủng hoảng như Tây Ban Nha, Italy, Ireland và Hy Lạp đã giảm. Với trường hợp Italy, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm lên tới 7% vào lúc đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng nợ, nhưng hiện tỷ lệ này đã giảm xuống còn 3,9%. Trong khi đó, Ireland đã chấm dứt chương trình cứu trợ và đang trở lại thị trường trái phiếu. Bồ Đào Nha cũng đang đi theo con đường đó. Italy đã dừng được đà suy thoái kinh tế. Tây Ban Nha, nơi mà thị trường bất động sản và việc làm tồi tệ nhất trong số các nước phương Tây, đang bắt đầu phục hồi.
Vào tháng 7-2012, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã cam kết mua số lượng không hạn chế trái phiếu chính phủ của bất kỳ quốc gia thành viên nào gặp khó khăn về tài chính. Mặc dù chưa phải thực hiện điều cam kết này, nhưng việc ECB sẵn sàng hành động đã khiến lãi suất trái phiếu giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, việc kinh tế Italy và Tây Ban Nha chấm dứt suy thoái có thể khiến các nước này bị mất đi phần nào các khoản tín dụng hào phóng từ ECB. Bên cạnh đó, có một thực tế là còn nhiều khó khăn ở các nước là "nạn nhân" của khủng hoảng. Tại Italy, tỷ lệ thất nghiệp đã tăng lên 12,7%, trong đó tỷ lệ thanh niên thất nghiệp lên tới 42%, còn nợ công hiện lên tới hơn 130% GDP, tốc độ phi công nghiệp hóa ở mức đáng báo động, chi phí cho một đơn vị lao động tăng 23% trong 10 năm, tính đến hết năm 2011.
Thêm vào đó, một vấn đề nữa là các nền kinh tế châu Âu đang phân hóa nhanh chóng. Các nền kinh tế Bắc Âu (trừ Pháp) đang mạnh lên, và các nước châu Âu ven bờ Địa Trung Hải đang suy yếu hơn. Năng suất cao hơn cùng chi phí vốn thấp hơn ở các nền kinh tế phía Bắc đang đẩy các quốc gia ven Địa Trung Hải vào thế nguy cấp.
Chỉ một ngày sau khi ông Barosso tuyên bố rằng cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone đã qua, ECB lại cho rằng còn quá sớm để khẳng định rằng mọi khó khăn đã qua. Cùng với đó, khi lãi suất trái phiếu giảm, các nước sẽ thiếu đi động lực cải cách kinh tế. Và một khi sự phân hóa kinh tế vẫn tiếp tục thì sự bền vững lâu dài của khu vực khó có thể được bảo đảm.
P. Thùy
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Tỉ lệ bồi thường quá thấp, có nên bắt buộc mua bảo hiểm xe máy?
- ·Sunshine Group: ‘Cuộc đổ bộ’ lần 2 vào thị trường địa ốc
- ·Những ý tưởng trang trí nhà vườn siêu độc bạn nên kham khảo
- ·Phong thủy: Cửa chính chọn hướng nào để gia vận vượng phát?
- ·PM to visit Laos, co
- ·Mua bán đất ở Cần Giờ, chậm 3 ngày bỏ túi thêm 1 tỷ
- ·Những hình ảnh không thể quên của BĐS năm 2016
- ·Nhà cấp 4 cũ kỹ lột xác thành nhà xanh mướt, đẹp lung linh
- ·Mỹ chính thức cấm các thiết bị điện tử trên chuyến bay từ Trung Đông
- ·23/4 mở bán căn hộ cao cấp Northern Diamond
- ·Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2023
- ·Trang trí nhà: Mang cả vườn hoa vào nhà nhờ chiêu cực đơn giản này
- ·Chuyên gia: Khó xây nhà xã hội 100 triệu đồng ở TP.HCM
- ·TP.HCM: ‘Khát’ nhà ở cho người trẻ
- ·Xe mô tô phân khối lớn tông container, nam thanh niên tử vong
- ·Căn hộ nhỏ xinh xắn và ấm cúng của bà mẹ đơn thân
- ·Thời tiết nồm ẩm: tuyệt chiêu giúp nhà khô ráo, thoáng mát
- ·Châu Âu muốn “tự lực cánh sinh”, Biden gặp khó khi đối phó với Nga
- ·Tiêu hủy trên 29.000 sản phẩm nhập lậu
- ·Trang trí nhà: Mang cả vườn hoa vào nhà nhờ chiêu cực đơn giản này