【chelsea vs man city trực tiếp】Hà Nội được tăng một Phó chủ tịch HĐND
Phiên họp thứ 53 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. |
100% thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí với đề xuất của Chính phủ,àNộiđượctăngmộtPhóchủtịchHĐchelsea vs man city trực tiếp trình cấp có thẩm quyền và Quốc hội xem xét quyết định việc tăng số lượng đại biểu chuyên trách của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội.
Chiều 22/2, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về quy định số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026.
Tờ trình nêu rõ, Thủ đô Hà Nội có vị trí, vai trò quan trọng được quy định cụ thể trong Hiến pháp năm 2013, Luật Thủ đô năm 2012; đồng thời có quy mô, diện tích, số lượng đơn vị hành chính và phải triển khai nhiều nhiệm vụ chính trị quan trọng được Trung ương giao nên Chính phủ cho rằng cả hệ thống chính trị, bộ máy chính quyền của thành phố phải đủ mạnh để triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải quyết các công việc hiệu quả, đảm bảo chất lượng.
Theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã được sửa đổi, bổ sung năm 2019 thì HĐND cấp tỉnh được bố trí tối đa là 10 đại biểu hoạt động chuyên trách và Luật không có quy định về Ủy viên hoạt động chuyên trách tại các Ban của HĐND cấp tỉnh.
Chính phủ đề nghị trong nhiệm kỳ 2021-2026, tại thành phố Hà Nội được bố trí chức danh và số lượng đại biểu HĐND quận, huyện, thị xã và đại biểu HĐND xã, thị trấn hoạt động chuyên trách theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã được sửa đổi, bổ sung năm 2019.
HĐND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2016-2021 có tổng số 18 đại biểu hoạt động chuyên trách trên tổng số 105 đại biểu. Nhiệm kỳ 2021-2026, Chính phủ đề nghị bố trí tổng số 19 đại biểu hoạt động chuyên trách, trong đó, 3 đại biểu là lãnh đạo HĐND thành phố (gồm Chủ tịch và 2 Phó Chủ tịch); mỗi Ban của HĐND thành phố bố trí 4 đại biểu (gồm Trưởng ban, 2 Phó Trưởng ban và 1 Ủy viên hoạt động chuyên trách).
Như vậy, so với quy định của Luật, số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách tại HĐND thành phố Hà Nội tăng thêm 9 đại biểu (trong đó, tăng 1 Phó Chủ tịch HĐND, 4 Phó Trưởng ban và 4 Ủy viên hoạt động chuyên trách tại 4 Ban của HĐND) còn so với số lượng hiện tại thì chỉ tăng thêm một người.
Tại báo cáo thẩm tra sơ bộ, Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, Thường trực Ủy ban cơ bản tán thành với kiến nghị, đề xuất của Chính phủ về việc bố trí số lượng, chức danh đại biểu hoạt động chuyên trách của HĐND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026 và trong suốt giai đoạn thực hiện thí điểm mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 97/2019/QH14.
Tuy nhiên, Thành phố Hà Nội thí điểm thực hiện mô hình chính quyền đô thị theo hướng không tổ chức HĐND ở các phường thuộc quận và thị xã nên nhiều nhiệm vụ của HĐND phường được chuyển lên cho chính quyền địa phương ở quận, thị xã và cấp thành phố. Do đó, Ủy ban Pháp luật đề nghị Hà Nội có phương án sắp xếp, bố trí đủ số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách cần thiết cho HĐND các quận và thị xã Sơn Tây trong nhiệm kỳ 2021-2026.
Một vấn đề nữa theo tờ trình của Chính phủ là ngoài chế độ lương theo ngạch bậc như đối với công chức thì Ủy viên hoạt động chuyên trách tại các Ban của HĐND thành phố được hưởng thêm phụ cấp trách nhiệm bằng 0,6 lần mức lương cơ sở (được cân đối trong dự toán ngân sách chi cho hoạt động của HĐND thành phố).
Theo Uỷ ban Pháp luật, đây là chức danh mới chưa được quy định, đồng thời chưa nằm trong hệ thống thang, bảng lương. Dự thảo Đề án các chức danh, chức vụ tương đương từ trung ương đến cơ sở và dự thảo Đề án cải cách tiền lương do Ban Tổ chức Trung ương đang chuẩn bị cũng chưa có quy định về vị trí và mức lương dành cho chức danh này.
Vì vậy, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ và các cấp có thẩm quyền nghiên cứu, sớm có đề xuất cụ thể về lương, phụ cấp và chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp đối với chức danh Ủy viên hoạt động chuyên trách tại Ban của HĐND thành phố Hà Nội (và cả TP.HCM).
Thường trực Ủy ban Pháp luật cũng cho rằng, việc bố trí các chức danh đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách tại thành phố Hà Nội khác với quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã được sửa đổi, bổ sung năm 2019. Do đó để bảo đảm có cơ sở chính trị vững chắc, cơ quan thẩm tra đề nghị Đảng đoàn Quốc hội báo cáo Bộ Chính trị về vấn đề này trước khi trình Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ 11 (sẽ diễn ra cuối tháng 3/2021).
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Cứu con tôi với, cho về thì nó chết mất!
- ·Xem xét kiểm toán về gói tín dụng 30.000 tỷ đồng
- ·Hơn 5.300 tỷ đồng cho Dự án cầu cạn đoạn Mai Dịch
- ·“Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch Covid
- ·Không tiền thì chết, bệnh đâu có chờ mình kiếm tiền
- ·Tuyển Việt Nam sẽ có thêm 3 điểm ?
- ·Khó khăn thu ngân sách cuối năm
- ·Toàn tỉnh có hơn 285 cộng tác viên thể thao
- ·Doanh nghiệp có được đặt trụ sở tại chung cư?
- ·Khởi tố 5 cầu thủ CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh ‘bay lắc’ trong khách sạn
- ·Xót cảnh người đàn ông tàn tật nguy cơ cắt nốt chân còn lại
- ·Khởi tố 5 nguyên Giám đốc và Phó Giám đốc trong Dự án đường cao tốc Đà Nẵng
- ·Thừa Thiên Huế: Phát hiện hơn 1.100 sản phẩm hàng hóa có dấu hiệu giả mạo
- ·Nghỉ học phòng, chống dịch Covid
- ·Trao hơn 34 triệu đồng đến bé Giàng Thị Liễu bị bỏng lửa
- ·Trải nghiệm cần thiết cho billiards Hậu Giang
- ·Đồng thuận với việc ra đời Nghị định đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế
- ·The Coffee House nói gì về vụ vỡ kính khiến nữ bác sĩ bị liệt nửa người?
- ·Chỉ để lại di chúc miệng nên các con khó nghe lời
- ·Miễn cước chuyển hàng và tiền ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng cơn bão số 10