【kqbd d】Khủng hoảng ở Syria: Đối đầu Nga
Trong khi giao tranh nổ ra ở Syria thì một “cuộc chiến” khác quyết định số phận Syria đang diễn ra căng thẳng ở Liên Hiệp Quốc (LHQ) giữa Nga,ủnghoảngởSyriaĐốiđầkqbd d Trung Quốc với các nước phương Tây và các nước Ả Rập.
Lính quân đội Syria đào ngũ gia nhập lực lượng nổi dậy là Quân đội giải phóng Syria |
Ngoại trưởng Mỹ, Pháp và Anh cùng các nhà ngoại giao các nước Ả Rập đã đông đảo “tụ hội quần hùng” tại New York hầu gây áp lực lên Hội đồng Bảo an LHQ thông qua một dự thảo nghị quyết lên án bạo lực ở Syria do các nước này bảo trợ, nhưng xem chừng “một thất bại mới lại được loan báo ở New York” như báo Le Point của Pháp viết.
Ngày 1-2, Nga và Trung Quốc một lần nữa lên tiếng phản đối dự thảo nghị quyết này.
Interfax dẫn lời đại sứ Nga tại Liên minh châu Âu (EU) Vladimir Chizhov nhấn mạnh dự thảo nghị quyết này sẽ không thể được thông qua nếu không có điều khoản loại bỏ khả năng can thiệp quân sự từ nước ngoài vào Syria. Tân Hoa xã dẫn lời đại sứ Trung Quốc tại LHQ Lý Bảo Đông tuyên bố Bắc Kinh chống lại “việc thay đổi chế độ bằng vũ lực” ở Syria.
Không chỉ có Syria
Theo giới quan sát, Matxcơva và Bắc Kinh không muốn “kịch bản Libya” được lặp lại ở Syria: Hội đồng Bảo an thông qua nghị quyết lập vùng cấm bay để bảo vệ thường dân, và NATO đã sử dụng nó như là “giấy phép” tấn công Libya. “Thay đổi chế độ không phải là nghề của chúng tôi - Ngoại trưởng Nga Lavrov tuyên bố - Quyết định đó thuộc về người dân Syria”. Nhiều khả năng Hội đồng Bảo an sẽ không thể bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết trước ngày 3-2.
Giới quan sát nhận định không khó hiểu tại sao Nga bảo vệ Syria. Mỗi năm Nga kiếm được hàng tỉ USD tiền bán vũ khí cho chính quyền Syria. Thủ tướng Nga Vladimir Putin, sẽ tranh cử tổng thống vào tháng 3 tới, muốn khẳng định với người dân rằng Nga đã lấy lại vị thế siêu cường. Tuy nhiên, cuộc đối đầu Nga, Trung Quốc với phương Tây và Ả Rập còn có nguyên nhân sâu xa hơn.
Báo Daily Star dẫn lời chuyên gia Michel Nehme thuộc Đại học Quốc tế (Libăng) nhận định: Trên bình diện khu vực, Syria là “giai đoạn một” của cuộc chiến chống Iran. Syria chính là đồng minh quan trọng nhất trong khu vực của Iran. Vua Saudi Arabia Abdullah từng nhận định: “Chính quyền (tổng thống Syria) Bashar al-Assad sụp đổ thì Iran sẽ bị suy yếu nghiêm trọng”.
Giáo sư Bessma Momani thuộc Viện Brookings (Mỹ) cho rằng Nga và Trung Quốc sẽ không chấp nhận đánh mất quan hệ kinh tế quan trọng với Iran. Do đó Matxcơva và Bắc Kinh phải ngăn chặn nguy cơ phương Tây và các nước Ả Rập tái lập “kịch bản Libya” ở Syria.
Chế độ al-Assad không dễ đổ
Giới quan sát phương Tây nhận định kể cả khi Hội đồng Bảo an thông qua nghị quyết lên án Syria thì chính quyền al-Assad vẫn sẽ không dễ sụp đổ.
