【tỉ số trận as roma】Giải pháp cho ngành chăn nuôi
Trước thách thức ngày càng lớn về biến động của thị trường,ảiphpchongnhchătỉ số trận as roma dịch bệnh, thiên tai diễn biến phức tạp đòi hỏi người dân của tỉnh phải mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình chăn nuôi gia súc, gia cầm, nhằm góp phần hạn chế rủi ro, duy trì và phát triển ổn định sản xuất cho gia đình.
Nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật mà đàn heo của nhiều người dân ở ấp Sơn Phú 1, xã Đại Thành, thị xã Ngã Bảy lớn nhanh, tiết giảm chi phí đáng kể.
Từ lâu, ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn của vùng đồng bằng sông Cửu Long nói chung, Hậu Giang nói riêng. Tuy nhiên, thời gian qua, ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm đầy tiềm năng này đã và đang tồn tại nhiều hạn chế như quy mô thả nuôi heo, gà, vịt còn nhỏ lẻ, chủ yếu nuôi theo hình thức quảng canh, hộ gia đình, cho nên các sản phẩm thịt, trứng cung ứng ra thị trường có sức cạnh tranh kém. Chưa kể là năm 2016 vừa qua, tình hình hạn hán, thiên tai, hạn mặn diễn ra khốc liệt làm ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi nhiều địa phương.
Tại buổi hội thảo về “giải pháp khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long” tổ chức ở Hậu Giang vào thời điểm cuối năm vừa qua, các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài tỉnh cho rằng ngành chăn nuôi của vùng đang đứng trước thời cơ và thách thức mới. Vì thế, cần phải đầu tư nghiên cứu và lựa chọn con giống khỏe, sản xuất và chế biến thức ăn đạt chất lượng để phục vụ ngành chăn nuôi tốt hơn. Mặt khác, người dân cần phải đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình nuôi, nhằm góp phần làm hạn chế rủi ro và duy trì phát triển ổn định.
Bà Nguyễn Kim Toàn, Giám đốc Hợp tác xã Toàn Thắng, chuyên chăn nuôi heo và cung cấp con giống, thức ăn, ở ấp Sơn Phú 1, xã Đại Thành, thị xã Ngã Bảy, cho biết: Vài năm gần đây, bên cạnh “tiếng thơm” cam sành, cá tra thì hoạt động chăn nuôi heo, gà ở địa phương bắt đầu phát triển mạnh, nhất là thoát khỏi cách nuôi truyền thống và hướng đến quy mô công nghiệp. Tiêu biểu là trong năm 2016, HTX đã có 25 thành viên tham gia, trong số đó có 10 thành viên mới, nâng tổng đàn heo lên trên 1.000 con/năm. Riêng, gia đình đã và đang đầu tư xây dựng chuồng trại, hầm xử lý chất thải để mở rộng quy mô chăn nuôi theo hướng tập trung.
Đến năm 2016, đàn heo của gia đình bà Toàn tăng lên khoảng 100 con, trong đó có 18 con heo nái, ước cung ứng ra thị trường 10 tấn heo hơi/năm, thu về lợi nhuận khoảng 100 triệu đồng. “Trước đây, tôi nuôi heo với quy mô ít, khoảng 20 con/năm và chủ yếu lấy công làm lời. Càng nuôi lâu tôi càng gắn bó với nghề và quyết định nuôi quy mô lớn để phát triển kinh tế gia đình. Song, trong quá trình nuôi, tôi rất quan tâm đến khâu chọn thức ăn công nghiệp, cách thức cho ăn đúng lúc, đúng cử và tiêm phòng dịch bệnh định kỳ để đàn vật nuôi khỏe mạnh, lớn nhanh, ít hao hụt. Tới đây, tôi có hướng sử dụng cách thức phối tinh nhân tạo để phát triển mạnh mô hình nuôi heo sinh sản. Với 18 con heo nái sẵn có, gia đình có thể cung ứng trên 180 heo con/năm”, bà Toàn chia sẻ thêm.
