会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【xem ket qua bong đa】Ra mắt bản đồ thế giới đầu tiên về diện tích rừng Trái Đất!

【xem ket qua bong đa】Ra mắt bản đồ thế giới đầu tiên về diện tích rừng Trái Đất

时间:2024-12-23 18:14:52 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:348次

Các nhà khoa học Mỹ đã dựng thành công một bản đồ với độ phân giải cao theo dõi những thay đổi của diện tích rừng trên Trái Đất trong thế kỷ 21.


Bản đồ về diện tích rừng Trái Đất.
 

Bản đồ cung cấp một cái nhìn tổng thể hệ thống rừng toàn cầu đồng thời là một công cụ hữu hiệu giúp các chính phủ quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá.

TheắtbảnđồthếgiớiđầutiecircnvềdiệntiacutechrừngTraacuteiĐấxem ket qua bong đao nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Science ngày 14-11, một nhóm các chuyên gia đến từ Đại học Maryland, tập đoàn công nghệ Google và Chính phủ Mỹ đã hợp tác xây dựng bản đồ dựa trên hình ảnh vệ tinh chụp bề mặt Trái Đất ở độ phân giải 30m.

Nghiên cứu cho thấy trong khoảng thời gian từ 2000-2012, có khoảng 2,3 triệu km2rừng trên Trái Đất đã biến mất, gần bằng diện tích của Argentina, trong khi chỉ có khoảng 0,8 triệu km2được phủ xanh trở lại.

Indonesia là nước có tốc độ mất rừng tăng nhanh nhất, tăng hơn 50% lên tới 20.000 km2/năm vào thời điểm năm 2011.

Tuy nhiên, Brazil lại là quốc gia có diện tích rừng mất đi hàng năm lớn nhất, giảm tới 50% từ mức 40.000km2của năm 2002 xuống còn 20.000km2vào năm 2010.

Chủ nhiệm công trình, Giáo sư chuyên ngành địa lý Matthew Hansen của Đại học Maryland cho biết đây là tấm bản đồ về thay đổi mật độ rừng đầu tiên nhất quán trên toàn cầu và chi tiết từng khu vực.

Nhóm nghiên cứu cho biết thông qua tấm bản đồ mới, mọi quốc gia sẽ có thể tiếp cận một bộ dữ liệu đồ sộ bao gồm những thông tin nền tảng, thống nhất và rõ ràng liên quan tới những vấn đề nghiêm trọng về môi trường.

Những vấn đề đó bao gồm: nguyên nhân gây ra thay đổi trong mật độ rừng, tình trạng của các khu rừng tự nhiên trên thế giới, những mối đe dọa đến từ việc thay đổi diện tích rừng, ảnh hưởng từ những nỗ lực ngăn chặn mất rừng...

Theo giáo sư Hansen, việc xây dựng bản đồ rừng xuất phát từ nhận thức rằng sự biến mất hoặc tái sinh của các khu rừng có ảnh hưởng nghiêm trọng tới nhiều khía cạnh trong hệ sinh thái bao gồm khí hậu, lượng carbon trong khí quyển, đa dạng sinh học và nguồn nước.

Bên cạnh đó, giới khoa học cho đến nay vẫn chưa đưa ra được một hệ thống dữ liệu chi tiết, chính xác và sẵn sàng về những thay đổi của hệ thống rừng từ cấp địa phương tới toàn cầu.

Trong một diễn biến liên quan, chính quyền Brazil cùng ngày dẫn dữ liệu vệ tinh trong 12 tháng tính đến tháng 7-2013 cho biết nạn phá rừng tại khu vực rừng nhiệt đới Amazon đã tăng 28% so với năm 2012.

Tổng số đất rừng bị xâm lấn tại khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới là 5.843km2, gần tương đương diện tích bang Delaware của nước Mỹ. Đây là con số thấp thứ hai kể từ khi Brazil triển khai chiến dịch theo dõi hoạt động phá rừng qua vệ tinh.

Theo chính phủ nước này, hoạt động phá rừng chủ yếu xuất phát từ việc mở rộng canh tác của nông dân và các kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng lớn.

(Theo TTXVN)

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • UBS muốn chính phủ bảo lãnh 6 tỷ USD nếu mua Credit Suisse
  • Ngập tràn khuyến mại tại WinMart chào mừng Quốc tế thiếu nhi
  • Xe hàng ùn ùn sang Trung Quốc, tiền bán sầu riêng tăng vọt 573%
  • Thủ tướng: Thương hiệu là cam kết về phát triển bền vững để Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên Xanh
  • Máng xối Green BM: Giải pháp bảo vệ cho ngôi nhà an toàn mùa mưa
  • Nhiều mặt hàng 'nhóm tỷ USD' đi xuống, xuất khẩu khối FDI giảm 6,6%
  • Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 9/2024
  • Giá xăng dầu hôm nay 13/3/2023: Xăng trong nước chiều nay tăng hay đứng yên?
推荐内容
  • Ngành Giáo dục và Đào tạo Long An nỗ lực, phấn đấu trong sự nghiệp trồng người
  • Giá gạo thế giới lao dốc, gạo Việt trụ vững ở đỉnh
  • Ngân hàng Nhà nước lập đường dây nóng, xử lý trường hợp 'ép' khách mua bảo hiểm
  • Giá vàng trong nước và thế giới cùng giảm
  • Quy mô kinh tế Internet Việt Nam có thể đạt 49 tỷ USD vào năm 2025
  • Phê duyệt Đề án Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo đến năm 2030