Khi bầu cử tổng thống đang đến gần, Mỹ không có đủ ý chí chính trị để lập vùng cấm bay và đánh bom Syria. Washington cho rằng các biện pháp trừng phạt và ngoại giao hiện có thể thuyết phục Iran ngừng chương trình hạt nhân gây tranh cãi của mình, bởi lẽ như đánh giá của giám đốc tình báo quốc gia Mỹ James Clapper, các nhà lãnh đạo Iran đang hành động theo “cách tiếp cận chi phí/lợi nhuận”.
Cuộc nội chiến đã diễn ra tại Syria với sự hỗ trợ tài chính và vũ khí của Mỹ và châu Âu, nhưng xem ra chẳng một chiến thắng nào có thể sớm xuất hiện. Lực lượng nổi dậy ở Syria hiện khá tản mát, có nhiều mâu thuẫn về chính trị, sắc tộc... và không có một chỉ huy quân sự thống nhất.
Với dự thảo nghị quyết trình LHQ, không khó để thấy Liên đoàn Ả Rập (AL) muốn áp dụng “kịch bản Yemen” với Syria: Tổng thống Ali Abdullah Saleh từ chức, chuyển giao quyền lực cho cấp phó, lập chính phủ đoàn kết dân tộc... Tuy nhiên, giải pháp này không khả thi. Hoàn cảnh của ông Saleh rất khác ông al-Assad. Saleh hầu như bị cả trong và ngoài ép phải chấp nhận giải pháp do Tổ chức Hợp tác vùng Vịnh (GCC) đặt ra. Al-Assad có Iran và Nga hậu thuẫn.
Saleh chủ yếu nắm được một số lực lượng vũ trang như vệ binh cộng hòa, an ninh và một phần quân đội. Nhưng cả một sư đoàn chính quy án ngữ tại thủ đô đã chống lại chế độ ngay từ đầu cuộc phản kháng. Trong khi đó, al-Assad vẫn giữ được sự trung thành của an ninh, tình báo, quân đội và hệ thống quan chức cao cấp từ tỉnh, thành đến trung ương.
Yemen chịu áp lực thật sự, trực tiếp và nhất quán từ phía GCC - một khối thống nhất quan điểm, có thực lực kinh tế tài chính. Còn Syria thì đối phó với AL - tổ chức khu vực lớn hơn, nhưng chỉ là một thực thể không có sự thống nhất và sức mạnh thật sự. Syria lại có vị thế đáng kể tại AL và dày dạn kinh nghiệm ứng phó với tổ chức này. Do đó, “kịch bản Yemen” sẽ vô dụng tại Syria. Cuộc xung đột chính trị - vũ trang tại Syria không thể sớm ngã ngũ.
(Theo TTO)
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Quốc lộ 5 nằm với rác!
- ·Sau tăng tỷ giá 1%, giá bán USD cách trần 140 đồng
- ·Lãi suất tăng nhẹ, dòng tín dụng chảy đều hơn
- ·Tính trước cho quả vải
- ·World Cup 2018: Dàn người tình bốc lửa của 10 cầu thủ giàu nhất thế giới
- ·Cơ hội bứt phá cho cộng đồng khởi nghiệp lĩnh vực AI
- ·Tính năng AI gây tranh cãi của Microsoft phát hành thử nghiệm vào tháng 10
- ·Hà Nội: 100% công chức, viên chức hoàn thành cài đặt iHanoi xong trước 30
- ·Bạn có chắc mình đã hiểu thế nào là 'đường cao tốc'?
- ·Đến thời “lãi suất không còn là vấn đề”?
- ·Chồng thoái hóa khớp, vợ ung thư, cầu cứu để con được đi học
- ·Tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ trong phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao
- ·Thượng tướng Lương Tam Quang làm Ủy viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số
- ·Tiêu thụ vải chưa thể "trông" vào thị trường Mỹ, Australia
- ·Hyundai Lê Văn Lương tặng quà Trung tâm công tác xã hội tỉnh Hòa Bình
- ·Người Việt chi gần 150.000 tỷ để mua sắm online
- ·Hơn 43% hệ thống thông tin chưa triển khai đầy đủ phương án đảm bảo an toàn
- ·Bắc Ninh: Nâng cao hiệu quả hoạt động Tổ Công nghệ số cộng đồng
- ·Chuyện tình cảm động của chàng trai liệt tứ chi
- ·FTA Việt Nam – Hàn Quốc: Nông sản hưởng lợi