Còn ông Trịnh Hùng Cường, Chi cục phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, thông tin: Để thúc đẩy ngành chăn nuôi tỉnh nhà phát triển tốt hơn, thời gian tới, đơn vị sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến khích nhân rộng các mô hình chăn nuôi heo, gà trong nhà kính ở huyện Long Mỹ, Phụng Hiệp. Đồng thời mở các lớp tập huấn chăn nuôi heo, gia cầm và không ngừng chuyển giao khoa học công nghệ, nâng cao ý thức tiêm phòng dịch bệnh, lựa chọn thức ăn phù hợp với đàn vật nuôi, hạn chế rủi ro, tăng nguồn thu nhập cho gia đình.
Trong buổi hội thảo khoa học và công nghệ ở Hậu Giang gần đây, GS.TS Nguyễn Văn Thu, Trường Đại học Cần Thơ, nhận định: Cùng với tỉnh Tiền Giang, Long An, Sóc Trăng, Bến Tre thì vùng đất Hậu Giang có điều kiện tốt để phát triển ngành chăn nuôi tập trung. Tuy nhiên, trong bối cảnh thời tiết bất lợi như hiện nay, địa phương cần đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến để phát triển những mô hình chăn nuôi mới, đáp ứng theo dây chuyền công nghiệp nhà kính, có đầu tư hệ thống xử lý chất thải biogas, hạn chế gây ô nhiễm môi trường xung quanh.
“Trước hết, phải ưu tiên quản lý và kiểm soát tốt dịch bệnh, tăng cường lai tạo và lựa chọn ra con giống khỏe, phát triển nhanh, ít bệnh, chất lượng thịt đạt yêu cầu để tiêu thụ tốt trên thị trường. Ngoài ra, cần có những cơ chế chính sách phù hợp, mở lối và thu hút công ty, doanh nghiệp đến thu mua và bao tiêu sản phẩm, nhằm tạo chuỗi sản xuất liên hoàn từ khâu chăn nuôi đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm, theo hướng bền vững, sức cạnh tranh cao”, GS.TS Nguyễn Văn Thu nhấn mạnh.
Bài, ảnh: CHÍ CÔNG
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Kỷ luật 163 đảng viên, 2 tổ chức đảng
- ·Cục Thuế TPHCM: Tổ chức hỗ trợ quyết toán thuế TNCN vào giữa tháng 3
- ·Danh ca Hương Lan: '36 năm bên nhau, tôi và ông xã vẫn như vợ chồng son'
- ·Thủ tướng gặp Tổng thống Philippines bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN
- ·Bước ngoặt lịch sử ở cơ quan điều hành hệ thống điện
- ·Tháng 5/2019, giá lợn hơi trong nước giảm do dịch ASF
- ·Phẫu thuật thành công đóng đinh nội tủy bệnh nhân gãy 2 xương cẳng chân phức tạp
- ·Bãi bỏ một số quy định trong lĩnh vực thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- ·Lũ quét, sạt lở đất: Làm gì để phòng tránh?
- ·David Beckham
- ·Công ty cổ phần Chương Dương bị xử phạt do công bố thông tin sai lệch
- ·Bộ trưởng Trần Tuấn Anh làm việc với Bộ trưởng METI và Chủ tịch JETRO
- ·Công bằng, minh bạch trong mua sắm công
- ·Khai trương tàu thủy cao tốc tuyến Vũng Tàu đi Côn Đảo chỉ còn 3 giờ
- ·Ngày 5/1: Giá bạc giảm nhẹ phiên cuối tuần
- ·NSND Tạ Minh Tâm, Quang Hà chấm dàn hot boy, hot girl gen Z thi hát
- ·Thị trường chứng khoán: Cẩn trọng trong đà tăng tuần mới
- ·Thực phẩm chức năng Beta
- ·Khắc phục những sai sót trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- ·Hà Nội: xử phạt hơn 300 triệu đồng các cơ sở vi phạm trong lĩnh vực y dược và thực phẩm